Có 600 triệu nên đầu tư gì? 6 gợi ý lý tưởng nhất

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Có 600 triệu nên đầu tư gì? Làm sao để từ 600 triệu, bạn có thể thu về khoản lợi nhuận hấp dẫn lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Kinh doanh và tạo ra lợi nhuận là mục tiêu thường thấy với những ai sở hữu trong tay một số tiền nhàn rỗi, dù là chỉ vài chục - vài trăm triệu cho đến tiền tỷ. Khi nền kinh tế ngày càng sôi động và phát triển, phần lớn con người luôn mong muốn đặt dòng tiền trong sự vận hành của các cách thức, phương thức sinh lợi sao cho thật hiệu quả, lý tưởng nhất.

Lựa chọn đầu tư với 600 triệu

Có 100 triệu nên làm gì, có 200 triệu nên đầu tư gì,... bắt đầu từ những ý tưởng đơn giản, quy mô nhỏ; nhưng từ số vốn 400 - 500 triệu và cụ thể là 600 triệu, nhà đầu tư đã bắt đầu mở rộng phạm vi sang các hình thức với đầu vào lớn, lấn sân qua lĩnh vực độc đáo, “khó nhằn” hơn. Tuy nhiên, cũng chính bởi tính đột phá và khác biệt, các lựa chọn này mang đến cho họ mức lợi nhuận hấp dẫn, luôn theo sát xu hướng, nhu cầu của thị trường.

Ở bất kỳ giai đoạn nào cũng vậy, vốn đầu tư quyết định đến lĩnh vực, hình thức xuống tiền nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định lợi nhuận. Muốn có lãi cao, hiệu quả kinh doanh ổn định, bắt buộc cá nhân phải có sự hiểu biết và chiến thuật phù hợp về ngành nghề đầu tư. Với 600 triệu, bạn cũng có thể trở thành “ông chủ” hoặc ngược lại; số đông phản ánh tốt sức hút nhưng chưa hẳn đã là thước đo chuẩn mực về độ phù hợp.

Hiện nay, bên cạnh đầu tư, kinh doanh nhà đất - lĩnh vực được xem là “con gà đẻ trứng vàng” của nền kinh tế nhiều biến động, có những hình thức kinh doanh khác cứ ngỡ là cũ nhưng lại có chỗ đứng và mức lợi nhuận cực kỳ tốt trên thị trường. Nếu bạn chưa biết có 600 triệu nên làm gì, cũng chưa đủ kinh nghiệm hay sự tự tin để thử sức với đầu tư đất nền, tại sao không thử suy nghĩ về 6 gợi ý lý tưởng có trong bài viết này!

Kinh doanh đặc sản vùng miền

Đặc sản hay gọi một cách dễ hiểu là món ngon đặc trưng của mỗi vùng miền, tưởng chừng như khó để kinh doanh “tổng hợp” tại cửa hàng, thường chỉ xuất hiện theo kiểu món nào thì bán ở những khu, vùng du lịch đặc trưng của món đó thì nay lại là “cần câu cơm” siêu lợi nhuận cho người sở hữu 600 triệu tiền vốn.

Một khảo sát khá thú vị đã chỉ ra rằng, phần lớn du khách ở thời điểm đi du lịch họ thường khó xác định được mình nên mua đặc sản gì dù thực tế đã có nghiên cứu, tìm hiểu trước. Vì vậy, họ chỉ mua mỗi thứ một ít hoặc thậm chí chỉ dám mua một vài món ít ỏi. Kết quả là sau khi trở về, họ mới bắt đầu cảm thấy “thèm” những món mình đã bỏ lỡ hay muốn ăn lại một lần nữa. Từ chính nhu cầu này, ý tưởng kinh doanh cửa hàng đặc sản quê được hình thành với mong muốn giúp cho “thực khách” có thể du lịch ẩm thực tại gia.

Kinh doanh đặc sản vùng miền có thể hiểu là chủ cửa hàng sưu tầm và nhập các mặt hàng là món ngon của nhiều địa phương trên cả nước như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc, Quy Nhơn, vùng Tây Bắc,... quy tụ trong cùng một không gian để người mua thoải mái lựa chọn. Như vậy, tính phong phú, độc lạ là đặc điểm tiêu biểu của hình thức kinh doanh này - đó phải là thứ mà ở ngay nơi bạn ở không thể sản xuất hoặc không có nguồn cung đảm bảo chất lượng, hương vị đặc trưng.

Kinh doanh đặc sản  vùng miền

Với 600 triệu, bên cạnh việc chuẩn bị mặt hàng, thiết bị cho cửa hàng, phần lớn số vốn bạn dành để lấy hàng bởi đa phần đặc sản của vùng miền thường có giá cao, cần chi phí để vận chuyển, bảo quản. Tuy nhiên, đổi lại, bạn sẽ sở hữu nhiều mặt hàng độc đáo, khác biệt.

Để “dự án đặc sản vùng miền” của bạn đạt được hiệu quả như mong muốn, tương tự nhiều mặt hàng, ngành nghề khác, bạn cần có sự am hiểu về thị trường, phân khúc khách hàng và đặc điểm sản phẩm mà mình đang kinh doanh.

Nghiên cứu thị trường, nhu cầu người mua

Muốn biết mình nên nhập những loại đặc sản nào về, trước hết, bạn phải dành thời gian để khảo sát thị trường ở khu vực dự định kinh doanh đã có cửa hàng nào hay chưa, nếu có thì mặt hàng phổ biến của họ là gì, giá cả ra sao; “điều tra” về sở thích ăn uống của người mua, xem xem khách hàng đang thực sự muốn và thích món ăn đặc sản vùng miền như thế nào,...

Trên thực tế, nhóm khách hàng quan tâm đến đặc sản quê được phân hóa thành nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm dân công sở - văn phòng, bà nội trợ, nam giới là dân kinh doanh thường gặp gỡ đối tác, và cũng có thể là du khách từ nơi khác đến địa phương bạn. Tương ứng với mỗi đối tượng, họ sẽ có yêu cầu về giá, chất lượng, loại đặc sản khác nhau như trái cây, thịt động vật, thịt rừng, bánh kẹo mứt, cà phê, các loại gia vị,...

Lựa chọn nguồn hàng và loại đặc sản

Hiện nay, những nơi cung cấp mặt hàng đặc sản vùng miền không thiếu nhưng phần lớn là hàng không đúng “bản gốc”, hàng kém chất lượng. Do đó, nếu sản phẩm không phải là đặc sản của địa phương, bạn nên có thời gian đi xem trực tiếp, tận tay kiểm chứng chất lượng, xuất xứ, đây cũng là cách để bạn đảm bảo uy tín cho cửa hàng của mình. Với mặt hàng tại địa phương, bạn nên tham khảo nhiều nơi để lựa chọn được mức giá tốt và nơi có chất lượng hàng ra ổn định, ít thay đổi nhất.

Đặc sản vùng miền hiện nay rất đa dạng. Nếu là sản phẩm đồ khô, bạn có thể lấy hàng theo lượng tiêu thụ. Riêng với trái cây thì phải chọn theo mùa, theo vụ. Tuy nhiên, chỉ nên chọn những mặt hàng mới lạ, khác biệt với những gì đã có tại nơi kinh doanh hoặc ít cửa hàng cung cấp. Ví dụ bánh đậu xanh Hải Dương, độ phổ biến của chúng không thích hợp để tạo ra sức hút cho công việc kinh doanh của bạn; nhưng bạn có thể tham khảo thịt trâu gác bếp, bò một nắng, muối kiến, bơ sáp Đắk Lắk, thịt heo rừng,...

Đa dạng hóa dịch vụ đi kèm

Không chỉ đóng vai trò là tư vấn viên, mang “sứ mệnh” đưa khách hàng đến gần hơn với những tinh hoa ẩm thực vùng miền, bạn có thể khiến các thượng đế của mình hài lòng hơn với dịch vụ ship hàng tận nơi, nếu gần có thể miễn phí vận chuyển. Thực ra, số tiền ship hàng không nhiều nhưng lại phản ánh được sự nhiệt tình, thái độ phục vụ - điều mà khách hàng mong đợi và cam kết quay trở lại lần sau.

Bạn có thể thuê một shipper riêng thành thạo đường phố, hoặc thuê một đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp để bảo đảm giao hàng nhanh, đúng lịch, giữ được hương vị tươi ngon của đặc sản (nhất là với đặc sản tươi sống).

Nhiều người lựa chọn kinh doanh đặc sản online với số vốn ít hơn, tầm 200 - 300 triệu nhưng nhìn chung, với mặt hàng này, nếu có cửa hàng khang trang, hệ thống thiết bị bảo quản hiện đại, khách hàng sẽ tin tưởng hơn. Bạn cũng có thể lập ra trang web, fanpage riêng để hỗ trợ quảng cáo thương hiệu và mua hàng trực tuyến cho các khách hàng thân quen.

Sản xuất và kinh doanh đậu phụ

Không nhất thiết phải ở nông thôn, dù ở bất kỳ vùng miền nào, nếu muốn bạn cũng có thể khiến tiền đẻ ra tiền nhờ những miếng đậu phụ bình dân này. Tại các chợ, siêu thị trong nước hiện nay, đậu phụ là loại thực phẩm luôn được bày bán và có lượng tiêu thụ lớn trong ngày. Ít ai ngờ rằng, chỉ 5.000 đồng cho mỗi miếng đậu, lợi nhuận hàng năm có thể lên đến cả trăm triệu.

Đậu phụ được làm từ đậu tương, có giá nhập sỉ khá rẻ nên chi phí đầu tư vào không cần quá cao. Phần lớn số tiền được dùng để sắp xếp nhà xưởng, mua dụng cụ, thiết bị máy móc chuyên làm đậu phụ, gồm: máy xay, nồi nấu nước, máy ép,… để tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất. Ngoài sản xuất đậu phụ là chính, bạn cũng có thể tận dụng để làm thêm sữa đậu, tào phớ,... để bán hoặc nhập số lượng lớn cho các quán. Nếu chưa biết có 600 triệu nên kinh doanh gì thì đây là một gợi ý đáng cân nhắc. Số vốn 600 triệu là mức khá hợp lý để triển khai mô hình này.

Sản xuất đậu phụ

Tuy nhiên, khi kinh doanh một sản phẩm bình dân bằng số vốn lớn, bạn nên xác định được rằng đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn sẽ khác so với buôn bán nhỏ lẻ cho các bà nội trợ, người dân địa phương. Theo đó, có 2 nhóm “đối tác” mà bạn hướng đến:

  • Khách hàng thu nhập trung bình và cao, kinh doanh quy mô lớn: thường là các cửa hàng thực phẩm lớn, các siêu thị. Giá bán cho các khách hàng này tuy cao nhưng chất lượng rất khắt khe, phải đảm bảo các tiêu chuẩn và chỉ số đánh giá. Tuy nhiên, cũng chính các khách hàng này sẽ là người giúp bạn xây dựng được thương hiệu riêng của mình nhờ uy tín của họ.
  • Khách hàng là các nhà hàng, quán ăn, buôn sỉ: nhập sỉ cho các nhà hàng, quán ăn sẽ giúp bạn tìm được đầu ra ổn định, an toàn. Tuy nhiên, ngoài chất lượng, bạn phải đảm bảo giá của mình có khả năng cạnh tranh cao với các đơn vị cung ứng khác.

Bên cạnh đó, kinh doanh đậu phụ thời điểm này sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với bạn. Muốn thắng, có chỗ đứng trên thị trường, bắt buộc bạn phải tạo ra khác biệt từ hương vị, chất lượng của mỗi thanh đậu. Để làm được điều này, bạn cần tập trung vào 3 yếu tố dưới đây:

  • Tìm nguồn nguyên liệu chất lượng: là thực phẩm có thể ăn liền hoặc chế biến thành nhiều món khác nhau, người tiêu dùng rất coi trọng “độ sạch” của đậu phụ, bất kể thông tin nào liên quan đến việc sử dụng nguyên liệu, quy trình, cơ sở vật chất bẩn đều khiến người mua “dị ứng”. Do đó, đừng vội vàng đánh vào lợi nhuận, phải lấy chữ tín làm đầu, lựa chọn cho mình nhà cung cấp nguyên liệu (đậu nành) uy tín, an toàn.
  • Sử dụng máy móc hiện đại: bạn có thể lựa chọn mua máy móc nhỏ lẻ hoặc dây chuyền làm đậu phụ chuyên nghiệp nhưng dù là lựa chọn nào thì máy móc cũng phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật, sạch sẽ, an toàn cho sản xuất. Đơn vị cung cấp chuyên nghiệp, bảo hành tốt, sẵn sàng sửa chữa, khắc phục khi có vấn đề phát sinh.
  • Nâng cao tay nghề và hoàn thiện công thức: cùng là đậu phụ nhưng chất lượng sẽ không giống nhau ở mỗi xưởng sản xuất, có nơi đậu lỏng, bề mặt rỗ nhưng cũng có nơi đậu cầm chắc tay, mịn màng, nhìn thẩm mỹ, ngon miệng hơn,... Bạn có thể học, tự thực hành để rút ra công thức làm đậu hoàn hảo nhất. Đó chính là cách giúp bạn cạnh tranh được với các cơ sở khác trên thị trường.

Kinh doanh đậu phụ được xem là dễ làm, dễ có doanh thu nhưng vốn phải cần có thời gian để khẳng định chỗ đứng. Vì vậy, 600 triệu của bạn có thể tạo ra thu nhập, lợi nhuận từ đậu phụ nhưng không hẳn là chỉ sau vài tháng thực hiện. Dù giá bán ra chỉ là “tiền lẻ” nhưng với quy mô lớn và làm đúng cách, con số này có thể nhân lên hàng nghìn lần như thế. Một chủ cơ sở đậu phụ tại Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh cho biết, mỗi tháng anh có thể thu về ít nhất là 30 triệu đồng tiền lãi.

Kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch

Nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày một phổ biến trong đời sống cư dân khi tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày một len lỏi vào thị trường hiện nay. Mở cửa hàng thực phẩm sạch với 600 triệu là một lợi thế rất lớn, bởi số vốn này khách quan để đánh giá, đủ cho bạn có một mặt bằng đẹp, nguồn hàng phong phú, chất lượng và không gian bày bán thoải mái.

Cửa hàng thực phẩm sạch

Tuy nhiên, trên thực tế, dù số lượng cá nhân tham gia vào thị trường này rất đông nhưng chỉ chưa đến 10% còn trụ vững. Là dòng sản phẩm hút người mua nhưng lại không dễ để tạo dựng niềm tin và vận hành lâu dài, muốn thành công, có rất nhiều vấn đề xoay quanh bạn cần biết rõ.

Thứ nhất, dù thực phẩm của bạn sạch nhưng khó để thuyết phục người mua tin điều đó: thói quen đi chợ truyền thống, mua rau củ quả ở chợ lề đường đã trở thành “nếp sống” từ nhiều năm nay của người dân. Việc mua thực phẩm ở siêu thị, cửa hàng rau củ sạch dù phổ biến trong vài năm gần đây nhưng không thể nào thay thế được hoàn toàn. Bên cạnh đó, hàng loạt thông tin trái chiều về thực phẩm không an toàn ngay trong các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi càng khiến khách hàng không mấy “mặn mà”.

Thứ hai, giá bán thực phẩm sạch luôn cao hơn so với rau củ ở chợ. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người ngại ghé vào cửa hàng. Tâm lý ham rẻ trong phút chốc xóa bỏ mọi tiêu chuẩn về độ sạch và an toàn. Không phải ai cũng sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí lớn hơn bình thường để mua thực phẩm.

Đây là hai khó khăn điển hình cho mô hình kinh doanh thực phẩm sạch hiện nay, chiếm phần lớn nguyên nhân dẫn đến thất bại vì nhà đầu tư không thực sự quan tâm, tìm cách giải quyết vấn đề. Do đó, mấu chốt để thực phẩm sạch lên ngôi chính là khắc phục bằng một chiến thuật phù hợp.

Lựa chọn điểm đặt cửa hàng

  • Khu vực đông dân cư thu nhập khá trở lên và có tri thức càng tốt.
  • Khu vực đông người đi qua lại và tiện cho việc ghé qua mua thực phẩm, như gần chợ, gần trường học, gần các tòa nhà cao tầng (dân công sở ).
  • Khu vực có thu nhập cao vẫn chưa có nhiều cửa hàng thực phẩm sạch hoặc một số khu đô thị nơi xa chợ, siêu thị lớn,...

Điều kiện mặt bằng

  • Diện tích khoảng từ 35m2 đến 50m2 hoặc có thể rộng hơn, tùy điều kiện, khả năng và định hướng của bạn; không gian càng lớn càng dễ thu hút khách và trưng bày thực phẩm.
  • Mặt tiền càng rộng càng tốt, tốt nhất là 2 mặt tiền, có không gian để xe rộng rãi, mặt tiền rộng ít nhất là 3m

Trang thiết bị tại cửa hàng

  • Cửa hàng cần có ít nhất 1 tủ đông (loại tủ mặt kính) để trưng bày hàng đông lạnh.
  • 1 tủ mát đựng thịt lợn, bò, gà, vịt, cá hồi… và các loại thịt động vật khác.
  • 1 - 2 tủ đựng hoa quả để trưng bày bán hoa quả và bảo quản rau khi không bán hết,…
  • Máy tính tiền, máy quét mã sản phẩm, máy tính để theo dõi kho hàng,...

Nghệ thuật thu hút bằng “mắt nhìn”

  • Cửa hàng thực phẩm sạch nên chọn trang trí chủ đạo bằng gam màu sáng, trắng hoặc xanh lá cây để tạo cảm giác sạch sẽ, mát mẻ.
  • Nên đặt các biển ngang, biển đứng ra ngoài vỉa hè để thu hút khách.
  • Treo một số ảnh liên quan đến khảo sát thực tế nguồn hàng, các loại giấy tờ chứng nhận nguồn gốc sản phẩm, câu slogan thể hiện sứ mệnh, tầm nhìn của cửa hàng,...

Tìm nguồn sản phẩm sạch đúng nghĩa

  • Bạn phải chứng minh được giá bán tương xứng với chất lượng, gạt bỏ các tin đồn thất thiệt trước đó.
  • Cửa hàng của bạn bắt buộc phải có những nguồn hàng chất lượng riêng, khác biệt so với những cửa hàng trước đó và tỷ suất lợi nhuận ở mặt hàng đó cao hơn các cửa hàng khác.
  • Biết cách sơ chế, đóng khay, sử dụng màng bọc thực phẩm và bảo quản thực phẩm ở tủ mát, tủ đông,...
  • Tìm địa chỉ cung cấp với giá tốt nhất những vật dụng tại cửa hàng như túi nilon, khay thực phẩm, màng bọc, băng keo,...

Mở xưởng làm bún

Tương tự như đậu phụ, bún cũng là một trong số các thực phẩm có tỷ lệ tiêu thụ cực kỳ cao. Bún tuy không phải là món lạ nhưng được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt, nhất là bữa sáng. Số lượng quán bún hiện có đủ để cho bạn thấy tiềm năng từ loại hình này lớn đến mức nào, chưa kể đến doanh thu từ việc bán lẻ và nhập hàng cho các siêu thị, cửa hàng khác,...

Ưu điểm của mô hình này là dễ thực hiện, vốn vừa phải. Tuy nhiên, bún là thực phẩm làm từ gạo, dễ ăn, dễ chế biến nhưng bún sạch, không sử dụng phụ gia, chất bảo quản thì thường chỉ có thể tiêu thụ trong ngày. Vì vậy, quan trọng nhất là bạn phải ước lượng được quy mô và lượng bún sản xuất mỗi ngày phù hợp với đầu ra.

Mở xưởng bún

Với 600 triệu, xưởng bún của bạn đã thuộc hàng quy mô. Theo đó, cũng sẽ có nhiều chi phí phát sinh hơn như mặt bằng lớn, xây dựng nhà xưởng, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, lương nhân công, chi phí thuê trung gian phân phối, chi phí quảng bá, truyền thông,…

Trên thực tế, dù với số vốn ít hơn 600 triệu, bạn vẫn hoàn toàn có khả năng mở một xưởng bún (cũng có thể phù hợp với có 500 triệu kinh doanh gì hay làm gì khi có 400 triệu); số còn lại dùng để dự phòng hoặc dành cho việc mở rộng quy mô về sau. Tuy nhiên, có 3 vấn đề lớn nếu bạn muốn xưởng bún của mình hoạt động hiệu quả, có chỗ đứng trên thị trường, nhận được sự tin tưởng từ đối tác:

Xác định khách hàng trước khi quyết định quy mô: đừng bao giờ suy nghĩ đến việc cứ sản xuất rồi mới tìm người mua hoặc có hàng thì người mua tự tìm đến. Đặc thù của sản phẩm này buộc bạn phải có đầu ra để đảm bảo quy mô sản xuất phù hợp.

Những nhóm khách hàng chính mà bạn có thể cân nhắc là khách hàng cá nhân đến trực tiếp xưởng để mua theo số lượng nhỏ hoặc mua cho các quán ăn nhỏ của mình. Ngoài ra còn có khách hàng tiềm năng là các nhà hàng lớn, nổi tiếng; hoặc nhà ăn của trường học, xí nghiệp, quân đội,…

Lựa chọn quy trình tối ưu nhất: khoảng thời gian trước, hoặc một số mô hình nhỏ lẻ hiện nay, bún được sản xuất hầu như là bằng phương pháp thủ công. Tuy năng suất không cao nhưng chất lượng bún làm ra lại rất cao, sợi bún tươi ngon và đẹp mắt.

Tuy nhiên, khi đã kinh doanh một cách “chuyên nghiệp”, cách làm thủ công như vậy không thể đáp ứng được kỳ vọng về doanh thu và lợi nhuận. Do đó, bạn cần phải tận dụng máy móc, quy trình hiện đại để tiết kiệm nhân công và đẩy nhanh năng suất. Chất lượng bún sẽ được quyết định rất lớn bởi chất lượng máy, kỹ thuật quy trình. Vì vậy, hãy mạnh dạn đầu tư vào trang thiết bị để có nguồn thu nhập tốt nhất.

Kiểm định an toàn thực phẩm: những xưởng bún chạy đua lợi nhuận, sử dụng chất tẩy, nguyên liệu bẩn chẳng mấy chốc đều bị tẩy chay. Khi bắt đầu với mô hình này, bạn cần đặt vấn đề vệ sinh lên hàng đầu. Chỉ khi sản phẩm thật sự chất lượng và sạch sẽ thì những hoạt động truyền thông, quảng bá trong tương lai mới tạo được ấn tượng với khách hàng. Tuy nhiên, không chỉ nói miệng hay dán các nhãn mác hàng sạch với tư cách cá nhân, bạn nên tiến hành đăng ký kiểm định an toàn thực phẩm để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Có 600 triệu nên làm gì? Việc mở một xưởng sản xuất và kinh doanh bún nghĩ có vẻ “hời hợt” nhưng thực tế lại là nguồn nhập vô cùng ổn định và có khả năng sinh lợi rất cao.

Mở tiệm giặt ủi

Không riêng gì khách hàng cá nhân, nhiều công ty, văn phòng, khách sạn nhỏ,... không có phòng giặt ủi, buộc phải cần đến sự hỗ trợ của dịch vụ bên ngoài. Tại các đô thị hiện nay, các tiệm giặt ủi được mở ra khá nhiều nhưng không hẳn cửa tiệm nào cũng có cách thức và điều kiện đủ để đáp ứng tiêu chuẩn “giặt là” của người dùng. Họ không có thời gian, số lượng giặt ủi lớn nhưng so với số tiền bỏ ra, họ muốn có được chất lượng tốt nhất: sạch sẽ và không gây hư hỏng quần áo, chăn màn, đồ dùng,... được gửi giặt.

Vì vậy, đây là một cơ hội lớn cho số vốn 600 triệu. Số tiền này đảm bảo giúp bạn mở được cửa tiệm giặt ủi quy mô, máy móc hiện đại và chất lượng tốt, thời gian thực hiện nhanh chóng. Bạn cần lên phương án để sử dụng một lượng vốn đầu tư cho máy móc như máy giặt cỡ lớn, máy sấy khô, các loại máy giặt dành cho những loại quần áo đặc thù như áo dạ, áo da,... Đây là phần rất quan trọng nếu muốn cửa tiệm hoạt động hiệu quả.

Kinh doanh dịch vụ giặt ủi

Các chi phí tham khảo khi mở tiệm giặt ủi

Chi phí thuê mặt bằng

Nếu nhà bạn không đủ diện tích, phải thuê ngoài thì mặt bằng không nhất thiết phải trung tâm nhưng di chuyển thuận lợi là điều kiện bắt buộc, đường rộng rãi, xe tải, xe ô tô có thể ra vào. Thứ hai, mặt bằng phải chọn gần nơi đông dân cư, khách sạn, văn phòng, công ty - những khách hàng tiềm năng. Thứ ba, diện tích lớn, có không gian để đặt máy móc, nơi tiếp nhận đồ của khách, nơi để đồ sau khi hoàn thành,... Chi phí trung bình khoảng 10 đến 20 triệu tiền mặt bằng .

Chi phí về trang thiết bị

Trang thiết bị cho 1 tiệm giặt là bao gồm các máy giặt công nghiệp, máy là lô công nghiệp, bàn cầu là, máy sấy công nghiệp, các bàn phục vụ, tủ bảo quản quần áo mới và quần áo cũ . Với khoản này chúng ta cũng phải chi cũng phải tầm 400 đến 500 triệu tùy vào các dòng máy giặt và máy sấy. Thông thường, đầu tư máy tốn sẽ giảm bớt các chi phí sửa chữa, bảo hành về sau.

Cách chọn máy giặt dựa trên khối lượng:

Đối với quần áo

Khối lượng quần áo khoảng từ 3 – 5 bộ/kg, tương đương mỗi lần có thể giặt cùng lúc được từ 75 – 150 bộ và 750 – 1500 bộ quần áo mỗi ngày.

Đối với chăn

Khối lượng 1 cái chăn khoảng từ 3 – 5kg, tương đương mỗi lần có thể thể giặt cùng lúc từ 6 – 8 cái và 60 – 80 cái chăn mỗi ngày.

Đối với phòng nhà nghỉ

Khối lượng chăn ga khoảng từ 1,5 – 3kg, như vậy có thể thể giặt cùng lúc từ 10 – 20 phòng nghỉ và mỗi ngày mức giặt tối đa là từ 100 – 200 phòng.

Đối với khách sạn 3 sao – 5 sao

Khối lượng chăn ga, rèm màn nặng khoảng từ 3 – 5kg, mỗi lần thể giặt được từ 6 – 10 phòng; như vậy, mỗi ngày có thể giặt được từ 60 – 100 phòng.

Chi phí cho hóa chất giặt

Các khách hàng không chỉ quan tâm đến độ sạch của quần áo mà việc chúng mềm mại, lưu lại hương thơm cũng là một điểm cộng lớn. Dù tiết kiệm đến mấy thì bạn cũng không nên quá “tằn tiện” cho việc đầu tư vào nước giặt. Đặc biệt, cần phải sử dụng loại nước giặt chuyên dụng cho máy giặt công nghiệp. Mức chi phí cho hóa chất giặt tẩy thường dao động từ 1 - 2 triệu đồng mỗi tháng, có thể cao hơn khi số lượng giặt nhiều.

Chi phí nhân công

Chi phí nhân công nằm trong khoảng từ 5 đến 7 triệu mỗi tháng tùy vào tính chất công việc. Dựa trên quy mô và lượng hàng thực tế, bạn có thể cân nhắc xoay ca hoặc thuê thêm nhân công hỗ trợ.

Chi phí điện nước

Điện, nước là hai nguồn năng lượng chính cho mô hình giặt ủi. Công suất của máy quyết định đến lượng điện, nước tiêu thụ. Hàng tháng, chi phí cũng có thể lên đến vài triệu đồng.

Như vậy, 600 triệu ngoài khâu chuẩn bị ban đầu, bạn vẫn còn dư một khoản đến chi trả cho những chi phí trong tháng đầu tiên khi chưa có doanh thu ổn định.

Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, in ấn

Nhiều quan điểm cho rằng, với ngành nghề quảng cáo, in ấn, muốn kinh doanh cần có số vốn lớn, tầm từ 1 tỷ đồng trở nên mới có thể “đâu ra đấy”. Tuy nhiên, có 600 triệu nên đầu tư gì, lĩnh vực này vẫn tỏ ra khá “vừa vặn” và tiềm năng.

Dịch vụ quảng cáo, in ấn

Quảng cáo, in ấn là dịch vụ luôn được quan tâm trong đời sống, nhất là khi nhu cầu kinh doanh, quảng bá hình ảnh, thương hiệu,... phát triển rầm rộ như hiện nay. Quảng cáo thời hiện đại không còn là những nét vẽ thủ công, đòi hỏi tay nghề cao; thay vào đó là sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, vận hàng bằng sự sáng tạo của con người. Với những lợi thế về chất liệu, thẩm mỹ cũng như độ bền thì đây thật sự là hình thức đang và sẽ phát triển rất mạnh trong thời gian tới.

Loại hình kinh doanh này đặt ra yêu cầu khá cao về máy móc, dù khâu truyền thông, pr của bạn tốt đến đâu nhưng chất lượng, sự đặc sắc không có thì khách hàng chẳng thể nào tự nguyện rút tiền. Vì vậy, trước khi bắt đầu, bạn cần xác định được:

  • Đầu tư máy móc phải là những loại máy về in ấn theo model mới nhất, tốt nhất, để đảm bảo chất lượng in tốt nhất, cạnh tranh cao và tránh hỏng hóc trong quá trình sử dụng
  • Đội ngũ nhân viên: bạn sẽ cần nhân sự cho những vị trí nào: nhân viên thiết kế, nhân viên chuyên in, nhân viên kỹ thuật, nhân viên giao thành phẩm,... Điều này còn phụ thuộc vào quy mô, một số trường hợp bạn có kỹ năng cũng có thể tham gia để tiết kiệm chi phí.
  • Giấy in và chất liệu để in: nguồn hàng và mặt bằng giá là bao nhiêu, chất lượng ở mức độ nào. Tiền vật liệu in ấn đôi khi chênh lệch 100 - 200 đồng cũng có thể khiến chi phí bị đội lên.

Với số vốn 600 triệu, số lượng máy móc của bạn có thể sẽ không phong phú bằng những công ty quy mô lớn. Tuy nhiên, chừng ấy có thể gọi là đủ để bạn cung cấp những dịch vụ trên mức cơ bản. Nếu chất lượng, tiến độ làm việc tốt, uy tín, sẽ không mất nhiều thời gian để bạn có thể mua những thiết bị tốt hơn, hiện đại hơn để mở rộng quy mô.

Có 600 triệu nên đầu tư gì? 6 gợi ý kể trên là công cụ sinh lời khá hiệu quả. Thực tế, bạn có nhiều hơn những lựa chọn này, tuy nhiên, dù là bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào, tìm hiểu chuyên sâu và lên kế hoạch chi tiết cũng là công thức của sự thành công.

Xem thêm: