Cao tốc Bến Lức - Dầu Giây là dự án nào hiện nay?

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Cao tốc Bến Lức - Dầu Giây là dự án độc lập hay thuộc quy hoạch của dự án cao tốc nào? Định hướng xây dựng tuyến đường này ra sao?

Tiến độ thi công, quy mô xây dựng của các tuyến cao tốc tại khu vực phía Nam hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Với tốc độ gia tăng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay, việc đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông được xem là cơ chế bền vững cho tầm nhìn dài hạn. Rất nhiều tuyến đường thuộc chuỗi cao tốc Bắc - Nam được triển khai xây dựng trong thời gian qua, mang lại nhiều kết quả khả quan cho quá trình giảm áp lực giao thông và rút ngắn khoảng cách liên kết giữa địa phương, khu vực.

Cao tốc Bến Lức - Dầu Giây được nhắc đến khá nhiều tuy nhiên tìm kiếm thông tin đa số lại trả về kết quả của hai tuyến cao tốc lớn khác là Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Bến Lức - Long Thành. Vậy cao tốc Bến Lức - Dầu Giây thuộc dự án nào, thực tế đã được triển khai hay chưa?

Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến nội dung trên.

Tuyến đường mang ý nghĩa lớn về kết nối

Theo quy hoạch, cao tốc Bến Lức – Long Thành là công trình kết nối giữa đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương với cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.

Sau khi cao tốc Bến Lức – Long Thành được kết nối thông suốt với cao tốc hai tuyến cao tốc còn lại sẽ hình thành tuyến đường cao tốc liên vùng và tạo thành một phần của tuyến Hành lang kinh tế phía Nam thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng từ Bangkok qua Phnôm Pênh, Tp. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.

Đoạn nối cao tốc Tp. HCM - Dầu Giây với Bến Lức - Long Thành

Theo đó, Bộ GTVT đã đề xuất ý kiến xây dựng đoạn từ nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành thuộc Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Đoạn nối giữa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Bến Lức - Long Thành là yếu tố then chốt để phát huy hiệu quả khai thác của cả hai cao tốc và giải quyết được vấn nạn ùn tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 51.

Như nội dụng đề xuất, đoạn cao tốc này có chiều dài 13 km, tiêu chuẩn cao tốc 4 làn xe, với bề rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế là 80km/h, tổ chức giao cắt khác mức với đường ngang. Công trình trên tuyến gồm cầu vượt nút giao, cống chui dân sinh, cống thoát nước, hệ thống an toàn giao thông… Tổng vốn đầu tư dự kiến của đoạn cao tốc nêu trên là khoảng 2.977 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2018 - 2021 và VEC được đề xuất tham gia dự án này.

Như vậy, cao tốc Bến Lức - Dầu Giây có lẽ là tên gọi theo thói quen, gắn với các địa phương cho dễ nhớ của dự án đoạn đường kết nối kể trên.

Tiềm năng nhưng phải cân đối trên thực tế

Rõ ràng, việc tăng cường kết nối giữa các tuyến cao tốc là điều đáng được khích lệ vì sẽ góp phần rất lớn vào việc cải thiện hệ thống kết nối giao thông, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông qua lại ở các tỉnh, thành. Tuy nhiên, các đề xuất vẫn phải đặt trong tính khả thi của năng lực chủ đầu tư và nguồn vốn.

Dự án đường nối mang nhiều ý nghĩa lớn

Thực tế, cao tốc Bến Lức 2020 đang gặp rất nhiều khó khăn về việc triển khai các gói thầu vì thiếu hụt vốn, vẫn đến tiến độ bị gián đoạn đáng kể. Dù hoàn thiện đã 70 - 80% nhưng việc đưa vào sử dụng toàn bộ tuyến là chưa khả thi. Mặt khác, công tác đền bù, giải tỏa ở một số nút giao vẫn là bài toán khó khiến dự án ì ạch.

Vì vậy, việc tuyến đường kết nối có đi từ bản vẽ vào thực tế được hay không, cần phải xem xét lại các nguồn vốn và nguồn hỗ trợ của VEC.

Hiện nay, thông tin liên quan đến cao tốc Bến Lức - Dầu Giây gần như chưa có nhiều cập nhật mới, bởi lẽ các tuyến cao tốc liên quan vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và còn nhiều vấn đề trước mắt cần giải quyết. Tuy nhiên, trong tương lai, việc xây dựng là tuyến kết nối là điều không thể bỏ qua nếu muốn giao thông khu vực đạt được được sự phát triển tốt nhất.

Xem thêm: