Có nên bán nhà để đầu tư kinh doanh? [Chia sẻ]

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Có nên bán nhà để đầu tư kinh doanh là nỗi băn khoăn lớn của những ai muốn tạo ra nguồn vốn để triển khai kế hoạch khởi nghiệp.

Kinh doanh từ nhiều năm nay luôn được xem là cách thức làm giàu hiệu quả nhất so với tiết kiệm hay cố gắng tích lũy tài sản theo thời gian. Tuy nhiên, muốn kinh doanh trước hết cần đòi hỏi một số vốn nhất định, dù cho có lựa chọn bất kỳ lĩnh vực nào. Điều này dẫn đến khá nhiều quyết định liều lĩnh, trong đó bán tài sản, bán nhà là hành vi phổ biến nhất.

Có nên bán nhà để kinh doanh

Liệu rằng bán nhà để đầu tư kinh doanh có quá mạo hiểm không? Những cá nhân từng có quyết định này đã thành công với kế hoạch của họ hay chưa?

Nhu cầu khởi nghiệp, kinh doanh nở rộ

Nếu như các bạn trẻ vào nhiều năm về trước thường có tâm lý “ăn chắc mặc bền”, làm giàu bằng tích lũy hàng tháng thì giới trẻ ngày nay, với sự năng động, ưa mạo hiểm lại lựa chọn kinh doanh để hiện thực hóa giấc mơ một cách nhanh chóng hơn.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, tỷ lệ dự án khởi nghiệp rất đông, trong đó không hiếm những ý tưởng độc đáo, mới lạ. Tại Việt Nam, tư duy này đã trở thành một làn sóng phát triển khá mạnh mẽ và tạo được sức hút lớn.

Một trong 3 vấn đề quan trọng của Khởi nghiệp chính là gọi vốn, phát triển sản phẩm và nhân sự. Trong đó, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của một dự án khởi nghiệp. Vốn của doanh nghiệp Start-up thường bao gồm 2 loại: vốn nội sinh (vốn tự có, vốn tích góp, vay mượn từ người thân) và vốn ngoại sinh (vốn các khoản vay từ ngân hàng, các khoản đầu tư của những cá nhân/doanh nghiệp khác). Ở giai đoạn đầu, vốn nội sinh là quan trọng nhất. Rất nhiều dự án tuy có ý tưởng hay, tiềm năng nhưng vì thiếu vốn nên buộc phải dừng bước.

Bán nhà để kinh doanh: thành hay bại?

Để thỏa mãn đam mê khởi nghiệp, các “chủ doanh nghiệp” quyết định cá cược, “chơi lớn” bằng cách tạo ra vốn nội sinh bởi việc bán nhà, hoặc bất kỳ tài sản nào có giá trị. Bên cạnh đó, họ cũng tối ưu gọi vốn bằng vay mượn người thân, bạn bè, các quỹ đầu tư, ngân hàng,...

Theo những ghi nhận từ câu chuyện trên thực tế, thành công không phải là đáp án chung cho mọi trường hợp bán nhà đầu tư kinh doanh. Nhiều người chấp nhận bán nhà lớn, mua một căn nhà nhỏ hơn để sống, số tiền còn lại phục vụ cho kế hoạch đầu tư. Sau đó, kế hoạch này không thành công, mọi thứ lại trở về con số 0. Cũng không hiếm trường hợp ở nhà thuê chỉ để dành hết vốn liếng cho kế hoạch làm giàu siêu lợi nhuận, nhưng sự dịch chuyển trên thị trường bất ngờ khiến mọi dự tính tiêu tan.

Bán nhà kinh doanh phải cân nhắc kỹ

Có rất nhiều mảng, ngành nghề thu hút nhà đầu tư khởi nghiệp hoặc phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, không phải cứ xuống tiền là sẽ thu về lợi nhuận. Nếu bạn có tiềm lực tài chính, việc bán nhà không ảnh hưởng đến những khoản dự phòng khác tất nhiên sẽ an toàn hơn so với việc “liều” khi tài sản quá ít, không đủ để xoay sở khi có tình huống phát sinh. Do đó, có nên bán nhà để đầu tư kinh doanh hay không còn phụ thuộc vào từng cá nhân, tình huống cụ thể.

Nhà ở là loại hình bất động sản rất có giá ở giai đoạn này, việc bán chúng tất yếu sẽ mang tới số vốn có thể rất lớn (phụ thuộc vào quy mô, chất lượng, vị trí). Hiện nay, rất nhiều người đổ xô kinh doanh nhà đất vì lợi nhuận khủng. Vì vậy, nếu muốn dùng số tiền này, bạn phải cân nhắc xem khoản lợi nhuận thu về có tương xứng hay không.

Có rất nhiều cách để bán nhà đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả. Để an toàn, tốt nhất không nên sử dụng cạn kiệt nguồn vốn có được. Ngoài ra, cần lựa chọn lĩnh vực xuống tiền tiềm năng. Một ví dụ đơn giản như sau khi bán nhà, bạn dành một phần vốn để tiếp tục đầu tư vào bất động sản khác theo hình thức kinh doanh nhà đất nhỏ lẻ. Cách này vừa giúp tạo ra giá trị sinh lợi tốt vừa tạo khoảng cách an toàn.

Có nên bán nhà để đầu tư kinh doanh? Câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn cảm thấy nó có thật sự cần thiết hay không. Bán nhà là một trong các cách tạo ra nguồn vốn, không phải là duy nhất. Do đó, với một tài sản có giá trị, cần có phương án sử dụng chi tiết, hiệu quả và thực tế nhất.

Xem thêm: