Đất rừng phòng hộ có được bồi thường không? (Theo QĐ mới nhất)
Khi có quyết định thu hồi, đất rừng phòng hộ có được bồi thường không luôn được cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất quan tâm. Quy định về điều kiện và mức bồi thường cụ thể ra sao?
Theo quy định tại Điều 3 Luật đất đai 2013 thì Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. Như vậy, dựa trên giá trị thực tế và hiện trạng đất, Nhà nước sẽ có phương án bồi thường phù hợp với từng loại đất khi có quyết định thu hồi. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào bị thu hồi, người sử dụng đất cũng được bồi thường.
Các trường hợp thu hồi đất không được bồi thường
Theo quy định tại Điều 82 Luật Đất đai 2013, Nhà nước không bồi thường trong những trường hợp thu hồi đối với các trường hợp sau:
- Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định;
- Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
- Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
- Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
- Đất nhận khoán để sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
- Đất được Nhà nước giao để quản lý;
- Đất thu hồi trong các trường hợp do vi phạm pháp luật về đất đai
Cụ thể, đối với bồi thường tài sản trên đất sẽ không được áp dụng khi thuộc trường hợp được quy định tại điều 92 Luật Đất đai 2013:
- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
- Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
- Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.
Như vậy, nếu đất rừng phòng hộ sử dụng thuộc một trong các trường hợp kể trên thì sẽ không được nhận bồi thường từ Nhà nước theo các quy định hiện hành. Ngoài các trường hợp này, nếu đất rừng phòng hộ thỏa mãn các điều kiện tại điều 75 Luật Đất đai 2013 (tương tự như thu hồi đất có bằng khoán) thì sẽ được nhận khoản bồi thường luật định. Trong đó, đặc biệt chú ý đến trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm. Do đó, nếu xét thấy đủ điều kiện cấp sổ đỏ cho rừng phòng hộ, cá nhân và hộ gia đình nên tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận để đảm bảo quyền lợi.
Đất rừng phòng hộ được bồi thường như thế nào khi thu hồi
Từ Điều 76 – 81 Luật Đất đai 2013 và nội dung hướng dẫn tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP đã chỉ rõ các hình thức bồi thường tương ứng với những trường hợp cụ thể như sau:
Bồi thường về những thiệt hại tài sản
Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản; Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.
Các khoản Hỗ trợ khi bị thu hồi đất
- Hỗ trợ đời sống và sản xuất quy định tại Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở (Điều 84)
- Hỗ trợ tái định cư với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở (Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP)
- Hỗ trợ khác (Điều 23,24,25 Nghị định 47/2014/NĐ-CP) nhằm bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và công bằng đối với người có đất thu hồi.
Trên đây là một vài quy định giải đáp thắc mắc đất rừng phòng hộ có được bồi thường không. Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất rừng phòng hộ nên tham khảo để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Xem thêm: