Có 800 triệu nên đầu tư gì? Bỏ túi ngay 6 bí kíp làm giàu

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Có 800 triệu nên đầu tư gì? Một số vốn ở mức tương đối liệu có luôn đi cùng cam kết mang lại tỷ suất sinh lợi cao?

Chạm đến ngưỡng 800 triệu tiền vốn, nhiều cá nhân đã bắt đầu cởi mở hơn trong tư duy làm giàu so với sự tính toán có phần eo hẹp khi quyết định nếu có 100 triệu bạn sẽ làm gì, có khoảng 200 triệu nên đầu tư vào đâu hay có vốn 300 triệu nên kinh doanh gì. Với số tiền nhàn rỗi trên 500 triệu, có thể nói cơ hội bắt đầu gợi mở ở nhiều hướng đi thú vị và hấp dẫn hơn.

Cũng tương tự như có 700 triệu nên đầu tư gì, chênh lệch cả trăm triệu đồng, người kinh doanh với 800 triệu tiền vốn có thể nghĩ tới những lựa chọn có quy mô, hướng đến phân khúc tầm trung - cao cấp, đánh vào một số ngành nghề phục vụ cho khách hàng là giới có thu nhập ổn định, có “gu” trong sử dụng dịch vụ,... Tuy nhiên, bản chất của đầu tư luôn là sự song hành giữa lợi nhuận và rủi ro; càng hấp dẫn lại càng phải thận trọng.

Làm gì khi có 800 triệu? Cơ hội lớn nhưng không có cùng chung đáp số là thành công, nhưng tất nhiên, nếu bạn chọn đúng hướng, đi đúng đường thì chắc chắn lợi nhuận cũng không hề thấp. Bỏ túi ngay 6 bí kíp làm giàu với 800 triệu dưới đây.

Kinh doanh dịch vụ vận tải

Kinh doanh dịch vụ vận tải là một trong số những nhóm ngành có nhu cầu lớn và khả năng mang lại lợi nhuận cao cho các cá nhân, doanh nghiệp. Ngày nay, không riêng gì phục vụ nhu cầu đi lại mà ngay cả vận chuyển hàng hóa cũng mở ra những cơ hội rất lớn để làm giàu. Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải có tính đa dạng về loại hình hoạt động như vận tải ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, hàng không, vận tải thô sơ... mỗi loại hình vận tải đều có tính đặc thù riêng trong chi phí và kế hoạch đầu tư. Trong đó, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách bằng ô tô là lựa chọn khá thích hợp cho có 800 triệu nên làm gì.

Vận tải hàng hóa

Sự phát triển về kinh tế và giao thương kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày một lớn. Đặc thù của dịch vụ này là phải tạo ra được sự uy tín với khách hàng, thể hiện qua tiến độ, chất lượng phương tiện và thái độ phục vụ. Là loại hình kinh doanh có sức hút, dễ dàng tiếp cận với khách hàng nhưng không thật sự dễ để tạo ra vị thế và chỗ đứng. Muốn thành công với dịch vụ vận tải hàng hóa, bạn cần chuẩn bị tốt những yêu cầu sau đây.

Vận tải hàng hóa

Thủ tục pháp lý

Kinh doanh vận tải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nên bạn cần nắm rõ các quy định của pháp luật để đảm bảo trong quá trình hoạt động không xảy ra bất kỳ vấn đề nào liên quan đến pháp lý. Các chủ xe, doanh nghiệp cần phải đăng ký kinh doanh theo Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.

Có hồ sơ pháp lý đầy đủ đối với dịch vụ vận tải hàng hóa rất quan trọng, trước hết là sự cam kết đối với khách hàng về tính minh bạch, rõ ràng cho cơ sở của bạn; thứ hai là tự bảo vệ cho chính mình xét dưới các góc độ về quyền và nghĩa vụ. Không ai lại dám mạo hiểm lựa chọn những bên cung cấp dịch vụ mập mờ thông tin, không vận hành theo sự quản lý, cho phép của hệ thống pháp luật.

Đầu tư cho hệ thống phương tiện

Tùy vào năng lực tài chính để bạn cân nhắc quy mô hoạt động và số lượng xe nên đầu tư.
Một hệ thống phương tiện vận tải chuyên nghiệp với các thương hiệu uy tín sẽ giúp khách hàng đánh giá cao hơn về chất lượng dịch vụ mà bạn cung cấp. Với số vốn 800 triệu, bạn có thể dùng để đầu tư cho các loại xe vận chuyển cỡ nhỏ hoặc tầm trung, và một số phụ kiện hỗ trợ.

  • Kinh doanh vận tải hàng hóa đường ngắn: số vốn nhỏ hơn do giá xe tải hạng nhẹ từ 0,5 tấn đến 6,5 tấn thấp hơn. Chạy đường ngắn tốn ít nhiên liệu và ít phải bảo dưỡng xe hơn.
  • Kinh doanh vận tải đường dài: số vốn lớn hơn do giá xe tải hạng nặng từ 6.5 tấn trở khá cao. Quãng đường vận chuyển dài tiêu tốn nhiều nguyên liệu, dễ gặp phải nhiều rủi ro phải đền bù hơn.

Tùy theo số lượng xe và sức chở, có thể bạn cần phải bắt đầu với một số đơn hàng nhỏ, sau đó mở rộng dần với quy mô phương tiện và đơn hàng lớn hơn.

Thái độ phục vụ

Dù đối tượng vận chuyển là hàng hóa nhưng về thái độ, bạn vẫn phải đảm bảo mang tới sự hài lòng bằng vẻ thân thiện, nhiệt tình từ nhân viên. Nhân viên của bạn có thể là tài xế, bộ vận bốc vác, giao nhận hàng,... cần được đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng. Cần khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, nhất là các tài xế để luôn đảm bảo an toàn cho hàng hóa trên mọi hành trình.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý

Công nghệ là yếu tố quyết định đến 30% sự thành công của một chiến dịch kinh doanh dịch vụ vận tải. Đối với vận tải hàng hóa, quan trọng nhất là sử dụng các phần mềm hỗ trợ để theo dõi số lượng đơn hàng, tình trạng các đơn hàng đang được vận chuyển và đã giao phát, kiểm soát được hành trình các xe vận chuyển và công việc hiện tại của các nhân viên.

Ứng dụng các yếu tố công nghệ sẽ giảm bớt áp lực và gánh nặng cho công tác quản lý, đồng thời thuận tiện cho việc rà soát, đối chiếu khi có vấn đề phát sinh.

Vận tải hành khách

Nếu so với vận tải hàng hóa thì nhu cầu đi lại của con người cũng tạo điều kiện để dịch vụ vận tải phát triển không hề kém cạnh. Mỗi ngày, có hàng ngàn lượt khách di chuyển nội tỉnh, ngoại tỉnh cho nhiều mục đích khác nhau. Chính vì vậy mà số lượng nhà xe dù mọc lên như nấm cũng luôn đắt khách. Do đó, không lý gì mà bạn lại bỏ qua một lựa chọn đầy hấp dẫn cho số vốn 800 triệu của mình như vậy.

Vận tải hành khách

Xác định loại hình vận tải hành khách

Một điều kiện quan trọng trước khi quyết định kinh doanh dịch vụ này chính là xác định được bạn muốn áp dụng loại hình vận tải nào, vận tải đường dài (ngoại tỉnh) hay những tuyến ngắn, cố định, hay cho thuê xe để khách tự lái… Việc lập kế hoạch và xác định tốt điều này sẽ giúp việc kinh doanh của bạn ít gặp trở ngại và khó khăn hơn, hơn hết là tối ưu hóa hiệu quả nguồn vốn.

Theo đó, tùy thuộc vào định hướng mà bạn sẽ quyết định đầu tư loại phương tiện như thế nào, mua xe mới hay xe cũ,...:

Một ví dụ về vận tải hành khách như sau: với quãng đường trung bình từ 100 - 200km, chi phí cho một lượt dao động từ 60 - 120 nghìn đồng. Một xe 45 chỗ nếu đầy khách, trừ đi các chi phí như đăng ký bến bãi, vé cầu đường, xăng dầu, hao mòn vật tư và chi phí nhân công thì mỗi lượt bạn thu về 1- 2 triệu tiền lời. Nếu quãng đường di chuyển xa hơn thì giá vé cùng các chi phí khác sẽ tăng tỷ lệ thuận với nhau.

Dựa trên ví dụ này, bạn có thể vận dụng vào con số 800 triệu tiền vốn, tính toán chi phí, lời lãi mong muốn ra sao để quyết định đầu tư vào xe chạy đường dài hoặc các xe nhỏ để chạy tuyến ngắn,... Theo khảo sát hiện nay, giá xe giường nằm hiện đại, cao cấp có thể lên đến hàng tỷ đồng. Trong khi đó, những xe ghế ngồi, số lượng chỗ ít có giá tầm vài trăm triệu. Tuy nhiên, dù là loại xe nào cũng phải đảm bảo tính hợp thời, hợp xu hướng người sử dụng hiện nay.

Bảo trì bảo dưỡng xe thường xuyên

Các hành khách thường rất “kén chọn” về mặt chất lượng của các nhà xe. Nếu như không đảm bảo được các yếu tố an toàn, sạch sẽ, tiện nghi,... thì ngay lập tức họ sẽ có phản hồi không mấy tích cực. Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng xe cũng là cách đảm bảo an toàn cho tài xế lẫn hành khách. Đồng thời, một chiếc xe tốt có thể giúp bạn tiết kiệm các chi phí khác và kéo dài tuổi thọ cho xe.

Chăm sóc khách hàng

Thực tế, rất hiếm nhà xe để ý đến việc chăm sóc khách hàng, đơn giản như lưu giữ lại thông tin của họ, khảo sát đánh giá sau mỗi chuyến đi,... bởi số lượng khách đông, đa dạng đối tượng nên các nhà xe gần như đi chuyến nào biết chuyến nấy. Tuy nhiên, đây lại là một thiếu sót lớn. Bạn nên lưu thông tin của hành khách để có thể gửi tin nhắn, gửi các chương trình khuyến mại hoặc thông báo đến họ những ưu đãi của nhà xe, chắc chắn họ sẽ quay lại sử dụng dịch vụ của bạn. Chưa kể, có sẵn một danh sách khách hàng là lợi thế khi bạn mở rộng quy mô hoặc bổ sung các tuyến mới, có thể họ sẽ quan tâm và chọn dịch vụ của bạn một lần nữa.

Nhìn chung, kinh doanh dịch vụ vận tải trong bối cảnh hiện này là lựa chọn rất tiềm năng và hợp xu hướng. Mô hình này không chỉ mang lại doanh thu ổn định mà khả năng thu hồi vốn và tạo ra lợi nhuận cũng rất nhanh.

Kinh doanh Spa

Trong tháp nhu cầu của Maslow, có 5 mức tương ứng với sự cần thiết của các nhu cầu của con người theo thứ tự từ dưới lên trên, gồm:

  • Level 1: nhu cầu sinh lý (ăn, uống, ngủ,…)
  • Level 2: nhu cầu an toàn
  • Level 3:nhu cầu xã hội (được giao tiếp, yêu thương,..)
  • Level 4: nhu cầu được tôn trọng
  • Level 5: nhu cầu tự khẳng định bản thân

Có thể thấy nhu cầu được tôn trọng và khẳng định bản thân nằm ở phần đỉnh tháp, phản ánh mức độ cao hơn khi các nhu cầu căn bản khác đã được đáp ứng. Chính bởi nhu cầu này mà con người đặt ra các tiêu chuẩn mới về sự hưởng thụ và chăm sóc bản thân. Họ không ngại chi số tiền lớn để mua đồ hiệu, xe hiệu, mua nhà và đầu tư vào ngoại hình từ chăm sóc da mặt, massage giảm cân, xông hơi,.... Đây chính là điểm mấu chốt quan trọng giúp Spa trở thành dịch vụ được ưa chuộng với tỷ lệ người dùng lớn nhất hiện nay.

Kinh doanh spa

Làm gì khi có 800 triệu? Tại sao không thử bắt đầu với loại hình hình dịch vụ cực kỳ hot này. Khác với các cơ sở spa mini khá đơn giản, số vốn này đủ để bạn triển khai chiến lược của mình dưới góc độ chuyên nghiệp và quy mô hơn.

Xác định đối tượng khách hàng

Hiện nay, Spa có 4 loại hình chính:

  • Day spa: đáp ứng đa dạng các nhu cầu như cải thiện sức khỏe, sắc đẹp, thư giãn,.. thông qua các dịch vụ như chăm sóc tóc, da mặt, massage… trong ngày.
  • Destination spa: giống như day spa nhưng cung cấp chỗ nghỉ ngơi qua đêm.
  • Hotel/resort spa: là sự kết hợp giữa các dịch vụ spa thường thấy và các dịch vụ cao cấp khác như: sân golf, sân tennis, câu lạc bộ cho trẻ em, phòng gym, hồ bơi, các lớp học thể dục,...
  • Medical spa: là cơ sở tổ chức cung cấp dịch vụ làm đẹp nhưng hoạt động dưới sự theo dõi, cố vấn của những giám sát có bằng cấp, thường là các bác sĩ da liễu, người nghiên cứu chuyên sâu về da và chăm sóc da.

Việc xác định loại hình spa sẽ định hình được đối tượng khách hàng chính mà bạn phục vụ là ai. Xét trong mức tài chính 800 triệu, ngoại trừ Hotel/resort spa có chi phí đầu tư khá cao thì 3 loại hình còn lại đều rất đáng cân nhắc. Theo đó, khách sử dụng dịch vụ đa phần sẽ là dân công sở, người có thu nhập ổn định, thậm chí là các doanh nhân,...

Các loại chi phí cho việc mở spa

Với 800 triệu, bạn cần hiểu rõ spa của mình chắc chắn không nhỏ và đơn giản, ngoài việc đầu tư kỹ thuật, chuyên môn, tay nghề thì những thứ liên quan đến mặt bằng, thiết kế, trang thiết bị đều phải thể hiện được nét độc đáo và cao cấp. Do đó, phần lớn số vốn sẽ dùng cho mục đích này.

Chi phí thuê mặt bằng

Thông thường, khi làm dịch vụ, bạn sẽ cố gắng chọn mặt bằng ở các đường lớn, thuận tiện đi lại và độ thu hút cao với người qua lại. Giá cho thuê mặt bằng tại những khu vực này thường không hề thấp, trong khi đó, diện tích để mở spa cần ở mức tương đối, vì nếu quá hẹp sẽ không đủ không gian để bố trí. Tại các đô thị, giá thuê mặt bằng cũng phải dao động từ 30 - 50 triệu/tháng, thậm chí là cao hơn nếu đắc địa.

Chi phí mua trang thiết trị

Trang thiết bị sử dụng trong spa gồm rất nhiều loại khác nhau như giường, ghế massage, máy xông hơi, mặt nạ ánh sáng, đèn, máy lạnh, khăn trải,... Nếu là spa thực hiện các dịch vụ chuyên sâu còn cần đến những loại máy chuyên biệt như phi kim, lăn kim, laser, máy soi da,...

Nhìn chung, phải mất vài trăm triệu để sắm sửa tất cả, ít hay nhiều còn phụ thuộc quy mô, lượng khách mà bạn hướng đến như thế nào.

Chi phí cho mỹ phẩm, thảo dược, nguyên vật liệu spa…

Với những spa sử dụng các loại thảo mộc thiên nhiên thì có thể tìm các nguồn cung thảo dược tận nơi tại vườn với giá rẻ, chất lượng tốt. Còn các spa dùng mỹ phẩm cao cấp thì nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm chính hãng của các thương hiệu lớn để khách hàng cảm thấy an tâm khi sử dụng dịch vụ. Trung bình, giá mỹ phẩm và thảo mộc sẽ giao động từ khoảng 15 - 100 triệu tùy loại.

Chi phí thiết kế spa

Đây chính là công đoạn tốn nhiều chất xám, công sức cũng như không ít chi phí khác cho việc mở spa. Đối với các spa có quy mô tương đối, việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu riêng là hết sức quan trọng. Bạn cần thiết kế logo, tên cho spa; đồng thời đặt chúng vào phong cách phù hợp với định hướng theo đuổi: tự nhiên, mộc mạc, hay sang trọng, đẳng cấp,... Mỗi ý tưởng cần phải đồng bộ về mọi mặt, màu sắc, nội thất, vật dụng trang trí,... để tạo ra hiệu ứng tốt nhất.

Chi phí thuê nhân viên

Dù ít hay nhiều, bạn cũng phải có đội ngũ nhân viên riêng cho mình, từ thu ngân, sale, marketing, nhân viên kỹ thuật,... Tùy vị trí và thỏa thuận, mức lương có thể dao động từ 4,5 - 7 triệu đồng mỗi người.

Ngoài những khoản cố định nêu trên, bạn cần dự trù thêm chi phí phát sinh làm spa, lắp camera giám sát, internet… để luôn chủ động suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện spa của mình.

Trung bình, spa mini quy mô từ 1 - 2 giường, không đầu tư nhiều về máy móc chuyên sâu cũng như chi phí thiết kế, có sẵn mặt bằng tại nhà đã cần chi phí từ 150 - 200 triệu đồng. Quy mô từ 3 - 6 giường, đầu tư chuyên sâu dao động ở mức vốn từ 200 - 350 triệu đồng. Như vậy, với 800 triệu, bạn có thể mở rộng quy mô lên khoảng 10 giường hoặc tập trung vào phần mỹ phẩm, máy móc hoặc thiết kế đặc sắc hơn.

Kinh doanh đồ gốm sứ

Nhắc đến gốm sứ là nhắc đến nhóm khách hàng có “gu” về thẩm mỹ, ưa thích cái đẹp và xem gốm sứ là tác phẩm của một môn nghệ thuật chân chính. Không phải ai cũng đủ tinh tế để nhận ra cái đẹp của mỗi sản phẩm, cũng chính vì vậy mà kinh doanh gốm sứ không thực sự là ngành nghề kinh doanh sôi động nhất. Tuy nhiên xét về giá trị và lợi nhuận thì rõ ràng, đây lại là con số vô cùng ấn tượng, có thể lên đến cả trăm triệu mỗi tháng.

Kinh doanh đồ gốm sứ

Với 800 triệu để khởi nghiệp cùng gốm sứ, bạn đang có lợi thế rất lớn về vốn bởi chi phí cho việc nhập hàng, nhất là các sản phẩm gốm sứ có thương hiệu, xuất xứ nước ngoài thường rất cao. Tuy nhiên, để cửa hàng gốm sứ có thể vận hành “trơn tru” và hiệu quả nhất, việc lên kế hoạch chi tiết vẫn là điều không thể bỏ qua.

Trang bị kiến thức về gốm sứ và thị trường

So với một số mặt hàng kinh doanh khác, gốm sứ được liệt vào danh sách đặc biệt bởi sự kỳ công, tỉ mỉ của người làm ra. Mặt khác, gốm sứ đôi khi còn phản ánh nét văn hóa, truyền thống của một vùng miền, địa phương nhất định. Hiểu về gốm sứ, bao gồm biết được cách phân biệt giữa gốm và sứ, chất liệu làm ra là gì, quy trình thực hiện như thế nào; chất lượng men, đất ra sao, hoa văn là thủ công hay decal,...

Có kiến thức về gốm sứ không chỉ giúp bạn biết cách phân loại, lựa chọn hàng mà còn giúp cho việc tư vấn, hỗ trợ khách hàng về sau. Không ai lại dám đặt niềm tin khi ông chủ cửa hàng chẳng biết chút gì về sản phẩm mình bán.

Ngoài nghiên cứu bản chất của sản phẩm, bạn cũng cần biết sự vận hành của sản phẩm đó trên thị trường ra sao: người dùng ưa thích những mặt hàng như thế nào, các cửa hàng hiện tại kinh doanh theo mô hình ra sao,... Bạn cần tham khảo những người đi trước, tại những cơ sở đang hoạt động để có cái nhìn tổng quan nhất.

Nguồn hàng gốm sứ lấy ở đâu?

Nếu là thị trường trong nước thì làng gốm Bát Tràng là địa chỉ không thể bỏ qua. Với truyền thống lâu đời cùng nhiều nghệ nhân nổi tiếng, Bát Tràng là nơi “sản sinh” ra nhiều sản phẩm gốm sứ độc đáo và đặc sắc nhất. Việc nhập hàng tại nhà xưởng đều có giá rất rẻ nên sẽ có lợi cho nguồn vốn của bạn.

Ngoài ra, những sản phẩm đồ gốm sứ từ một số quốc gia khác, điển hình là Nhật Bản cũng có thể được xem xét để đa dạng hóa nguồn cung, tạo ra nhiều màu sắc nổi bật hơn cho cửa hàng của bạn. Những mặt hàng gốm sứ được ưa chuộng thường là các chậu cây cảnh, lọ hoa, tượng, chén bát, ly tách, các vật trang trí,... Mỗi món có giá từ vài chục, vài trăm ngàn đồng đến cả triệu, thậm chí là chục triệu đồng.

Lựa chọn mặt bằng

Mặt bằng kinh doanh gốm sứ đôi khi không bắt buộc phải là những cửa hàng đắc địa ngay trung tâm nhưng phải luôn đảm bảo yếu tố diện tích, phù hợp và đủ để trưng bày sản phẩm theo quy mô mà bạn mong muốn. Nếu chủ yếu là chậu cảnh lớn thì nên chọn nơi đông dân cư, đường sá thuận tiện. Nếu là các sản phẩm trang trí thì nên chọn nơi mặt bằng dân cư có thu nhập khá, gần công ty, trường học,...

Hoặc thậm chí, nếu không tìm được mặt bằng với giá tốt ở nơi đông đúc, bạn cũng có thể chọn một nơi xa hơn, có giá thuê vừa vặn, không gian đủ rộng. Lúc này, bạn cần đẩy mạnh tương tác online để thu hút khách hàng. Có rất nhiều cửa hàng gốm sứ ở ngoại ô nhờ tận dụng cảnh quan đã tạo ra không gian mua sắm đầy tính nghệ thuật, đôi khi còn thu hút khách du lịch đến tham quan.

Bảo quản và vận chuyển gốm sứ

Là mặt hàng dễ vỡ, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, quá trình vận chuyển và bảo quản gốm sứ cần hết sức cẩn thận. Không chỉ là sắp xếp hàng hóa lên xe mà ngay cả khi đã về đến cửa hàng, bạn cũng cần phải lưu ý:

  • Không nên xếp chồng lên quá cao, từng sản phẩm nên có lớp giấy báo bao bọc ở bên ngoài khi mà xếp các sản phẩm với nhau.
  • Trong quá trình di chuyển, vận chuyển đồ gốm cần phải sử dụng tấm bọt khí để tạo một lớp đàn hồi, tránh va đập.
  • Tạo không gian thoáng, khô ráo ở nơi trưng bày hoặc cất giữ đồ gốm sứ

Kinh doanh gốm sứ là một lựa chọn khá độc đáo cho có 800 triệu nên đầu tư gì. Thực tế, số cửa hàng gốm sứ chất lượng, đặc sắc hiện nay không nhiều. Do đó, nếu kịp nắm bắt cơ hội, rất có thể bạn vừa làm giàu thành công, vừa có thể phát triển dưới nhiều hình thức khác, điển hình là tham quan, du lịch.

Kinh doanh cửa hàng trang sức

Khác với những cửa hàng bán đồ trang sức bình dân, chủ yếu phục vụ cho người trẻ, đa phần là các phụ kiện phong phú về kiểu dáng nhưng không tập trung vào chất liệu; mở cửa hàng trang sức trong tầm vốn 800 triệu chủ yếu là vàng, bạc hoặc một số loại đá quý. Tuy nhiên, dựa trên mặt bằng giá hiện nay, số vốn này không quá dư dả nhưng đủ để bạn mở một cửa hàng quy mô vừa và nhỏ.

Kinh doanh cửa hàng trang sức

Vàng, bạc, đá quý không chỉ là trang sức làm đẹp cho con người; ngày nay, khách hàng xem còn xem là đó là một loại tài sản tích lũy (như vàng) hoặc hỗ trợ sự nghiệp (đá quý, đá phong thủy), thể hiện đẳng cấp - giá trị của bản thân. Chính vì vậy, nhu cầu này gần như luôn tồn tại trong mọi bối cảnh, do đó, việc kinh doanh luôn có sẵn lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, trang sức cũng là mặt hàng ít bị hao mòn giá trị theo thời gian.

Để kinh doanh cửa hàng trang sức, cần có điều kiện gì?

Theo các quy định hiện nay, muốn mở và kinh doanh cửa hàng trang sức, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:

  • Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
  • Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị chất lượng theo đúng yêu cầu của kinh doanh mua bán vàng bạc.
  • Có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ với cơ quan chức năng nếu như bạn tham gia sản xuất trực tiếp nữ trang để bán.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp…

Kế hoạch sử dụng nguồn vốn ra sao?

Đối với kinh doanh trang sức, bạn chỉ cần dành một phần nhỏ để thuê mặt bằng, tùy vào diện tích và vị trí, giá cả có thể dao động từ 6 - 7 triệu đồng/tháng trở lên hoặc nếu tận dụng được mặt bằng ngay tại nhà thì càng tốt. Ngoài ra, bạn dành từ 30 - 50 triệu đồng để sắm sửa các vật dụng cần thiết như khay trưng bày, tủ kính, ma-nơ-canh (cổ, tay nhựa,…), các tấm màn sáo, hệ thống đèn, cân tiểu ly, bảng hiệu,...

Chủ yếu số vốn được dùng để nhập hàng bởi giá các loại trang sức vàng, bạc, đá quý hiện nay không hề thấp. Nếu dùng để nhập toàn bộ trang sức vàng thì số lượng hàng có thể không nhiều mà lại ít đa dạng, giới hạn người mua. Do đó, bạn nên phân bổ số vốn này để có thể cùng lúc bày bán cả trang sức bạc, vàng và một ít đá quý. Như thế sẽ có thêm nhiều lựa chọn và tối ưu nguồn vốn hơn.

Làm gì để cửa hàng hút khách

Đối với trang sức, khâu bày bán và tính thẩm mỹ là hai yếu tố quyết định xem khách hàng có ấn tượng để chọn cửa hàng của bạn hay không. Bạn nên bài trí các sản phẩm trang sức một cách thu hút theo từng nhóm chủ đề, tạo hiệu ứng đèn màu vàng để không gian trở nên lung linh hơn. Đặc biệt là nên phối hợp bộ sản phẩm, bao gồm từ vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng đeo tay,… để khách hàng tham khảo và lựa chọn dễ dàng.

Ngoài ra, nếu có khả năng chế tác, bạn cũng có thể tự tạo ra những trang sức mang ý tưởng riêng của mình hoặc theo yêu cầu khách hàng. Điều này sẽ giúp cho trang sức nhà bạn cạnh tranh về độ độc lạ so với những cửa hàng khác.

Kinh doanh trại chó

Nghe có vẻ lạ nhưng mô hình đang thực sự trở nên hấp dẫn tại thị trường trong nước. Thú vui nuôi chó cảnh làm thú cưng ngày một nở rộ trong giới trẻ, với những người có thu nhập khá. Những chú chó có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng đều sẵn sàng được chi trả nếu người mua cảm thấy thích. Hầu hết đều là những giống chó ngoại, thông minh, giống thuần chủng và có ngoại hình đáng yêu.

Kinh doanh trại chó

Mục đích chính là cung cấp các giống chó được ưa chuộng trên thị trường, tuy nhiên, kinh doanh trang trại chó chỉ dành cho những ai thực sự yêu thích về hiểu về chúng. Tương tự như mô hình spa thú cưng của có 700 triệu nên làm gì, muốn nuôi và phát triển những giống chó này, trước tiên bạn phải là người có kiến thức về giống chó, đặc tính, điều kiện chăm sóc, chế độ ăn uống, vệ sinh của chúng ra sao,...

Tìm hiểu về thị trường chó cảnh

Hiện nay, ở Việt Nam khá thịnh hành với dòng cún xinh xắn như Fox, Chihuahua - bạn phải bỏ ra ít nhất 2 - 3 triệu để mua về. Các chú cún lớn hơn như: Husky, Alaska, Doberman, Bull, Pitbull… thì đắt đỏ hơn nhiều, từ 10 - 30 triệu mỗi con. Những giống chó nhập ngoại như: Toy Poodle, Border collie, Mini Collie, Corgi có giá dao động từ 2.000 đến 3.000 USD. Đặc biệt, những chú chó có giấy tờ đầy đủ, nguồn gốc “gia đình” rõ ràng thì mức giá còn cao hơn rất nhiều lần.

Do đó, với 800 triệu, bạn chỉ nên chọn những giống chó vừa tầm và có độ phổ biến cao để an toàn cho chiến lược kinh doanh bước đầu.

Cách thức vận hành ra sao?

Tất nhiên, trước khi muốn đưa các giống chó vào kinh doanh thì bạn phải là người chủ đầu tiên chăm sóc chúng thật chu đáo. Đối với mỗi giống chó sẽ có khẩu phần ăn khác nhau cũng như điều kiện sống riêng biệt. Nếu nhập từ 2 - 3 giống chó trở lên, bạn nên phân chuồng thành các khu vực tương ứng để tiện theo dõi. Ngoài ra, đừng quên việc tiêm phòng định kỳ, khám sức khỏe và cắt tỉa lông cho các bạn ấy.

Theo kinh nghiệm của một số “đàn anh” đi trước, họ thường mở rộng quy mô một cách từ tốn, không nóng vội, đi từ ít lên nhiều. Ban đầu có thể số lượng không lớn, khó khăn trong khâu làm quen, thích nghi nhưng về sau lại có thể dễ dàng nhân giống, số lượng tăng gấp 6 - 7 lần. Ví dụ như một trại chó Phốc Sóc trị giá 700 triệu đã có khoảng 35 cá thể, hàng năm sinh sản và bán ra thị trường 35 - 50 con, mỗi con từ 15 - 25 triệu đồng.

Ngoài ra, các trang trại cũng có thể nhận phối giống cho người chơi chó kiểng khác có giá dao động từ 1 - 1,5 triệu đồng/lần. Như vậy, tính “sương sương” thu nhập mỗi năm cũng không dưới 500 triệu đồng.

Bạn nghĩ sao về lựa chọn này? Khá lý tưởng để quyết định làm gì khi có 800 triệu phải không?

Kinh doanh phòng trọ

“Đi ngược về xuôi” thì cũng không thể nào bỏ qua một lựa chọn trong top xu hướng đầu tư 2020 hiện nay - đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, ngoài các lựa chọn truyền thống và khá an toàn như đầu tư đất nền, nhà phố ở vùng ven, với 800 triệu bạn hoàn toàn có thể thử sức với đầu tư bất động sản cho thuê - mô hình khá thịnh hành và có lượng nhu cầu thực lớn.

Kinh doanh phòng trọ

Xác định khách hàng, quyết định mô hình

Dù là nhà trọ nhưng khái niệm này không còn chỉ chung những những khu nhà với điều kiện sống cơ bản, thậm chí là thấp như trước đây. Theo sự phát triển của kinh tế, mức sống của người lao động ở mức cao hơn trước; đối tượng sử dụng có thể là sinh viên, người đi làm, nhân viên văn phòng,... do đó, mô hình phòng trò cũng bắt đầu có sự phân hóa.

Phòng trọ giá rẻ

Với mức giá cho thuê hàng tháng không quá cao, chỉ từ 1 - 3 triệu đồng/tháng, mô hình này chủ yếu phục vụ cho đối tượng là lao động thu nhập thấp, công nhân, học sinh sinh viên. Vì vậy, cũng không yêu cầu quá cao về diện tích, tiện ích và nội thất. Mỗi phòng chỉ cần từ 10 - 20m2, tập trung ở những khu công nghiệp, nhà máy, trường đại học hoặc vùng xa trung tâm.

Phòng trọ tầm trung

Hướng đến đối tượng khá ổn về tài chính, là người đang đi làm, độc thân,... mỗi phòng thường có diện tích từ 25m2, được trang bị đầy đủ máy điều hòa, nóng lạnh, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, internet, bếp nấu ăn, nội thất cơ bản,… kèm theo các dịch vụ an ninh, vệ sinh tương đối tốt. Giá cho thuê những phòng trọ này cũng cao hơn, trung bình từ 3,5 – 5 triệu/tháng.

Phòng trọ cao cấp

Phòng trọ cao cấp là bước tiến mang tính tất yếu của nhu cầu thuê phòng hiện nay bởi mức sống và nhu cầu sống được nâng cao hơn trước. Các phòng trọ kiểu này thường rất được chú ý vào thiết kế, nội thất cao cấp, không gian sống sang trọng, phù hợp với người có thu nhập khá, muốn trải nghiệm không gian sống riêng tư, hiện đại.

Với số vốn 800 triệu, mô hình phòng trọ giá rẻ hoặc tầm trung sẽ phù hợp hơn với bạn. Nếu muốn chuyển hướng qua phòng cao cấp, có thể phải giảm bớt số lượng vì phần lớn chi phí phục vụ cho thiết kế, sắm sửa nội thất. Ngoài ra, còn phải phụ thuộc vào đặc điểm và thu nhập của dân cư tại khu vực bạn định kinh doanh.

Tối ưu khâu quản lý

Bạn phải là người nắm danh sách khách thuê, chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh và đảm bảo tính an ninh cho khu trọ. Nếu trong trường hợp không thể tự mình quản lý thì bạn nên thuê bên thứ ba để đảm bảo tốt nhất cho khách thuê, tuy nhiên cũng đồng nghĩa bạn phải mất thêm một khoản phí.

Quản lý thuê trọ là khâu rất quan trọng, dù khách hàng của bạn là đối tượng thuộc phân khúc nào thì cũng nên chú ý đến điều này, nó trực tiếp bảo vệ cho chính tài sản mà bạn tạo ra cũng như tính ổn định của thu nhập.

Tiếp cận bằng nhiều cách

Ngày nay, các dãy trọ đưa vào kinh doanh trên thị trường không hề ít, là “món ngon” mang lại lợi nhuận hấp dẫn nhưng cũng vì thế mà tỷ lệ cạnh tranh khá cao. Phòng mới, phòng đẹp là lợi thế nhưng nếu không biết cách tiếp cận, sẽ rất khó để người thuê tìm đến. Ngoài facebook, bạn có thể tận dụng các trang rao vặt nhà đất khác để đăng tin. Những trang này có tỷ lệ người truy cập lớn và số lượng nhu cầu thực cũng không hề ít.

Hoặc nhanh chóng hơn là nhờ đến các đơn vị chuyên môi giới bất động sản. Các đại lý môi giới cho thuê uy tín sẽ giúp giảm bớt những rắc rối gặp phải khi xem nhà và đàm phán với những người thuê tiềm năng, giúp dãy trọ của bạn được cho thuê một cách thuận lợi nhất.

Kinh doanh phòng trọ là hình thức đầu tư dài hạn bởi bản chất của bất động sản về lâu dài luôn có nhu cầu lớn. Do đó, bạn chỉ cần lên phương án ban đầu thật chắc, sau khi đi vào vận hành ổn định, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Nên lưu ý rằng luôn bắt đầu từ sự vừa đủ, số phòng hợp lý là từ 10 phòng đổ lại cho nguồn vốn 800 triệu (tùy theo loại hình).

Có 800 triệu nên đầu tư gì? 6 bí kíp làm giàu trên đây là 6 câu chuyện với những màu sắc khác nhau. Có thể bạn thích hợp để trải nghiệm những kế hoạch mang tính riêng biệt, mới lạ nhưng cũng có thể hợp “gu” với những gì an toàn, bền vững hơn. Đây chính là điểm thú vị trong kinh doanh, dù lựa chọn gì cũng có thể phản ánh được cá tính riêng trong bạn. Đầu tư là một câu chuyện dài với rất nhiều chương khác nhau, nếu đam mê, đừng ngại trở thành một trong các tác giả thành công, viết tiếp ý tưởng “tiền đẻ ra tiền” để nhiều người khác cùng tham khảo.

Xem thêm: