Chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình (quy định mới nhất)
Chuyển nhượng đất hộ gia đình gặp nhiều rối trong việc thực hiện thủ tục. Để hợp thức hóa cần có đầy đủ chữ ký của các thành viên hộ gia đình được pháp luật bảo vệ và làm đúng thủ tục pháp luật quy định.
Đất đứng tên hộ gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sẽ ghi đầy đủ tên các thành viên trong gia đình. Khi thực hiện các quyền chuyển giao, chuyển nhượng, tặng cho, để lại thừa kế,… đều được xác định là đồng chủ sở hữu (những người có tên trên sổ đỏ), có quyền và lợi ích tương đương nhau.
Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình
Căn cứ tại (Điều 102 và Điều 212 Bộ luật dân sự 2015), đất thuộc hộ gia đình được quy định như sau:
Bất động sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Bộng sản có đăng ký là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trường hợp này bộc phải có sự đồng ý của những thành viên còn lại trong sổ đỏ. Khi thực hiện giao dịch mua bán đất, hợp đồng,văn bản liên quan của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định ký tên được quy định tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình
Sau khi xác định đủ điều kiện chuyển nhượng QSDĐ hộ gia đình, người sử dụng đất sẽ chuẩn bị 1 bộ hồ sơ nộp cho Văn phòng đăng ký đất đai, hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu)
- Hợp đồng mua bán nhà đất (chuyển nhượng quyền sử dụng đất)
- Văn bản xác nhận/cam kết đồng ý của các thành viên còn lại
- Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu
- Tờ khai lệ phí trước bạ
- Các giấy tờ khác có liên quan
Thủ tục chuyển nhượng QSDĐ hộ gia đình
Hồ sơ được Văn phòng đăng ký đất đai chấp nhận (hợp lệ) sẽ được tiến hành các bước tiếp theo gồm:
- Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Đăng ký biến động đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường ( Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; chỉnh lý giấy chứng nhận hoặc thực hiện cấp giấy chứng nhận mới.)
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình
Người làm hồ sơ sẽ được cơ quan chức năng thông báo lệ phí và thuế cần đóng để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng.
Lệ phí chuyển nhượng QSDĐ hộ gia đình
- Lệ phí trước bạ: Tiền nộp đất = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)
Trong đó:
- Diện tích đất tính bằng m2
- Giá đất theo bảng giá của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đất.
- Lệ phí 0,5%
- Lệ phí địa chính: 15.000 đồng [Theo điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC]
- Lệ phí thẩm định: 0.15% giá trị chuyển nhượng (tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng) [Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 62/2013/TTLT-BTC-BTP]
Thuế chuyển nhượng QSDĐ hộ gia đình
Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản của cá nhân, từ 01/01/2015, áp dụng một mức thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng từng lần đối với chuyển nhượng bất động sản thay cho thực hiện 02 phương pháp tính thuế trước đây.
- Thuế thu nhập cá nhân = 2% x (Giá chuyển nhượng)
- Nếu chuyển nhượng cho người có tên trong sổ đỏ sẽ được miễn thuế chuyển nhượng QSDĐ hộ gia đình.
>>>> Xem thêm: