Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc: KHÁC BIỆT trong cách huy động vốn từ phương án PPP

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Nằm trong quy hoạch đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc đang là giai đoạn thể hiện rõ sự sáng tạo trong việc huy động vời bằng phương thức PPP.

Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được xây dựng có chiều dài 200,3km. Điểm đầu nối với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và điểm cuối nối với đường cao tốc Liên Khương – Prenn (TP. Đà Lạt).

Quá trình triển khai sẽ được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Dầu Giây - Tân Phú có chiều dài 60km đi qua địa bàn huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú (tỉnh Đồng Nai)
  • Giai đoạn 2: dài 66km tiếp nối từ H.Tân Phú - TP. Bảo Lộc, đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng
  • Giai đoạn 3: có chiều dài 73km, bắt đầu từ TP. Bảo Lộc đến huyện Đức Trọng, nối vào đường cao tốc Liên Khương - Prenn.

Trong đó, giai đoạn 2 Tân Phú – Bảo Lộc, từ 51km - 67km, quy mô 4 làn xe sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2024, tổng nguồn vốn khoảng 18.200 tỷ đồng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức thực hiện dự án trong giai đoạn 2021-2025 theo phương thức PPP, có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước và đồng ý để tỉnh Lâm Đồng huy động mọi nguồn lực.

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - 1

Thống nhất việc đề xuất dự án của liên danh các nhà đầu tư

Hướng đến sự đồng bộ và đảm bảo kết nối hiệu quả, chủ động trong việc huy động vốn và thi công. Trong cuộc họp Hội đồng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Tân Phú - Bảo Lộc vào ngày 09/04/2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đã nêu rõ quan điểm: hoàn toàn ủng hộ đồng thời ghi nhận sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, đánh giá cao năng lực của các nhà đầu tư đặc biệt là Tập đoàn Đèo Cả đã tổ chức triển khai thành công nhiều dự án khó, công trình trọng điểm quốc gia như Dự án hầm qua đèo Cả, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận...

Tại cuộc họp, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng cũng chia sẻ: Để có được sự đồng thuận của Hội đồng thẩm định liên ngành hiện nay, thống nhất việc đề xuất dự án của liên danh các nhà đầu tư do Tập đoàn Đèo cả đại diện đứng đầu, thời gian qua tỉnh đã chủ động tổ chức tham quan và kiểm tra năng lực thực hiện đầu tư, thi công tại các dự án mà Tập đoàn Đèo Cả triển khai trong cả nước.

Đồng thời, ông Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh: “Tuyến cao tốc từ Dầu Giây đến Liên Khương được chia làm 3 dự án là Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương. Đây đều là tuyến mở mới hoàn toàn.Tân Phú - Bảo Lộc mà chúng ta đang nói đến hôm nay là “đoạn giữa”, vậy phải tính toán như thế nào cho bài toán kết nối đồng bộ? Phải có kế hoạch mang tính tầm nhìn”.

Trong kế hoạch mang tính tầm nhìn được nêu ra, sự kết nối đồng bộ của 3 giai đoạn dự án mới có thể đảm bảo đoạn giữa Tân Phú - Bảo Lộc có tính khả thi. Trong thời gian tới tỉnh Lâm Đồng cùng Tập đoàn Đèo Cả sẽ nỗ lực và hoạt động hiệu quả để kịp tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - 2

Điểm khác biệt từ phương thức PPP

PPP hay 3 chữ P là khái niệm mới được đề cập trong hợp đồng theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Theo người đặt ra khái niệm (ông Hồ Minh Hoàng), 3 chữ P [P = (Public Private Partnerships)] gồm:

  • P vốn ngân sách
  • P vốn chủ sở hữu nhà đầu tư
  • P vốn huy động

Đối với dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, 3 chữ P được trình bày như sau:

  • “Chữ P” thứ nhất, vốn ngân sách Nhà nước 6.500 tỷ đồng,gồm 2000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương đã được bố trí vốn trung hạn 2021 - 2025 và 4.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng thông qua.

Tỉnh Lâm Đồng khẳng định, trong 4 năm thi công dự án, mỗi năm tỉnh sẽ chi hơn 1.000 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương.

  • “Chữ P” thứ 2, vốn chủ sở hữu là 1.500 tỷ (tương đương 15 % theo quy định của luật PPP).

Các nhà đầu tư kinh nghiệm như Tập đoàn Đèo Cả hợp với năng lực tài chính Tập đoàn Hưng Thịnh (Top 10 Nhà đầu tư Bất động sản), Tập đoàn Nam Miền Trung (Tập đoàn hàng đầu về sản xuất tôm giống) khẳng định nếu trúng thầu thì “không phải vấn đề lớn ”

  • "Chữ P" thứ 3, vốn huy động khác khoảng 8.500 tỷ.

Tỉnh Lâm Đồng đã chuẩn bị một loạt cơ chế để thu hút đầu tư về bất động sản, dịch vụ thương mại, logistics...học tập mô hình của tỉnh Quảng Ninh khi phát triển bất động sản, dịch vụ kinh tế biển để tạo nguồn vốn cho các dự án như cao tốc Vân Đồn - Móng Cái...

Đến thời điểm hiện tại, phương thức PPP thực sự đã hình thành khi tỉnh tham gia chia sẻ gánh nặng tài chính với doanh nghiệp. Mặc dù PPP rất mới còn nhiều bất cập, hệ thống ngân hàng thương mại không mặn mà. Tủy nhiên giải pháp huy động vốn khác biệt này là sự sáng tạo và đang nhận được sự tán đồng của nhiều thành viên hội đồng thẩm định dự án.

Phương án PPP được đánh giá cao bởi đối tác công tư không cần “cắm” dự án để vay vốn tín dụng rất có thể lần đầu tiên được thực hiện và mở ra một hướng đi mới cho công cuộc xây dựng hạ tầng giao thông Việt Nam.

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - 3

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc khuấy động thị trường bất động sản

Ngay trong phương án huy động vốn tỉnh Lâm Đồng cũng đã đề cập đến việc chuẩn bị cơ để để thu hút đầu tư về bất động sản, điều này khiến thị trường sôi động không có gì khó hiểu.

Năm 2020 bất động sản vùng ven "sốt", hàng loạt thị trường trở thành điểm nóng đầu tư như: bất động sản Bình Dương, bất động sản Long An, bất động sản Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Thời điểm cuối năm, khi sự sôi động ở các khu vực này vẫn ở "đỉnh điểm" thì mũi nhọn đầu tư mới được hướng về các khu vực xa trung tâm nhờ bứt phá của cơ sở hạ tầng. Trong đó phải kể đến khu vực cửa ngõ phía Đông với các dự án lớn như: cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.

Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương là tuyến đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về mặt kết nối giao thông mà còn thúc đầy nền kinh tế - du lịch 2 vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên phát triển; thúc đẩy tam giác du lịch, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn như Nha Trang - Đà Lạt - TP.HCM. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ giúp phương tiện di chuyển từ TP.HCM đến Đà Lạt (Lâm Đồng) chỉ khoảng 3 giờ.

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc - 4

Theo các chuyên gia, bất động sản Lâm Đồng và đồng nai sẽ được hưởng lợi rõ nét từ dự án này. Biểu hiện rõ nhất là trong thời gian gần đây nhiều Tập đoàn lớn cũng đặt chân đến thị trường này, phát triển các dự án trong tương lai.

Với lợi thế quỹ đất lớn, giá thành còn ở mức thấp, nhiều nhà đầu tư vốn ít đã bắt đầu xu hướng dịch chuyển ra vùng thị trường mới này. Trong 2 - 3 năm tới, phân khúc đất nền dưới 1 tỷ đồng sẽ tạo hút sự quan tâm của nhà đầu tư các khu vực.

>>>> Xem thêm: