Đất công nghiệp là gì? Đặc điểm và các loại hình khu công nghiệp

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Đất công nghiệp được xem là một trong những yếu tố cốt lõi phục vụ cho sự phát triển chung của ngành công nghiệp. Vậy đất công nghiệp là gì? Ở nước ta có những loại hình khu công nghiệp nào? Chúng có những vai trò và tác động ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết ngay sau đây nhé.

Đất công nghiệp là gì? Đặc điểm và các loại hình khu công nghiệp 1

Đất công nghiệp là gì?

Đất công nghiệp (hay đất khu công nghiệp) là phần đất dành riêng cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu sản xuất kinh doanh tập trung.

Trong phân loại đất đai theo quy định của pháp luật Việt Nam (Mới nhất) thì đất công nghiệp nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp và cụ thể hơn là nhóm đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Mặc dù không được phân chia ra như đất nông nghiệp nhưng pháp luật về đất đai hiện hành vẫn đảm bảo các pháp lý đầy đủ và chi tiết trong quá trình sử dụng, khai thác nó.

Đất công nghiệp là gì? Đặc điểm và các loại hình khu công nghiệp 2

Khi muốn đầu tư phát triển vào đây phải tìm hiểu rõ các chính sách, quy định, quy chế của Nhà nước trước khi đưa ra quyết định. Vì tính chất đặc biệt cũng như vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội nên Nhà nước quản lý rất chặt chẽ các vấn đề liên quan. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh trên đất công nghiệp đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật. Nếu không tìm hiểu rõ ngay từ đầu thường sẽ gây bất lợi cho nhà đầu tư.

Đặc điểm của đất khu công nghiệp

Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý rõ ràng, có điều kiện phát triển triển tự nhiên và cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ. Các quyết định thành lập khu công nghiệp sẽ do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ đưa ra quyết định.

Điểm khác biệt của khu công nghiệp so với điểm công nghiệp là không có dân cư sinh sống trong khu vực này. Hay nói đơn giản hơn thì khu công nghiệp sẽ độc lập, tách rời với khu dân cư. Đây được xem là một trong những đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung. Trong khi đó, điểm công nghiệp sẽ nằm cùng các khu dân cư sinh sống tại đây.

Khu công nghiệp bao gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao và có quy mô tương đối lớn từ 50ha đến vài trăm ha. Nơi đây cũng tập trung nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp phục vụ cho tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu với chi phí sản xuất thấp. Nhà nước cũng có nhiều chính sách ưu tiên nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện cho các khu công nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.

Đất công nghiệp là gì? Đặc điểm và các loại hình khu công nghiệp 3

Việc xây dựng, phát triển và mở rộng các khu công nghiệp nước ta được xem là định hướng quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khu công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò là nhân tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Các loại hình khu công nghiệp hiện nay ở nước ta

Các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau mà phân chia thành nhiều nhóm, loại hình khu công nghiệp. Để tìm hiểu rõ về các loại hình này đòi hỏi phải tổng hợp nhiều kiến thức chuyên sâu và cần thời gian để nghiên cứu và hiểu được. Ở đây, chúng ta chỉ kể tên các loại hình khu công nghiệp phổ biến mà nhiều người thường biết đến như hiện nay.

1. Khu chế xuất

Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành riêng cho việc sản xuất, chế biến các sản phẩm phục vụ chủ yếu cho việc xuất khẩu ra nước ngoài. Hoặc là của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu ở khu vực đó với nhiều ưu đãi khác nhau từ thuế, giá cả mặt bằng và các thủ tục hành chính cũng được đơn giản hóa. Khu chế xuất có vị trí và ranh giới xác định từ trước, có cơ sở hạ tầng hoàn thiện và không có dân cư sinh sống tại đây.

Đất công nghiệp là gì? Đặc điểm và các loại hình khu công nghiệp 4

2. Khu công nghiệp liên hợp

Các xí nghiệp trong khu công nghiệp này được liên hợp hóa dây chuyền công nghệ, dây chuyền sản xuất bổ trợ cho nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng. Lấy ví dụ như khu công nghiệp tập trung các nhà máy luyện kim kèm theo các công trình phụ trợ về năng lượng, xây dựng, sử dụng chất phế thải.

Đất công nghiệp là gì? Đặc điểm và các loại hình khu công nghiệp 5

3. Khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành

Với loại hình này sẽ tập trung các xí nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhưng phải có những tính chất liên quan và hợp tác chặt chẽ trong sản xuất.

Đất công nghiệp là gì? Đặc điểm và các loại hình khu công nghiệp 6

4. Khu công nghiệp tổng hợp chuyên ngành

Loại hình khu công nghiệp này khác với khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành ở chỗ tập trung các xí nghiệp thuộc một hoặc một số ít ngành liên quan với nhau và sản xuất ra cùng một loại sản phẩm. Lấy ví dụ như xí nghiệp công nghiệp hóa chất và công nghiệp hóa dầu, xí nghiệp công nghiệp cơ khí và thiết bị cơ khí, xí nghiệp công nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng.

Đất công nghiệp là gì? Đặc điểm và các loại hình khu công nghiệp 7

Vai trò của đất công nghiệp và khu công nghiệp

Đất công nghiệp được xem là nhân tố chính quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp nước ta. Đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay thì đất công nghiệp càng được đánh giá cao và nhận được sự quan tâm lớn.

Đất công nghiệp phục vụ cho việc trồng các loại cây công nghiệp, sản xuất ra nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, là nguyên liệu của ngành công nghiệp gốm sứ, là nơi xây dựng các khu công nghiệp như ngày nay. Đất công nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Mọi người cần phải nâng cao ý thức trong quá trình sử dụng, sản xuất công nghiệp nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên một cách hiệu quả nhất. Đồng thời không vi phạm các quy định pháp luật về đất đai hiện hành.

Còn khu công nghiệp, việc thành lập khu công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích phát triển sản xuất công nghiệp để xuất khẩu, kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài, sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, giải quyết việc làm cho lao động trong nước, hỗ trợ giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế trong nước...

Xem thêm: