Chuyển nhượng đất rừng sản xuất: điều kiện, thủ tục, hồ sơ, thuế phí
Chuyển nhượng đất rừng sản xuất hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Luật Đất đai 2013 quy định. Giữa bên chuyển và nhận chuyển nhượng phải thực hiện đúng thủ tục và nghĩa vụ tài chính theo pháp luật.
Liên quan đến việc chuyển nhượng QSDĐ rừng sản xuất, tại nhiều địa phương đang gặp không ít khó khăn. Nhiều hồ sơ của người dân vẫn xếp chồng cao chờ ngày xử lý hoặc bị trả về do không hợp lệ.
Đặc biệt, trong 2 - 3 năm gần đây, khi đất rừng sản xuất bắt đầu có giá, số lượng giao dịch mua bán đất rừng tăng cao. Các vấn đề liên quan để thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất càng được người dân tìm hiểu nhiều hơn.
Để hạn chế tình trạng nộp hồ sơ nhiều lần nhưng vẫn không được xử lý, tốn thời gian và tiền bạc. Trước khi chuyển nhượng đất rừng sản xuất, anh/chị nên nắm rõ các nội dung dưới đây:
Điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất
Theo quy định tại điểm C, khoản 1 điều 10 của Luật đất đai 2013 về phân loại đất. Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Hiện tại, đất rừng sản xuất được chia thành 02 loại cơ bản:
- Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên (rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên)
- Đất rừng sản xuất là rừng trồng (rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư)
Đất rừng sản xuất được phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo Luật Đất đai 2013, có thể chuyển đổi sang các mục đích sử dụng như:
Chuyển nhượng đất rừng sản xuất giữa người bán và người mua (hoặc trong trường hợp cho, tặng, thừa kế,...) chỉ được phép thực hiện khí đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất
- …
Ngoài ra, người nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất không thuộc các trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai năm 2013.
Hồ sơ chuyển nhượng đất rừng sản xuất
Sau khi thỏa thuận và tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định của pháp luật và kiểm tra đủ điều kiện chuyển nhượng đất. 02 bên (bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng) chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền);
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán
Thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất
Hồ sơ sau khi nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai và được thông báo hợp lệ sẽ được tiến hành xử lý trong 10 ngày (không tính ngày nghỉ và lễ tết).
- Bước 1: Văn phòng đăng ký đất đai gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định
- Bước 2: Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp
- Trường hợp phải cấp giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
- Bước 3: Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
- Bước 4: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất
Thuế phí chuyển nhượng đất rừng sản xuất
Đối với các trường hợp chuyển nhượng giữ người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa những người sau thì được miễn thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:
- Giữa vợ với chồng
- Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ
- Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi
- Cha chồng, mẹ chồng với con dâu
- Bố vợ, mẹ vợ với con rể
- Ông nội, bà nội với cháu nội
- Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại
- Anh chị em ruột với nhau
Với các trường hợp này, chỉ cần nộp lệ phí địa chính và lệ phí thẩm định theo quy định hiện hành.
Ngoài các trường hợp nêu trên, phải thực hiện các khoản thuế trước bạ nhà đất và thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
- Tiền nộp đất = (Diện tích đất [tính bằng m2]) x (Giá đất [theo bảng giá của UBND tỉnh]) x (Lệ phí [0.5%ư)
- Thuế thu nhập cá nhân = 2% x (Giá chuyển nhượng)
Trên đây là tất tần tật các vấn đề liên quan đến chuyển nhượng đất rừng sản xuất. Hy vọng, bài viết sẽ giúp anh chị thực hiện đúng và nhanh nhất việc chuyển nhượng. Nếu có những vướng mắc khác hoặc là trường hợp đặc biệt, nên nhờ đến cơ quan có thẩm quyền hoặc văn phòng luật chuyên về nhà đất để được hỗ trợ tốt nhất.
>>>> Xem thêm: