Toàn cảnh tiến độ cao tốc Dầu Giây - Vũng Tàu mới nhất

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Cao tốc Dầu Giây - Vũng Tàu có tên dự án chính thức là cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cắt cao tốc Tp. HCM - Long Thành - Dầu Giây tại Long Thành.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Đồng Nai là cái tên được quyết tâm xây dựng bởi lãnh đạo hai tỉnh với mục đích ban đầu là giải quyết áp lực giao thông cho Quốc lộ 51, sau đó hướng đến việc rút ngắn khoảng cách kết nối cho toàn khu vực. Là dự án lớn, đang trong quá trình chuẩn bị và đẩy nhanh tiến độ khởi công, cao tốc Dầu Giây - Vũng Tàu nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân về tiến độ thực hiện.

Tổng quan quy mô cao tốc Dầu Giây - Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (ký hiệu CT13) có tổng chiều dài toàn tuyến là 77.6 km, kết nối Đồng Nai với Bà Rịa - Vũng Tàu, được thiết kế theo quy mô đường cao tốc loại A, 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100 – 200 km/h; với:

  • Điểm đầu: xuất phát tại tuyến Võ Nguyên Giáp, phường Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai.
  • Điểm cuối: nút giao thông Ông Từ tại phường 12, thành phố Vũng Tàu.

Bản đồ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Như vậy, tuyến cao tốc này sẽ đi qua địa phận các xã, phường gồm: Phước Tân, Tam Phước (thành phố Biên Hòa), An Phước, Long Đức, Lộc An, Long An, Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành); Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Tóc Tiên, Châu Pha (thị xã Phú Mỹ), Long Hương (thành phố Bà Rịa), phường 12 (thành phố Vũng Tàu).

Dự án do Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty IDICO và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam liên doanh làm chủ đầu tư, thành lập ra Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC) để trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý dự án.

Kế hoạch và tiến độ thực hiện cao tốc Biên Hòa - Đồng Nai

Kế hoạch thực hiện theo các bản đề xuất

Theo các văn bản, dự án cao tốc Dầu Giây - Vũng Tàu được chia thành 2 giai đoạn phát triển, tương với quy mô và định hướng khác nhau cho tuyến đường này. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Giai đoạn này bao gồm: Đoạn Biên Hòa - Phú Mỹ dài 47km có quy mô 4 làn xe, mặt cắt ngang 17m. Có 34,2km cao tốc phía Đồng Nai; 3,8km cao tốc phía Bà Rịa – Vũng Tàu; và 8,8km đường cấp 3 đồng bằng nối vào cảng Cái Mép - Thị Vải.

  • Điểm đầu giao với tuyến tránh Quốc Lộ 1 đoạn qua TP. Biên Hòa, cách ngã tư Vũng Tàu 6,5km về phía Bắc
  • Điểm cuối kết nối nhánh đường vào Cảng Cái Mép - Thị Vải; chiều dài đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2km và 12,6km chạy qua Bà Rịa - Vũng Tàu

Giai đoạn 2: Từ Thị xã Phú Mỹ đến Tp.Vũng Tàu. Dự kiến đường cao tốc khi hoàn thành sẽ có 6 làn xe (giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe) và thời gian thu phí cho giai đoạn 1 là 23 năm.

Theo đó, phía chủ đầu tư đưa ra 3 phương án xây dựng:

  • Phương án 1: đầu tư toàn tuyến, bao gồm vốn đầu tư của Bà Rịa-Vũng Tàu hơn 4.000 tỷ đồng, vốn Trung ương và Đồng Nai đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng và kêu gọi khoảng 11.000 tỷ đồng.
  • Phương án 2: Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai sẽ đầu tư chi phí giải phóng mặt bằng với số vốn 6.800 tỷ đồng, kêu gọi 11.000 tỷ đồng, nhận hỗ trợ từ Trung ương 5.000 tỷ đồng; dùng để xây dựng cao tốc. Riêng tuyến nối với chi phí 2000 tỷ đồng do Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện.
  • Phương án 3: Trung ương và Đồng Nai sẽ đầu tư 5.000 tỷ đồng; Bà Rịa-Vũng Tàu đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, phần còn lại kêu gọi đầu tư hơn 7.800 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản.

Quy hoạch cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Tiến độ dự án trên thực tế đến năm 2020

Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chính thức được Chính phủ giao quyền phê duyệt đề xuất dự án cho Bộ Giao thông Vận tải vào năm 2010. Tuy nhiên, sau khi đề xuất lại kế hoạch xây dựng vào năm 2014 vì xét thấy nguồn vốn quá lớn, việc đầu tư thì dự án rơi vào trạng thái trì trệ.

Ngày 01/3/2016, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 326/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Trong năm 2019 - 2020, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư; việc đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng trong giai đoạn 2021-2025.

Vào ngày 8/02/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đồng ý triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với phương án ưu tiên triển khai trước 47km theo hình thức BOT với số vốn 9.222,8 tỷ đồng.

Đối với dự án thành phần 2 sẽ được tách thành dự án riêng và giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức đầu tư.

Hiện nay, việc quốc lộ 51 đang ngày một quá tải, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc xây dựng cao tốc Biên Hòa - Đồng Nai. Tương tự như tuyến Dầu Giây - Liên Khương (Xem chi tiết bản đồ cao tốc Dầu Giây - Liên Khương) với mục đích rút ngắn khoảng cách di chuyển, hỗ trợ kinh tế, du lịch phát triển; tuyến cao tốc này cũng được kỳ vọng giải phóng áp lực giao thông và đưa người dân kết nối nhanh chóng hơn với thành phố biển Vũng Tàu.

Sự kết hợp của cao tốc Dầu Giây - Vũng Tàu cùng các tuyến đường trọng điểm tại địa phương và khu vực sẽ góp phần tạo nên hệ thống liên kết chặt chẽ, thuận tiện và hiệu quả hơn đối với quá trình giao lưu kinh tế - xã hội. Mặt khác, đây cũng có thể là điểm nhấn ấn tượng hơn đối với thị trường bất động sản tại Đồng Nai và Vũng Tàu.

Xem thêm: