Tất tần tật về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở (Mới nhất)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Theo Luật Đất đai 2013, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Rất nhiều người vẫn thắc mắc, liệu đất nông nghiệp có lên thổ cư được không? Câu trả lời là có, nhưng phải tùy thuộc vào chính sách và quy định của Nhà nước ở những thời điểm khác nhau.

Dựa vào khảo sát thực tế thị trường nhà đất trên cả nước, diện tích đất ở đang bị thu hẹp dần. Đề khắc phục vấn đề này, hàng loạt khu đất nông nghiệp đã và đang được xem xét để chuyển đổi thành đất ở. Đối với những người am hiểu luật hoặc thường xuyên tiếp xúc với thủ tục hành chính sẽ không quá khó khăn. Thế nhưng, đối với người dân chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở đang vướng mắc ở quy trình và nhiều vấn đề liên quan.

Để giải quyết bất cập mà người dân đang gặp phải, dưới đây sẽ là những hướng dẫn chi tiết nhất, cập nhật mới nhất liên quan đến chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở:

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở - 1

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

Căn cứ vào Điều 58, Luật Đất đai năm 2013 của Nhà nước về điều kiện cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Các khu đất chuyển đổi phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư:

  • Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên.
  • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa, dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

- Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các bộ, ngành có liên quan.

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải có các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư
  • Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư
  • Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác

Tùy thuộc vào từng loại đất được nêu trên, cơ quan thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở cũng sẽ khác nhau và được quy định cụ thể ở Luật Đất đai năm 2013. Tương ứng theo thứ tự a, b, c các cơ quan xử lý cụ thể là:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện
  • Ủy ban nhân dân cấp xã

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở - 2

Hồ sơ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

Sau khi các định được khu vực đất cần chuyển đổi đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, người dân có nhu cầu chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Hồ sơ sẽ nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường ở cấp tương ứng với loại đất quy ở mục điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở.

Các bước của thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư

Sau khi hoàn thiện hồ sơ và nộp lên Phòng Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở sẽ được xử lý theo các bước sau đây:

  • Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
  • Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Nếu hồ sơ đủ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Thẩm tra hồ sơ
  • Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
  • Thông báo và hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân nộp tiền
  • Trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
  • Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu.

Các bước thủ tục này sẽ được thực hiện trong vòng không quá 15 ngày (theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở - 3

Những điều cần lưu ý khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Để không phải mất quá nhiều thời gian và công sức cho thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở. Người dân nên đặc biệt lưu ý đến những điều sau đây:

  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng đất. Phải đảm bảo đất hoàn toàn hợp pháp, không bị cầm cố, tranh chấp,...
  • Xác định chính xác diện tích khu đất cần chuyển đổi, khi hồ sơ đã được xử lý sẽ rất khó để thay đổi.
  • Nắm được mức chênh lệch giá cả giữa đất nông nghiệp và đất ở của khu đất cần chuyển đổi ở thời điểm đó.
  • Dự kiến trước số tiền phải nộp khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư. (Công thức: Tiền phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở - Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở - 4

Trên đây là những vấn đề liên quan đến chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở. Ngoài ra, luật chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở, hồ sơ và thủ tục này cũng có thể áp dụng cho chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất vườn, chuyển đổi đất thổ canh sang đất thổ cư,...

Mọi vấn đề liên quan đến thủ tục, nếu anh/chị còn thắc mắc nên hỏi trực tiếp các cán bộ thuộc phòng Tài Nguyên và Môi trường các cấp hoặc các đơn vị luật để được tư vấn cụ thể nhất.

>>>> Xem thêm: