Chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản [Tất tần tật]
Chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản có thể được thực hiện khi nào? Hạn mức chuyển nhượng là bao nhiêu?
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, đất nuôi trồng thủy hải sản thuộc nhóm đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng đất không được thực hiện giống với chuyển nhượng đất nông nghiệp mà được nhà nước quy định riêng.
Điều kiện chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản
Để chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản tối thiểu phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, thì hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.
Hạn mức chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản
Do đất nuôi trồng thủy hải sản được nhà nước giao cho người dân có hạn mức cụ thể về diện tích và thời hạn sử dụng. Nên quá trình chuyển nhượng cũng phải nằm trong hạn mức quy định.
Đất nuôi trồng thủy hải sản là đất được giao sử dụng 50 năm (hết thời hạn sử dụng sẽ được xem xét và tiếp tục cấp quyền nếu đủ điều kiện)
Hạn mức giao đất loại này được quy định tại điều 129, khoản 1 tại Luật đất đai 2013:
- Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
- Quy trình, thủ tục chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản
Với các trường hợp đủ điều kiện chuyển nhượng đất sẽ tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương để tiến hành các thủ tục sang tên sổ đỏ.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của 2 bên)
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN
- Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01
- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế, lệ phí (nếu có)
- ...
(Anh/chị có thể tham khảo yêu cầu hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương trước để có sự chuẩn bị tốt nhất)
Thủ tục chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy hải sản
- Bước 1: Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra hồ sơ, xác định vị trí nhà đất gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
- Bước 2: Cơ quan thuế thông báo nghĩa vụ tài chính cho người làm hồ sơ
- Bước 3: Người làm hồ sơ nộp thuế trước bạ nhà đất, thuế thu nhập cá nhân từ bất động sản (biên lai thu thuế, lệ phí nộp cho văn phòng đăng ký đất đai)
- Bước 4: Nhận kết quả (giấy chứng nhận)
Thuế thu nhập cá nhân từ bất động sản chỉ được miễn khi chuyển nhượng đất giữa các trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế (Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 và 2014). Ngoài các trường hợp này, vẫn phải thực hiện đầy đủ các khoản thuế phí đã được quy định.
>>>> Xem thêm: