Chuyển nhượng đất thương mại dịch vụ [Quy định mới năm 2024]
Chuyển nhượng đất thương mại dịch vụ chỉ được thực hiện với những chủ thể có quyền chuyển nhượng, chủ thể có quyền nhận chuyển nhượng theo quy định tại khoản 3, Điều 153, Luật Đất đai 2013.
Căn cứ vào:
- Luật Đất đai 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai
Đất thương mại dịch vụ được phép thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển đổi đất TMDV thành đất ở. Về cơ bản, thủ tục sẽ có một vài điểm giống cơ bản với chuyển nhượng đất phi nông nghiệp, chuyển nhượng đất thuê 50 năm hay chuyển nhượng đất rừng sản xuất,...
Đặc điểm của đất thương mại dịch vụ
Tuy nhiên để tránh những nhầm lẫn không đáng có khi mua bán đất thương mại dịch vụ, người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng phải hiểu rõ bản chất của loại đất này.
Tại điều 153, Luật đất đai 2013 có quy định: Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
- Chủ thể sử dụng đất dịch vụ, thương mại:
- Tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình Việt Nam
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Nguồn gốc và hình thức sử dụng đất dịch vụ, thương mại:
- Đất sử dụng ổn định lâu dài
- Do Nhà nước cho thuê đất
- Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất công trình sự nghiệp, đất công cộng có mục đích kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp
- Do chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Do được tặng cho, nhận thừa kế
- Do thuê đất, thuê lại đất
- Nhận góp vốn
- Thuê đất gắn liền với kết cấu hạ tầng
- Thời hạn thuê đất dịch vụ, thương mại:
- Phần lớn thời hạn thuê đất là 50 năm
- Các khu vực khó khăn về phát triển kinh tế, thời hạn cho thuê đất được kéo dài đến 70 năm
Điều kiện chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại
Điều kiện về chủ thể chuyển nhượng và chủ thể nhận chuyển nhượng:
- Chủ thể chuyển nhượng:
- Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều có quyền chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại.
- Chủ thể nhận chuyển nhượng:
- Chỉ cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế Việt Nam mới có quyền nhận chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại.
(Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thể chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác.)
Điều kiện thực hiện chuyển nhượng đất
- Có Giấy chứng nhận QSDĐ
- Đất không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất
- Hồ sơ chuyển nhượng đất dịch vụ, thương mại
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng, chứng thực
- Chứng minh nhân dân/hộ khẩu hai bên bán và bên mua được công chứng, chứng thực
- Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; các giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng khác
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu
- Tờ khai lệ phí trước bạ
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
- Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
- Tờ khai đăng ký thuế
- Sơ đồ vị trí nhà đất
- Hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có mảnh đất.
Các loại thế phí chuyển nhượng đất TMDV phải đóng
Theo quy định trong Luật Phí và lệ phí năm 2015, người làm hồ sơ chuyển nhượng đất phải nộp các loại thuế phí chuyển nhượng đất sau đây:
- Thuế thu nhập cá nhân (thu nhập từ bất động sản)
- Lệ phí trước bạ
- Phí công chứng chuyển nhượng nhà đất
- Phí thẩm định hồ sơ chuyển nhượng nhà đất
- Lệ phí địa chính
Sau hồ sơ được thông báo hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ gửi thông tin cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Người làm hồ sơ có nghĩa vụ nộp đầy đủ và nộp biên lai cho phòng Tài nguyên và Môi trường.
Trong 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ hoàn tiết nhiệm vụ xác nhận thông tin chuyển nhượng, tặng cho vào Sổ địa chính và ghi xác nhận vào Giấy chứng nhận. Kết quả được trả tại cơ quan nộp hồ sơ ban đầu.
>>>> Xem thêm: