Chuyển nhượng đất trồng lúa [Quy định mới nhất]

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Chuyển nhượng đất trồng lúa được nhà nước bảo vệ với những chính sách riêng. Hiện tại, đây là loại đất bị hạn chế chuyển đổi mục đích và có những điều kiện riêng khi sang tên, nhận chuyển nhượng.

Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương.

Để hạn chế hiện tượng chuyển nhượng đất trồng lúa chỉ nhằm mục đích đầu cơ đất đai gây lãng phí đất đai. Nhà nước đã quy định rõ điều kiện chuyển nhượng và các chế tài kiểm soát, quản lý cho từng địa phương.

Các trường hợp được nhận và không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa

Căn cứ vào:

  • Khoản 1 Điều 188, Luật Đất đai
  • Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai

Trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa

Gồm 3 trường hợp sau đây:

- Trường hợp 1: Bên chuyển nhượng, tặng cho không đủ điều kiện chuyển nhượng, tặng cho

  • Nếu bên chuyển nhượng (bên bán), tặng cho mà thiếu một trong những điều kiện trên thì không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, trong đó bao gồm cả đất trồng lúa. (Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013)
  • Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất

- Trường hợp 2: Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa là tổ chức kinh tế

- Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Trường hợp được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.

Theo Điều 3a Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được thực hiện như sau:

  • Khi thực hiện thủ tục đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm xác nhận hộ gia đình, cá nhân có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp theo quy định sau đây:
  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp.
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp sau khi có văn bản xác nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Chuyển nhượng đất trồng lúa - 1

Hồ sơ chuyển nhượng đất trồng lúa

Người sử dụng đất cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ Theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính bao gồm:

  • Bộ tờ khai đăng ký sang tên, bao gồm: Đơn đăng ký biến động mẫu số 10/ĐK; Bộ
  • Hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản chính);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp (bản gốc);
  • Văn bản xác nhận của UBND cấp xã hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp;
  • Các giấy tờ nhân thân được chứng thực bao gồm: Chứng minh thư nhân dân (Hoặc căn cước công dân/hộ chiếu); Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn của bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng;

Trong trường hợp bên chuyển nhượng/bên nhận chuyển nhượng còn độc thân thì phải cung cấp thêm Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.

Tại một số địa phương có thể yêu cầu có thêm: 1 bản chính hợp đồng chuyển nhượng; Giấy khai sinh, Đơn xin miễn giảm thuế (Trong trường hợp được miễn thuế Thu nhập cá nhân); Biên lai nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Chuyển nhượng đất trồng lúa - 2

Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa

Hồ sơ được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện. Sau khi được thông báo hồ sơ chuyển nhượng đất hợp lệ, thủ tục chuyển nhượng sẽ được tiến hành với các bước sau đây:

  • Bước 1: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

b) Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  • Bước 2: Người nộp hồ sơ thực hiện việc nộp thuế theo thông báo.
  • Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
  • Bước 4: Người thực hiện đăng ký sang tên nhận kết quả sang tên sổ đỏ là bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với thuế, phí khi thực hiện chuyển nhượng đất trồng lúa, bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo thông báo, gồm:

Trên đây là một số nội dung quan trọng về chuyển nhượng đất trồng lúa được cập nhật theo các quy định hiện hành mới nhất. Các thông tin thay đổi liên quan sẽ được chúng tôi cập nhập liên tục và kịp thời nhất trong các bài viết sau.

>>>> Xem thêm: