Cao tốc Bến Lức 2020 và nguy cơ đóng băng vì thiếu vốn
Cao tốc Bến Lức 2020 đang trong giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn về tiến độ thi công, phần lớn xuất phát từ nguyên nhân thiếu hụt nguồn vốn đầu tư.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành là dự án mang ý nghĩa quan trọng đối với giao thông khu vực phía Nam, góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51. Đồng thời, đây là tuyến đường mang hy vọng về sự rút ngắn thời gian di chuyển từ Long An đến Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đồng thời liên vùng ấn tượng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ.
Mặc dù được đánh giá cao và ghi nhận có nhiều khởi sắc trong hơn 6 năm khởi công xây dựng. Tuy nhiên, một cách khách quan để đánh giá, cao tốc Bến Lức 2020 đứng trước nguy cơ thiếu vốn trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thiện trên thực tế.
Nguy cơ dừng thi công vì chậm gia hạn Hiệp định vay
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong nguồn vốn dự án hiện nay phần lớn xuất phát từ việc phía chủ đầu tư chậm hoặc không tiến hành gia hạn có khoản vay theo đúng thời gian quy định.
Với Hiệp định vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), khoản vay lần 1 đã đóng vào ngày 30.6.2019, khoản vay lần 2 theo kế hoạch sẽ đóng ngày 30/6 sắp tới. Trong quy định có đề cập, để gia hạn khoản vay lần 2, thời hạn tối thiểu 3 tháng trước khi kết thúc, Bộ Tài chính đại diện cho bên vay có thư đề xuất gia hạn khoản vay và Hiệp định tài trợ khung. ADB không thể thực hiện gia hạn và toàn bộ phần vốn chưa giải ngân cho dự án có nguy cơ bị hủy nếu như thủ tục trên không thực hiện kịp thời.
Đây cũng chính là lý do vì sao Hiệp định vay bị hủy khi kết thúc khoản vay lần 1, thủ tục gia hạn không được hoàn thành. ADB đã thông báo đóng tài khoản vay lần 1 và phần vốn chưa giải ngân 170 triệu USD sẽ bị hủy vào ngày đóng tài khoản vay. Trong khi đó, khoản vay lần 2 cũng chưa thể tiến hành gia hạn thêm nhưng tiến độ các gói thầu vẫn tiếp tục kéo dài và chắc chắn sẽ vượt quá thời gian của Hiệp định vay.
Với các gói thầu do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, tạm thời chưa có vấn đề gì về giải ngân bởi Hiệp định vay JICA có hiệu lực đến 17.7.2024. Tuy nhiên, từ đầu năm 2019, Chủ đầu tư VEC chưa được giao kế hoạch vốn ODA nên không thể tiếp tục thanh toán cho nhà thầu.
Sự “dang dở” trong các gói hỗ trợ vốn khiến cho toàn bộ tiến độ dự án bị kéo dài, hết chờ đến đợi rồi lại xin chậm và có nguy cơ đóng băng. Nếu như khoản vay lần 2 tại ADB không gia hạn kịp thời, sự thiếu hụt nguồn vốn sẽ ngày một nghiêm trọng và rất khó để tìm được nguồn khác bù vào.
Giữa tháng 2/2020, VEC đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ kiến về việc nghị tạm dừng thi công tất cả các gói thầu tại dự án do JICA và ADB tài trợ để giảm thiểu tối đa các rủi ro pháp lý, thiệt hại về kinh tế.
Trước tình trạng thiếu vốn, các nhà thầu đã có nhiều thư khiếu kiện gửi đến VEC, JICA và Đại sứ quán Nhật Bản về việc chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng thi công. Điều này tạo ra áp lực không hề nhỏ cho quá trình thi công dự án.
Đi tìm điểm nghẽn tại cao tốc Bến Lức 2020
Trên thực tế, nguồn vốn vay ODA đã có, nhưng vấn đề nằm ở câu chuyện thủ tục. Vì không giải ngân được nên mọi vướng mắc liên quan đến nhà thầu chưa thể nào được tháo gỡ.
Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất tại dự án Bến Lức - Long Thành hiện nay là việc xác định thẩm quyền cơ quan chủ quản. Dù VEC được bàn giao từ Bộ GTVT về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, nhưng hiện nay vẫn chưa xác định được cơ quan thẩm quyền, vì vậy, việc điều chỉnh, gia hạn hiệp định vay đều gặp vấn đề phát sinh.
Trước thực trạng “khát” vốn, Bộ GTVT cũng đã kiến nghị sớm xem xét cho phép phân bổ nguồn vốn nước ngoài vào dự án để khôi phục lại quá trình xây dựng; cho phép VEC tạm sử dụng nguồn thu phí và các khoản tiền nhàn rỗi khác để tiếp tục giải ngân, thanh toán khối lượng hoàn thành dự án trong lúc chờ rót vốn về.
Tuy nhiên, mọi đề xuất cho đến thời điểm này vẫn chưa có bất kỳ động thái nào mang tính tích cực trên thực tế, dự án vẫn đang “nơm nớp” nỗi lo hoãn thi công và sự dang dở này sẽ là một vấn đề lớn đối với giao thông khu vực hiện nay.
Cao tốc Bến Lức 2020 đang đứng trước nhiều nỗi lo lớn. Nếu như không có các biện pháp tháo gỡ kịp thời, tiến độ dự án có thể sẽ không hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra và còn gặp rất nhiều thách thức, khó khăn trong thời gian tới.
Xem thêm: