Có 400 triệu nên làm gì? [Bí kíp làm giàu]

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Gợi ý và hướng dẫn chi tiết những hình thức sinh lời phù hợp cho lựa chọn có 400 triệu nên làm gì. Bài viết dành cho ai muốn sở hữu bí kíp làm giàu hiệu quả.

Sở hữu một số tiền nhàn rỗi hoặc khoản vốn 400 triệu trong tay là lợi thế lớn để có thể khiến “tiền đẻ ra tiền” dưới nhiều hình thức hấp dẫn. So với có 100 triệu nên làm gì để sinh lời hay có 200 nhàn rỗi nên làm gì, ngân sách 400 triệu đủ để bạn thử sức ở các hình thức đầu tư/kinh doanh quy mô hơn. Nếu để gọi là số vốn khủng thì chưa đủ nhưng thực tế, khoản đầu tư này không hề nhỏ, bạn sẽ phần nào bớt áp lực để chạm tới ước mơ giàu có của mình.

Kinh doanh nhà đất với các lựa chọn như đầu tư bất động sản cho thuê, đất nền vùng ven, kinh doanh bất động sản ở nông thôn khá vừa tầm với 400 triệu nhưng chưa hẳn đã phù hợp với tất cả đối tượng. Cùng xem có 400 triệu nên đầu tư gì ngoài bất động sản? Lựa chọn nào thực sự phù hợp và tiềm năng với bạn?

Đầu tư vào siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi

So với kinh doanh cửa hàng tạp hóa cho số vốn từ 100 - 200 triệu, siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi cần chi phí lớn hơn nhưng tỏ ra khá chiếm ưu thế nhờ vào tính phù hợp với nhịp điệu, phong cách sống của người trẻ và các gia đình hiện đại ngày nay.

Ưu điểm của siêu thị mini là tạo ra không gian mua sắm phong phú các mặt hàng, dễ dàng lựa chọn khi hàng hóa được bày sẵn trên kệ, phân theo từng khu vực; thanh toán nhanh chóng, chính xác nhờ thiết bị hỗ trợ. Nói chung, siêu thị mini mang đến cảm giác tự do và chủ động cho người mua như khi mua sắm tại những siêu thị lớn; dù chủ yếu là các mặt hàng nhu yếu phẩm thường ngày, đồ ăn nhanh nhưng khoảng cách di chuyển gần hơn, tiện lợi hơn. Các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi thường mở cửa đến tối muộn, thậm chí là sẵn sàng phục vụ ca đêm do đó được khách hàng đánh giá cao.

siêu thị mini

Mở siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi thường đòi hỏi một số vốn “chắc” bởi yêu cầu về mặt bằng rất cao, phải đặt ở những nơi cư dân đông đúc, nhu cầu mua sắm, sử dụng dịch vụ diễn ra liên tục. Do đó, các cửa hàng này thường gần trung tâm, gần trường học, công ty hoặc các khu nhà trọ, khu dân cư. Vì vậy, giá để thuê mặt bằng tương đối cao.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đầu tư vào các khung, kệ đựng sản phẩm, một số bộ bàn ghế, tủ lưu trữ thực phẩm, thiết bị máy móc hỗ trợ, lượng hàng hóa phải đa dạng,... Muốn cạnh tranh, bạn nên tìm nguồn hàng chất lượng, giá tốt để giá bán ra không bị đội lên quá cao nhưng vẫn có lời.

Lấy ví dụ về chi phí và kế hoạch cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini có diện tích khoảng 50m2 như sau.

Các chi phí ban đầu có thể bao gồm:

  • Chi phí cho tài sản cố định: 25 - 35 triệu
  • Chi phí nhập hàng hóa 250 - 500 triệu tiền hàng hóa (hàng tốt sẽ có giá cao hơn, tùy vào vốn để lựa chọn nhập hàng với số tiền bao nhiêu)
  • Các chi phí vận hành, nhân viên, quản lý (dựa trên hoạt động thực tế)

Các bước cơ bản cần có trong kế hoạch kinh doanh siêu thị mini:

Tìm và thuê mặt bằng: như đã đề cập, mặt bằng càng gần trung tâm, đông dân cư càng tốt. Những lựa chọn “đẹp” có thể là tầng trệt khu chung cư, ngã ba, ngã tư đường,... Bên cạnh đó, gần đó cũng chưa có quá nhiều tạp hóa hay siêu thị, cửa hàng tiện lợi khác.

Lắp đặt trang thiết bị trong siêu thị:

  • Giá kệ siêu thị, kệ trưng bày quảng cáo, kệ kho, kệ sắt lỗ đa năng, kệ chứa hàng, xe đẩy siêu thị loại nhỏ, phụ kiện siêu thị (giỏ hàng, sọt để đồ, móc treo, tủ đựng đồ),...
  • Hệ thống an ninh: cửa từ, camera, tem từ,...
  • Hệ thống quản lý: máy tính, máy quét mã vạch, bàn thu ngân
  • Thiết bị khác: trang trí, biển quảng cáo, hệ thống âm thanh, điều hòa,...

Việc tìm mua thiết bị và đơn vị thi công không quá phức tạp nhưng đơn giá lại chênh lệch đáng kể, nếu không nắm được mặt bằng chung rất dễ bị “hớ”. Cần tự mình ước lượng được số thiết bị cần thiết thay vì quá nghe theo tư vấn từ bên cung cấp.

Tìm kiếm nguồn hàng và nhập hàng:

Ngay từ khi bắt tay vào mở siêu thị, bạn đã phải có sẵn danh sách một số nơi cung cấp nguồn hàng tốt. Ngay khi hoàn thiện phần set-up đã có thể nhanh chóng lấy hàng về và chính thức đưa vào hoạt động. Một số nguyên tắc khi nhập hàng cần lưu ý:

  • Tham khảo, duy trì mối quan hệ với nhiều đơn vị cung cấp khác nhau để so sánh về giá và chất lượng
  • Cố gắng nhập hàng với giá rẻ nhất có thể
  • Xây dựng sự hợp tác lâu dài với các đơn vị nổi trội
  • Không nhập hàng nhiều tránh tồn hàng
  • Gần với kho hàng hoặc được hỗ trợ vận chuyển đến kho hàng

Trưng bày hàng hóa:

Tưởng chừng như không quan trọng nhưng việc hàng hóa được bày biện ra sao ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, đánh giá của người mua hàng. Sản phẩm nên phân theo khu vực, có bảng chỉ dẫn, sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng để khách hàng dễ quan sát và lựa chọn.

Xây dựng hệ thống quản lý:

Quản lý siêu thị mini bao gồm hai nhiệm vụ quan trọng, quản lý hàng hóa và quản lý hoạt động. Đây không phải là mô hình lớn, phức tạp nhưng cũng không hẳn là nhỏ lẻ, nếu quản lý thủ công rất dễ xảy ra sai sót.

  • Quản lý hàng hóa: toàn bộ sản phẩm nên được đưa vào hệ thống, theo dõi bằng máy móc; khi cần thiết có thể nhanh chóng xuất dữ liệu để so sánh, đối chiếu.
  • Quản lý hoạt động: đào tạo tốt chuyên môn, văn hóa làm việc cho đội ngũ nhân viên; thường xuyên đánh giá, xếp loại để nắm bắt hiệu quả kinh doanh. Tổng kết theo tuần, theo tháng để đảm bảo số liệu chính xác. Ngoài ra, cần có sự tìm hiểu về các biện pháp thu hút khách hàng. Nói chung, bạn cần có kỹ năng quản lý đối với nhiều mảng trong kinh doanh siêu thị mini.

Xây dựng thương hiệu riêng bằng quán cafe nhỏ

Thay vì mở cửa hàng dưới hình thức nhượng quyền, an toàn về công thức và lượng khách hàng; nhiều người quyết định mở quán cafe riêng của mình cho lựa chọn có 400 triệu đầu tư gì. Việc mở quán cafe có tỷ lệ cạnh tranh hiện nay khá cao tuy nhiên nếu có định hướng cụ thể, bạn hoàn toàn có thể sinh lợi thành công bởi khó nhưng tính hấp dẫn rất cao, số lượng người có nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống rất lớn.

Quán cafe

Quán cafe không chỉ đơn thuần là bán coffee, mô hình này đúng nghĩa sẽ bao gồm nhiều loại thức uống, trong đó có coffee, sẵn sàng phục vụ thêm bánh hoặc các món ăn nhẹ. Quán cafe được đánh giá cao vì có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng cho nhiều đối tượng cùng lúc, không bị giới hạn về lựa chọn; phù hợp cho người bận rộn hoặc người ngại di chuyển nhiều nơi,...

Để xây dựng thành công quán cafe mang thương hiệu của mình trong tầm vốn 400 triệu đồng, bạn cần có kế hoạch chi tiết cho một số nội dung sau đây:

  • Ý tưởng menu và công thức thực hiện: bạn có thể nghiên cứu hoặc hợp tác hoặc mua lại một số công thức pha chế đồ uống, nấu ăn,... nhằm hoàn thiện bảng menu các món được phục vụ của mình. Đây là bước rất quan trọng bởi nếu bạn sử dụng những món quá đơn giản hoặc đại trà, khả năng cạnh tranh sẽ không cao. Thông thường, nên có 1 - 2 món mang đặc trưng riêng.
  • Lựa chọn mặt bằng: với ngành hàng ăn uống, địa điểm của quán vừa phải đảm bảo tính thuận tiện, vừa phải có tính thu hút. Do đó, đầu tư vào mặt bằng, trang trí quán cũng sẽ chiếm một khoản không nhỏ. Ngoại trừ bạn tự tin công thức của quán có sức ảnh hưởng lớn tới khách hàng, nếu không, hãy cố gắng chọn một vị trí tốt nhất có thể.
  • Chuẩn bị cơ sở vật chất: ngoại trừ bàn ghế, xây dựng không gian, bạn cần bỏ chi phí để sắm những thiết bị, máy móc cần thiết cho việc pha chế. Bạn phải biết được các món mình phục vụ là gì để lựa chọn thiết bị phù hợp.
  • Nhân lực: với quy mô quán trong tầm giá 400 triệu, số lượng nhân viên không cần quá nhiều, chỉ 1 thu ngân, 1 pha chế và 1 - 2 phục vụ (nếu lượng khách đông có thể tăng nhân viên phục vụ theo ca). Vì vậy, cần chọn “ít” nhưng “chất”; nhân viên có kinh nghiệm, khả năng học hỏi nhanh để đảm bảo ý tưởng của bạn được thực hiện đúng trên thực tế; quán được vận hành xuyên suốt. Trên thực tế, việc nhân viên nghỉ việc hoặc phải thay đổi nửa chừng cũng là nguyên nhân khiến doanh thu bị ảnh hưởng.
  • Thủ tục và hồ sơ pháp lý: bạn cần hiểu và thực hiện đúng trình tự đăng ký kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế tại cơ quan có thẩm quyền tại khu vực mở quán.
  • Truyền thông và quảng cáo: so với một số loại hình kinh doanh khác, quán cafe nói riêng và các địa điểm ăn uống nói chung rất dễ thu hút và gây ấn tượng với người dùng nếu biết cách tận dụng mạng xã hội, phương tiện truyền thông để quảng bá hình ảnh. Muốn làm tốt, bạn phải có kiến thức hoặc thông qua những đơn vị marketing có năng lực. Giữa các quán có chất lượng giống nhau, quán nào đầu tư vào hình ảnh và PR tốt tất nhiên sẽ có lượng khách ấn tượng hơn.

Tuy nhiên, có một lưu ý lớn cho những ai lựa chọn kinh doanh quán cafe rằng trong 03 tháng đầu tiên, có thể doanh thu và lợi nhuận rất khó được như ý, thậm chí là “lỗ” và cần có phương án dự trù. Vì vậy, bản kế hoạch tài chính không nên đưa ra “quá sát”, nên linh động một ít để phòng trường hợp xấu xảy ra. Tuy nhiên, khi vào hoạt động ổn định, thu nhập từ mô hình này là rất lớn.

Kinh doanh cửa hàng dành cho “phượt thủ”

Những món đồ dành cho dân phượt thường giá thành cao nhưng luôn được tin tưởng lựa chọn. Với những người đam mê khám phá nhiều cung đường, việc tìm được “bạn đồng hành” chất lượng, an toàn mới là yếu tố tiên quyết. Nhờ đó, có 400 triệu nên kinh doanh gì lại liệt kê vào danh sách một ý tưởng thú vị và tiềm năng.

Shop đồ phượt

Đồ phượt có thể bao gồm rất nhiều thứ, từ những vật thông dụng như mũ bảo hiểm, găng tay, balo, giày leo núi, quần áo bảo hộ, khăn đa năng,... thì lều trại, túi ngủ, chăn đệm,... cũng là vật dụng không thể thiếu. Cửa hàng kinh doanh đồ phượt có thể vừa bán, vừa cho thuê. Nếu chịu khó đầu tư tìm nguồn hàng chất lượng, độc đáo, lượng khách tìm đến sẽ không nhỏ. Cũng chính vì vậy mà vốn và khâu nghiên cứu thị trường cần được thực hiện kỹ càng.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả kinh doanh, những shop đồ phượt này cũng thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt, giao lưu cho ai cùng đam mê du lịch, ưa thích “chủ nghĩa xê dịch”. Đây cũng là cách rất hiệu quả để giới thiệu sản phẩm và xây dựng sự “bề thế” cho thương hiệu của mình.

Một vài lưu ý quan trọng khi chọn kinh doanh đồ dùng cho dân phượt:

  • Danh sách sản phẩm: phong phú mặt hàng là một lựa chọn tốt nhưng đồng nghĩa số vốn cũng sẽ tăng theo. Do đó, cần có danh sách và đơn giá cụ thể để lượng sức nhập về. Bạn nên ưu tiên các hàng hóa thông dụng, có nhu cầu cao trước; sau đó mới xem xét đến sản phẩm mới lạ, “kén” khách (thường sẽ nổi bật và có giá khá cao).
  • Định hướng phân khúc khách hàng: cùng là dân mê phượt nhưng khả năng tài chính mỗi người không giống nhau; có người sẵn sàng bỏ ra vài triệu nhưng một số chỉ cho phép chi tiêu trong khoảng vài trăm ngàn. Vì vậy, chuyên về mặt hàng bình dân hoặc cao cấp hoặc kết hợp cả hai, nhưng cần có đối tượng khách hàng chủ đạo để cân đối nguồn hàng bởi họ sẽ quyết định phần lớn đến doanh thu.
  • Hình thức kinh doanh: có thể bán hàng trực tiếp hoặc online. Thông thường, với các món quen thuộc, giá cả bình dân, nhu cầu mua hàng qua mạng sẽ rất lớn. Trong khi đó, những sản phẩm đắt tiền, người mua thường sẽ chọn đến trực tiếp để kiểm tra chất lượng. Nên kết hợp cả hai hình thức này để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, đa dạng hóa nguồn khách hàng tiềm năng có thể tiếp cận được.

Nhu cầu du lịch, khám phá của giới trẻ ngày càng cao, vì thế các mặt hàng phục vụ cho hành trình đi phượt càng có chỗ đứng trên thị trường. Đầu tư vào mô hình này chắc chắn sẽ đưa con số 400 triệu nhanh chóng sinh lợi.

Kiếm tiền từ phòng tập gym

Đầu tư cho hình thể, tập luyện để có vóc dáng săn chắc, hấp dẫn là xu hướng làm đẹp đang dẫn đầu đối với cả nam và nữ hiện nay. Thay vì tập tại nhà với sự thiếu thốn về máy móc, thiết bị, không đảm bảo kỹ thuật, phần lớn người sử dụng dịch vụ sẵn sàng chi một số tiền hàng tháng để được trải nghiệm những giờ tập luyện đúng nghĩa nhất. Nhân cơ hội này, tại sao k thử làm gì khi có 400 triệu với một phòng tập gym chuyên nghiệp?

phòng tập gym

Trước hết, bạn cần có cái nhìn tổng quan về mô hình phòng tập này. Sẽ không quá khó khăn nếu bạn đóng vai người tập và đi tham khảo ở nhiều nơi khác nhau. Cùng là phòng tập gym với các máy móc, vật dụng quen thuộc nhưng cơ chế vận hành ở mỗi nơi có thể sẽ rất khác nhau. Quá trình thực tế sẽ giúp bạn nhìn ra cái hay, cái dở ở từng nơi để cho ra lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Thứ hai, cụ thể hóa phòng tập dựa trên đối tượng khách hàng tiềm năng. Sau khảo sát, cân nhắc trong số tiền 400 triệu, bạn xây dựng phòng tập của mình là dạng cao cấp, bình dân hay chuyên biệt (dành cho nam hoặc nữ). Điều này phụ thuộc vào khả năng tài chính cũng như đặc điểm khách hàng quanh phòng tập của bạn. Những phòng tập bình dân thường đầu tư máy móc cho cả khách nam và nữ nhưng số lượng máy sẽ ít hoặc chọn 1 trong 2 để tiết kiệm chi phí. Với phòng cao cấp, không riêng gì máy móc được đầu tư loại hiện đại mà ngay cả set-up, trang trí không gian tập luyện cũng phải khác biệt. Ngoài ra, phòng gym cũng có thể kết hợp với yoga, Aerobic, Spa,... Có rất nhiều cách để giúp dịch vụ này trở nên đa dạng và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có chuyên môn. Đến với các phòng tập, người dùng thường mong muốn nhận được sự chỉ dẫn, tư vấn tập luyện khoa học và lộ trình bài bản, rõ ràng. Do đó, dù quy mô lớn hay nhỏ, bạn cũng phải có các nhân viên am hiểu về gym, giao tiếp và kỹ năng hướng dẫn tốt để hỗ trợ khách hàng. Cũng sẽ có trường hợp, khách hàng đến và thoải mái lựa chọn máy tập nhưng thực tế, vận hành theo kiểu này rất khó để giữ chân hay tạo dấu ấn tốt với họ. Như vậy, bạn sẽ cần tối thiểu 3 nhân viên gồm: 01 huấn luyện viên thể hình, 01 nhân viên quầy lễ tân và 01 nhân viên dọn vệ sinh phòng tập để đảm bảo phòng tập có thể hoạt động tốt nhất.

Đầu tư vào phòng tập gym là lựa chọn có giá trị về lâu dài và lợi nhuận tương đối tốt, bình quân lên đến 45 - 50 triệu đồng mỗi tháng. Nếu phát triển tốt, con số này sẽ còn cao hơn khi bạn có nền tảng để mở rộng quy mô.

Có 400 triệu nên làm gì? Bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình một trong những bí kíp làm giàu hiệu quả kể trên. Có vốn hoặc tiền nhàn rỗi, hãy tìm cách để tạo ra lợi nhuận, theo nguyên tắc của giới đầu tư, đồng tiền phải luôn chạy để duy trì và “sản sinh” ra các giá trị mới.

Xem thêm: