Chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm [Tất tần tật quy định mới nhất]

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm có thể thực hiện đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục và hoàn tất nghĩa vụ pháp lý.

Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Căn cứ vào phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Về cơ bản, chuyển nhượng đất nông nghiệp và đất trồng cây lâu năm cũng được quy định tương tự nhau.

Lưu ý, việc thực hiện chuyển nhượng, mua bán đất nông nghiệp trồng cây lâu năm chỉ hợp pháp được thực hiện với các mảnh đất đã được cấp sổ đỏ. Các trường hợp bán đất bằng giấy viết tay, không đầy đủ giấy tờ pháp lý sẽ không có hiệu lực nếu xảy ra kiện tụng.

Chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm được không?

- Dựa trên quy định tại Điều 190 Luật đất đai 2013, chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm được phép thực hiện nếu đáp ứng điều kiện sau đây:

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

- Ngoài ra, Căn cứ vào khoản 1, khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 (Luật Đất đai), người sử dụng đất nông nghiệp có quyền thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Tại khoản 3, khoản 4 Điều 191 Luật Đất đai quy định các trường hợp không được nhận chuyển quyền đất nông nghiệp gồm:

- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm - 1

Diện tích được đất trồng cây lâu năm được phép chuyển nhượng

Tại Điều 130 Luật Đất đai và quy định chi tiết tại Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai, cũng quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

Trong đó, đất trồng cây lâu năm được phép chuyển nhượng với diện tích như sau:

  • Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng
  • Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
  • Trình tự, thủ tục chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm
  • Cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm gồm:
  • Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu mảnh đất
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu mảnh đất
  • Hộ khẩu thường trú của bạn
  • Trích lục thửa đất
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực
  • Chứng từ nộp tiền thuế đất

Hồ sơ nộp tại cơ quan có thẩm quyền, sau khi hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc phòng Tài nguyên Môi trường sẽ tiến hành các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:

  • Bước 1: Văn phòng đăng ký đất đai gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
  • Bước 2: Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Bước 3. Người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính. Gồm: thuế trước bạ nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, phí thẩm định hồ sơ, phí đăng ký biến động đất đai, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu.
  • Bước 4. Văn phòng đăng ký đất đai chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất
  • Bước 5: Nhận kết quả

Chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm - 2

Đối với thuế phí chuyển nhượng, nếu bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thuộc các đối tượng được quy định tại Nghị định số 65/2013/NĐ-CP và Nghị định số 140/2016/NĐ-CP sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhânthuế trước bạ, chỉ cần nộp phí thẩm định hồ sơ, phí đăng ký biến động đất đai, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

>>>> Xem thêm: