Đại dịch Covid-19: đầu tư vào đâu để sinh lời an toàn?
Trước những tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế trong và ngoài nước, đã đến lúc nhà đầu tư cần có cái nhìn và sự nghiên cứu nghiêm túc rằng nên đầu tư vào đâu giữa đại dịch Covid-19 để đảm bảo khả năng sinh lợi an toàn?
Đối với các nhà đầu tư, việc chịu sự chi phối từ các yếu tố tác động khách quan không hiếm trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, dưới góc độ của một đại dịch, Covid-19 thực sự đang gây ra những “xáo trộn” không hề nhỏ và có khả năng diễn ra trong thời gian dài, bởi lẽ, việc vực dậy cả nền kinh tế sau những tổn thất không thể là câu chuyện của ngày một ngày hai.
fThời điểm này, nhà đầu tư đang phụ thuộc rất lớn vào diễn biến chung. Do đó, tâm lý giữ tiền thoạt nghe có vẻ hợp lý nhưng xét về góc độ lợi nhuận không hẳn là phương án hay, trong khi vẫn có thể chuyển hướng sang những lựa chọn hiệu quả hơn.
Việc quyết định đầu tư gì trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ có thể gọi là bước đi đầy thận trọng của các cá nhân, cần phải xem xét và đánh giá dưới nhiều góc độ của nền kinh tế nói chung, từng lĩnh vực nói riêng.
Kinh tế Việt Nam ảnh hưởng như thế nào từ Covid-19
Trong buổi họp báo diễn ra vào đầu tháng 03/2020, ông Mai Tiến Dũng - người phát ngôn của Chính Phủ đã đặc biệt nhấn mạnh đến những khó khăn và sự sụt giảm chi tiêu rõ rệt của nền kinh tế chỉ trong 2 tháng đầu năm - sau thời điểm bùng phát dịch không lâu.
Vào thời điểm dịch chính thức xuất hiện tại Trung Quốc, hai ngành kinh tế chịu ảnh hưởng đầu tiên của Việt Nam là xuất khẩu nông sản và du lịch. Covid-19 có dấu hiệu lan rộng và tăng nhanh trên nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu - đều là những đối tác quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư đã dự trù hai kịch bản tăng trưởng:
- Nếu trong quý 1 dịch bệnh được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ đạt khoảng 6,27%.
- Nếu dịch bệnh đến quý 2 mới được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo chỉ đạt 6,09% .
Trước thời điểm các biện pháp hạn chế du lịch được ban hành, đã có đến hơn 640 ngàn du khách Trung Quốc đến Việt Nam, tăng hơn 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sau lệnh ngưng tất cả các chuyến bay đến và đi Trung Quốc, cấp visa cho khách Trung Quốc hoặc khách nước ngoài từng đến Trung Quốc,... con số trên đã có sự sụt giảm đáng kể. Theo số liệu mà ông Mai Tiến Dũng công bố, lượng khách của khách sạn giảm 60-70%, ngành du lịch ước tính thiệt hại khoảng 7 tỷ USD do đại dịch Covid-19 gây ra.
Tính đến 6h sáng ngày 26/03/2020, Việt Nam có tất cả 148 ca nhiễm bệnh. Các ngành như điện tử, may mặc, giày da, cơ khí,... thời điểm này cũng đang dần cho thấy sự ảnh hưởng nghiêm trọng vì thiếu hụt lao động, gián đoạn hoạt động của nhiều cơ sở kinh doanh, giải trí tại nhiều địa phương trên cả nước và hoạt động giáo dục.
Có thể thấy, những động thái không mấy tích cực của nền kinh tế đang khiến nhà đầu tư cảm thấy lo ngại, loay hoay trong việc tìm ra giải pháp. Nguy cơ càng thể hiện rõ nét khi Covid-19 được cảnh báo sẽ khiến kinh tế nhiều quốc gia lớn giảm tăng trưởng, suy thoái, và kéo theo nền kinh tế toàn cầu ảm đạm.
Kinh tế Việt Nam vốn không tồn tại một cách độc lập, sự phụ thuộc cũng như chịu sự chi phối lớn từ diễn biến kinh tế thế giới khiến nhà đầu tư trong nước cần “chắt lọc” kỹ hơn thông tin và xem xét mức độ ảnh hưởng trước khi quyết định “xuống tiền’ ở bất kỳ lĩnh vực nào.
Lựa chọn nào là sự “khôn ngoan” giữa mùa dịch
Sự chững lại của nhiều ngành nghề, hoạt động kinh doanh ở thời điểm này là đòn tâm lý khá nặng cho các nhà đầu tư. Không riêng gì các nhà đầu tư tại Việt Nam, đây cũng là nỗi lo chung của nhiều cá nhân khác trên thế giới. Những đánh giá, dự báo về thị trường 2020 gần như bị phá vỡ, mọi bước đi của nhà đầu tư ở giai đoạn dịch bệnh bùng phát đều phải căn cứ trên các đánh giá sát với thực tiễn nhất.
Hiện tại, ngoài phương án giữ tiền của một số người, các nhà đầu tư đang nhắm đến ba lựa chọn gồm: vàng, chứng khoán và bất động sản. Liệu rằng đây có phải là chiến thuật đúng đắn để sinh lời giữa đại dịch? Đâu là lựa chọn tối ưu nhất ở thời điểm này?
Đầu tư vào vàng: Phải hiểu mới hạn chế được rủi ro
Giá vàng liên tục tăng kể từ đầu năm đến nay khiến bộ phận lớn nhà đầu tư nhận diện đây là kênh xuống tiền hiệu quả và có khả năng sinh lợi cao. Trong quan điểm của đa số người dân, khi tình hình kinh tế - chính trị bất ổn thì vàng là kênh đâu tư ổn định và an toàn nhất, có thể tích lũy giá trị dài hạn.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của TS. Đinh Thế Hiển, ông cho rằng, mua vàng là động thái vốn thuộc về những người không có mục đích đầu tư, chủ yếu là người dân, tiểu thương hay công nhân, mỗi tháng tích góp một ít để mua vàng. Có thể tạm gọi đây như một hình thức tiết kiệm. Phải đặt trong mối quan hệ để thấy rõ, người ta có xu hướng trữ vàng để đợi tăng giá bán ra nhằm phục vụ cho một mục đích đầu tư khác như mua nhà, mua đất,... chứ hiếm ai làm theo chiều ngược lại.
Theo ông, khoản tiền chênh lệch có được từ mua vàng gọi là siêu tiết kiệm, không phải là lợi nhuận mà các nhà đầu tư hướng đến. Đặc biệt, mua vàng giữa lúc giá lên như hiện nay không phải là bước đi an toàn, thậm chí có thể gây tác dụng ngược, nguy cơ rủi ro rất cao. Mặt khác, cơ chế đầu tư vàng tại Việt Nam cũng khá khác biệt so với thế giới, nên đừng thấy nước ngoài mua vàng nhiều thì vội cho rằng nó hiệu quả.
Một số chuyên gia khác trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý cũng cho rằng, đầu tư vàng cần ít nhất từ 6 tháng trở lên, thời điểm này giá vàng lên cao nhưng biến động khó lường, khách hàng cần phải thực sự rất thận trọng, cân nhắc việc mua vào hay bán ra. Do đó, mua vàng để đầu tư vẫn là lựa chọn của một số nhà đầu tư cá nhân, nhưng đánh giá khách quan, tỷ lệ “chiến thắng” là không cao.
Đầu tư chứng khoán: những cơ hội mong manh
Cũng theo quan điểm của ông Đinh Thế Hiển, nhà đầu tư cá nhân không thực sự phù hợp với lựa chọn này. Lấy kinh nghiệm của những đại dịch khác đã từng xảy ra trước đó trên thế giới, rõ ràng chứng khoán là kênh đầu tư chịu nhiều tổn thất nặng nề nhất.
Với chứng khoán, nhà đầu tư cũng cần đặt trong tầm nhìn dài hạn, tuy nhiên, trong bối cảnh các doanh nghiệp khó khăn như hiện nay thì rõ ràng, chứng khoán cũng đang được đặt trong những biến động khó dự báo. Thời điểm này, đầu tư chứng khoán rất dễ phải đối mặt với các rủi ro hệ thống.
Rủi ro hệ thống trong đầu tư chứng khoán là rủi ro có liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế hay phân khúc thị trường chứng khoán. Rủi ro hệ thống ảnh hưởng đến tất cả các công ty bất kể tình hình tài chính hay quản lý đang có.
Đầu tư vào bất động sản: có thực sự lý tưởng?
Nếu như nhìn vào sự chững lại của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng để đánh giá tiềm năng của toàn ngành thì có lẽ, nhà đầu tư đang để mất một cơ hội lớn giữa đại dịch.
Covid-19 có ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường du lịch trong nước - yếu tố đòn bẩy của các dự án nghỉ dưỡng đang hoạt động và triển khai. Ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Bộ phận tư vấn Savills Việt Nam cho biết, những thiệt hại do dịch bệnh này gây ra cho ngành du lịch vẫn chưa thể lượng hóa hết được, hầu hết mọi kế hoạch cho năm 2020 đều đã được hoãn lại, đợi dịch bệnh ổn định hơn. Do đó, có thể nói đây là giai đoạn vô cùng khó khăn cho phân khúc nghỉ dưỡng, các doanh nghiệp chọn cách lui về để chuẩn bị hơn là thực hiện những chiến lược mới.
Tuy nhiên, cần hiểu rõ rằng bất động sản nghỉ dưỡng chững lại vì du lịch tạm đóng băng, Covid-19 không có chung sự ảnh hưởng với tất cả các phân khúc khác của thị trường bất động sản.
Theo một khảo sát có được từ Vnexpress, có đến 3.137 lựa chọn bất động sản trong tổng số 10.526 phiếu bình chọn, cao nhất so với vàng, tiết kiệm, chứng khoán hay tiền mặt,... Điều này cho thấy, thị trường bất động sản đang là lựa chọn được đánh giá rất cao ở thời điểm này.
Vì sao bất động sản dẫn đầu trong các kênh đầu tư? Có một vài lý do được chỉ ra dưới đây.
Bất động sản mang tính ổn định về giá trị
Theo ghi nhận, tỷ lệ tiết kiệm của người dân Việt Nam lên đến gần 50% thu nhập, cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Trong đó, một tỷ lệ tiết kiệm rất lớn dùng để tích trữ tài sản là bất động sản và chi tiêu cho nhà ở.
Có thể thấy, tâm lý muốn tích trữ tài sản của người Việt trong nhiều năm qua đã tạo ra một chỗ đứng rất chắc chắn cho bất động sản, đặc biệt là đất nền, nhà phố. Bất động sản là thứ có thể tồn tại qua nhiều năm nhưng ít hao hụt nhất về giá trị, nhà đầu tư có thể "đợi" 3 - 5 năm hoặc thậm chí hơn để đạt được mức giá mong muốn trong khi tính thanh khoản hầu như không bị ảnh hưởng.
Tình hình chung của chúng ta là quỹ đất ngày một thu hẹp nhưng nhu cầu về nhà đất lại luôn thường trực và không ngừng tăng lên. Xuống tiền vào bất động sản là nhà đầu tư đang tiệm cận hơn với xu hướng chung về tích lũy tài sản của xã hội.
Tỷ lệ tăng giá hấp dẫn qua các năm
Theo đánh giá của ông Dương Đức Hiển - Nguyên Giám đốc bộ phận kinh doanh Savills Việt Nam, rõ ràng trong hàng chục năm qua, giá bất động sản chưa hề có dấu hiệu giảm, ngày càng xuất hiện thêm nhiều thị trường mới tạo ra những cơn sốt chấn động giới đầu tư.
Sau khi thị trường trung tâm dần chững lại về nguồn cung thì các khu vực vùng ven lại thi nhau trỗi dậy. Đơn cử như các thị trường ven Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều khu vực nhà đất có tỷ lệ tăng giá lên đến 30%, thậm chí là 50% chỉ sau 1 - 2 năm như Tân An, Đức Hòa (Long An), Bàu Bàng, Bến Cát, Thuận An, Dĩ An (Bình Dương),...
Linh hoạt trong việc khai thác sinh lợi
Với bất động sản, không hề có bất kỳ giới hạn nào về tư duy và sự linh hoạt của nhà đầu tư trong việc lựa chọn hình thức khai thác lợi nhuận thích hợp. Tính đa năng của bất động sản tạo ra một điểm cộng lớn trong bối cảnh thị trường dễ thay đổi bởi Covid-19 như hiện nay, nhà đầu tư hoàn toàn có thể xoay chuyển dựa trên những đánh giá về xu hướng, nhu cầu chung và cân đối với mục tiêu cá nhân.
Xét trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, bất động sản đang sở hữu nhiều ưu điểm của một kênh đầu tư mà các cá nhân hướng đến - ít chịu tác động từ dịch bệnh và duy trì được giá trị lâu dài.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp. Hồ Chí Minh cũng dẫn chứng từ cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2008 - 2011 để chứng minh cho sức sống bền bỉ của thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản thời điểm này được ví như chiếc lò xo bị nén, chỉ cần đợi sự bình ổn được thiết lập lại sẽ ngay lập tức bùng nổ và nóng sốt trở lại.
Thực tế cho thấy, nền kinh tế lắng đọng nhưng các nhà đầu tư bất động sản không hề có khái niệm nghỉ ngơi, họ vẫn âm thầm tìm hiểu những dự án trên thị trường, nhất là những dự án đảm bảo về pháp lý và hưởng lợi tốt từ hạ tầng. Theo chia sẻ của một số môi giới, dù số lượng giao dịch có giảm so với trước nhưng vẫn đều đặn diễn ra, thậm chí xuất hiện thêm nhiều nhà đầu tư mới "bẻ lái" sang lĩnh vực này.
Có lẽ, những nhà đầu tư quyết định xuống tiền cho bất động sản ở thời điểm này đang là nhóm các cá nhân có cái nhìn lạc quan nhất. Họ lạc quan vì chọn đúng phương án an toàn, ít chịu tác động từ những yếu tố khác và hơn hết là đang nắm giữ trong tay thứ tài sản mà theo quan điểm của người Việt là quan trọng và hữu ích nhất.
Những xu hướng đầu tư BĐS nào sẽ nở rộ
Đại dịch Covid-19 không chỉ có thấy sức hút lớn của thị trường bất động sản mà còn phản ánh khá rõ nét tư duy cũng như sự nhanh nhạy của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Không chọn cách ồ ạt, các nhà đầu tư vẫn giữ thái độ bình tĩnh để đánh giá thị trường và chất lượng sản phẩm; đồng thời chú ý vào những nguồn cung đáp ứng được yêu cầu “thức thời” và sử dụng hiệu quả các đòn bẩy.
Dự án bất động sản xanh ngày càng được đánh giá cao
Trong bối cảnh dịch bệnh tạo ra tâm lý bất ổn cho cư dân thì rõ ràng những dự án có sự đầu tư nghiêm túc vào không gian sống, ý thức việc nâng cao chất lượng môi trường và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ được đánh giá cao.
Thực tế, việc khuyến khích phát triển các dự án bất động sản xanh được đẩy mạnh trong thời gian qua nhưng số lượng đạt chuẩn không nhiều, có chăng chỉ là khai thác ở một vài góc độ cơ bản. Sau dịch bệnh, người dân sẽ ưu tiên hơn những lựa chọn mang tới tính đảm bảo an toàn cho sức khỏe, sự phát triển của con cái, nghỉ dưỡng của người già. Do đó, nhà đầu tư cũng cảm tình hơn với các lựa chọn đáp ứng được tiêu chí trên. Đồng thời, doanh nghiệp cũng xem đây là hướng đi bền vững cho giai đoạn tới.
Hiện tại, ven Tp. Hồ Chí Minh, các dự án xanh được đánh giá cao như Phúc An Garden, Lavilla Green City, Phúc An City,... chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm lớn từ phía các nhà đầu tư lẫn khách hàng có mục đích an cư.
Dự án có hạ tầng làm đòn bẩy
Bên cạnh yếu tố chất lượng nội khu thì hạ tầng là thước đo khá quan trọng cho việc định hình giá trị dự án cũng như tiềm năng trong tương lai. Như đã phân tích ở trên, giai đoạn này, nhà đầu tư vẫn dành sự chú ý lớn cho các dự án có hạ tầng tốt.
Bình Dương, Long An, Đồng Nai,... là những cái tên minh chứng rõ nét trong việc hạ tầng quyết định đến giá trị nhà đất trong thời gian qua. Do đó, để đảm bảo sản phẩm tạo ra bước đột phá ấn tượng sau mùa dịch, phần lớn phải đánh giá dựa trên tốc độ phát triển hạ tầng xung quanh dự án.
Lướt sóng không còn là lựa chọn phù hợp
Khá trùng hợp là nhà đầu tư bất động sản trong mùa dịch thực hiện kế hoạch của mình khi “lướt sóng” đang dần "thoái trào". Dù sinh lợi nhanh nhưng trước một vài dự báo về những rung lắc trên thị trường, giới chuyên môn cũng như nhà đầu tư đánh giá cao việc xuống tiền cho tầm nhìn dài hạn. Nếu áp dụng trong thời điểm này, đó cũng chính là bước đi an toàn và khôn ngoan. Với những đặc điểm riêng biệt, việc “trữ” bất động sản trong thời gian dài sẽ mang tới những cái nhìn khả quan hơn về bảo toàn lợi nhuận.
Từ những đánh giá trên có thể tạm kết luận, Covid-19 tạo ra những tác động nhất định đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhưng trong khó khăn luôn là lúc các nhà đầu tư thông thái nhìn thấy cơ hội. Với việc lựa chọn bất động sản, các cá nhân có thể phần nào tháo gỡ được thắc mắc nên chọn đầu tư vào đâu để sinh lời an toàn giữa mùa dịch.
Xem thêm: