Cứu hộ cao tốc Trung Lương & thực trạng cần biết

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Cứu hộ cao tốc Trung Lương vốn tồn tại nhiều bất cập, xuất phát từ việc thiếu thông tin, tạo cơ hội cho các hình thức “biến tướng” khác phát sinh.

Đường cao tốc Trung Lương vốn là đoạn đường có lượng lớn phương tiện lưu thông mỗi ngày. Tuyến đường song hành cao tốc Trung Lương vốn chỉ phân luồng phương tiện, nâng cao tính an toàn cho quá trình đi lại giữa các phương tiện, không giải quyết được triệt để sự ồ ạt trên tuyến cao tốc.

Trong quá trình lưu thông, việc xảy ra các sự cố phương tiện là điều không thể tránh khỏi. Nhằm đảm bảo an toàn cho các lái xe khác và không gây ảnh hưởng đến giao thông toàn tuyến, các phương tiện gặp vấn đề cần được cứu hộ, sửa chữa kịp thời. Tuy nhiên, dù đã có quy định rõ ràng, cứu hộ cao tốc Trung Lương trên thực tế vẫn còn rất nhiều bất cập.

Tin báo cứu hộ liên tục trong ngày

Mỗi ngày, không kể ngày hay đêm, các nhân viên trực tổng đài tiếp nhận không biết bao nhiêu sự cố trên đường cao tốc. Phần lớn các thành viên trong đội cứu hộ đều là tài xế loại giỏi, biết chút ít nghề sửa chữa ô tô nên để trước khi tiếp cận chiếc xe có thể “sơ” chẩn đoán vấn đề gặp phải và ưu tiên thực hiện các thao tác nào trước tiên.

Liên tục tin báo cứu hộ cao tốc Trung Lương

Theo các nhân viên cứu hộ, những vấn đề mà các phương tiện hay gặp phải trên đường cao tốc thường là: sôi nước, bể ống dẫn dầu (xe quen chạy tốc độ trung bình lại đột nhiên chạy tốc độ cao, dẫn nhiệt bị sốc), nổ vỏ (chất lượng vỏ không đáp ứng được tốc độ cao), hết xăng...

Tuy nhiên, nhu cầu thực tế lớn không loại trừ tình huống kẻ xấu lợi dụng để báo tin cứu hộ giả khiến nhân viên tốn thời gian, công sức. Đơn cử như khi CSGT đang làm công tác hướng dẫn xe thì nhận được thông tin từ đội cứu hộ yêu cầu đến địa điểm xảy ra tai nạn gần đó để tham gia cứu hộ nhưng khi đến thì không có bất kỳ phương tiện nào bị hư hỏng.

Bên cạnh đó, một khó khăn khác vẫn chưa được giải quyết đó chính là không có đường dành riêng cho xe cứu hộ, thường mất khá nhiều thời gian để có thể tiếp cận. Ngoài ra, không có trạm xăng dầu cũng là bất lợi lớn đối với các trường hợp phương tiện hết xăng, xe cứu hộ phải kéo đi một đoạn khá xa mới có thể khắc phục.

Trong năm 2017, Công ty Thái Sơn đã đưa hai trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương đi vào hoạt động. Mỗi trạm được xây dựng một cửa hàng kinh doanh xăng dầu với 12 vòi bơm, hai phòng nghỉ tạm cho lái xe và khu nhà vệ sinh sử dụng cho 50 người/lượt.

Những mánh khóe để trục lợi

Theo quy định, ô tô bị sự cố khi lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương thì chỉ cần gọi điện thoại cho Trung tâm Quản lý đường cao tốc là sẽ được xe cứu hộ đến kéo xe ra ngoài miễn phí để sửa chữa. Tuy nhiên, trên thực tế, còn rất nhiều khoản chi phí khác phát sinh.

Cứu hộ cao tốc còn nhiều bất cập

Theo các bài báo đã đưa cách đây từ nhiều năm, trên tuyến cao tốc này đã xuất hiện tình trạng lái xe cứu hộ đề nghị “tiền cà phê” từ các tài xế. Nhiều trường hợp vá xe tại chỗ thì cũng cần có khoản tiền thêm để được xử lý nhanh chóng.

Theo nguyên tắc, việc xe gặp sự cố thì phải kéo ra ngoài, không vá hay sửa chữa trên cao tốc. Tuy nhiên, nhiều cứu hộ chỉ làm nhiệm vụ chụp hình rồi gọi thợ vào vá tại chỗ để “ăn tiền hai đầu”. Nhân cơ hội này, các thợ sửa xe cũng tranh thủ “làm giá”, tài xế chỉ biết ngậm ngùi đưa tiền vì có hỏi họ cũng không giải thích vì sao.

Phía Trung tâm Quản lý đường cao tốc cho biết không kiểm soát được những việc làm sai trái hay có thẩm quyền xử lý họ mặc dù có nghe nói đến những sai phạm trên. Việc chụp hình hiện trường khi chưa cứu hộ hoặc chưa hoàn tất việc cứu hộ mà bắt tài xế ký tên xác nhận để làm hồ sơ quyết toán là sai song lại không dễ xử lý triệt để.

Trên thực tế, số lượng nhân viên cứu hộ rất lớn, luân phiên nhau làm việc, do đó, nhiều trường hợp phát sinh bên ngoài rất khó để nắm bắt. Nhất là khi giữa cứu hộ và vá xe móc nối với nhau để “kiếm thêm thu nhập”.

Sự việc này đã xảy ra cách đây nhiều năm, từ năm 2013, tuy nhiên, không có nghĩa là thời điểm này không còn tồn tại. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị làm dịch vụ cứu hộ trên cao tốc. Tuy nhiên, việc liên hệ và lựa chọn đơn vị nào cần có sự tìm hiểu trước, tránh trường hợp mất tiền oan trong khi vấn đề không được giải quyết.

Cứu hộ cao tốc Trung Lương hiện nay vẫn là đội ngũ cần thiết đối với các tài xế. Nếu gặp sự cố, nên liên hệ với trung tâm quản lý đường cao tốc và nhanh chóng phản ánh nếu như có các tình huống phát sinh trái với quy định về cứu hộ trên đường cao tốc.

Xem thêm: