Chuyển nhượng đất hương hỏa được không? [giải đáp chính xác nhất]

Đánh giá bài viết:   (2 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (2 lượt) icon icon

Chuyển nhượng đất hương hỏa có được phép thực hiện không? Trường hợp có giấy chứng nhận có thể chuyển mục đích sử dụng để mua bán không?

Đất hương hỏa là gì?

Đất hương hỏa hay di sản dùng vào việc thờ cúng là loại đất dùng vào việc thờ cúng, là đất thuộc quyền sử dụng chung của chi, họ (tài sản thuộc quyền sở hữu chung).

Theo cách phân chia loại đất của Luật Đất đai 2013 thì không có loại đất nào được định nghĩa là đất hương hỏa. Loại đất này vốn là đất ở hoặc đất nông nghiệp/đất phi nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng và được cơ quan chức năng địa phương công nhân sử dụng vào mục đích hương hỏa.

- Điều kiện để trở thành đất hương hỏa:

Đất của hộ gia đình, cá nhân để trở thành đất hương hỏa thì phải có sự định đoạt một cách hợp pháp của chủ sử dụng đất bằng hình thức lập Chứng thư hương hỏa, di chúc… với nội dung là: Để lại nhà đất đó làm nơi cúng giỗ tổ tiên, lưu truyền đời này qua đời khác, không con cháu nào được phép bán, chuyển nhượng…

Căn cứ vào chương thừa kế theo di chúc (Chương XXII) của Bộ luật dân sự 2015: pháp luật chỉ công nhận ý chí của người để lại di sản quyền sử dụng đất trong trường hợp người đó để lại di chúc và nêu rõ việc để lại một phần di sản quyền sử dụng đất của mình làm đất hương hỏa.

Chuyển nhượng đất hương hỏa - 1

Quy định sử dụng của đất hương hỏa

Tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 về Di sản dùng vào việc thờ cúng có nêu rõ:

- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

  • Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
  • Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Chuyển nhượng đất hương hỏa - 2

Người quản lý có được chuyển nhượng đất hương hỏa không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng, đất này sẽ không được chia thừa kế, không được mua bán, chuyển nhượng.

Đối với các trường hợp người quản lý đất hương hỏa cố tình thực hiện chuyển nhượng đất cho người khác thì thì những người thừa kế có quyền giao đất hương hỏa cho người khác quản lý để phục vụ đúng mục đích thờ cúng. (Theo điều 645 của Bộ luật dân sự).

Theo đúng quy định, người quản lý đất hương hỏa chỉ là người đứng ra quản lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục đích của di sản là dùng vào việc thờ cúng.

Như vậy, đất hương hỏa là một trong số ít trường hợp không được phép chuyển nhượng đất. Trên thực tế, đất hương hỏa sẽ được nhượng quyền quản lý cho người khác (đời trước chuyển cho đời sau hoặc chuyển cho người có khả năng quản lý tốt hơn) trên hình thức lập di chúc và chỉ được dùng vào việc thờ cúng.

>>>> Xem thêm: