Bình Dương đẩy nhanh tiến độ nâng cấp Quốc lộ 13

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Việc nâng cấp Quốc lộ 13 đang được Bình Dương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, nhanh chóng triển khai dự án hạ tầng trọng điểm của khu vực và địa phương.

Quốc lộ 13 là tuyến đường huyết mạch trong hệ thống giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuyến đường có tổng chiều dài 140,5km, đi qua 3 tỉnh thành gồm: Bình Phước, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh. Có thể nói, Quốc lộ 13 đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng, đổi mới nền kinh tế, các mặt văn hóa - xã hội ở khu vực phía Nam.

Nâng cấp Quốc lộ 13 là dự án chiến lược

Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 là bước đi mang tính chiến lược. Với Bình Dương, đây sẽ trở thành Đại lộ tài chính, kinh tế của tỉnh.

Bổ sung vốn đầu tư mở rộng Quốc lộ 13

Thông tin từ UBND tỉnh Bình Dương cho biết, ngày 22/12 vừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 với quyết định chủ trương đầu tư dự án cải tạo, mở rộng theo hình thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao) với vốn đầu tư 1.367 tỷ đồng.

Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng của dự án sẽ sử dụng ngân sách tỉnh, không tính vào tổng mức đầu tư. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phần bổ sung, gồm 80% vốn vay ngân hàng và 20% vốn doanh nghiệp.

Dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13 được thực hiện từ cổng chào Vĩnh Phú (Km 1+315) đến điểm giao với đường Lê Hồng Phong (Km15+018,28); mở rộng về bên phải 2 làn xe (tiến hành sau khi mở rộng Quốc lộ 13 đoạn qua Bình Dương thành 8 làn xe). Đồng thời, đầu tư vào xây dựng vỉa hè, trồng cây xanh thoát nước đồng bộ; đầu tư cầu vượt qua các giao lộ Hữu Nghị và Bình Hòa, quy mô 4 làn xe kết hợp các nút giao khác để tăng khả năng thông hành cho các phương tiện.

Dự án cũng chủ trương đầu tư hệ thống thoát nước, kết hợp chiếu sáng dọc 2 bên đường đoạn từ Bến Cát đến Bàu Bàng (cầu Tham Rớt, giáp ranh với tỉnh Bình Phước).

Được biết, trước đó, theo Quyết định 931/QĐ-UBND v/v điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021, Bình Dương cũng đã điều chỉnh vốn đầu tư cho dự án giải phóng QL13 đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong sẽ được tăng hơn 6 lần, chuyển từ danh mục chuẩn bị đầu tư sang thực hiện dự án. Các đoạn QL13 từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố, cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị,… theo kế hoạch cũng được điều chỉnh nguồn vốn tăng gấp 4 lần so với ban đầu.

Thời gian thực hiện dự án phần bổ sung dự kiến từ năm 2021 – 2023.

Dốc toàn lực cho việc giải phóng mặt bằng

Trong Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 06/5/2021 v/v phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 TP.Thuận An, UBND Bình Dương quyết định thu hồi 15ha đất đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú đến điểm giao với đường Lê Hồng Phong để thực hiện dự án cải tạo mở rộng Quốc lộ 13 và mở rộng các nút giao trên toàn tuyến.

Nỗ lực giải phóng mặt bằng

Thuận An nằm trong vùng đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Dương và đang được định hướng trở thành thành phố thông minh - đô thị loại 1 trong giai đoạn 2021 - 2025, vì vậy, tỉnh đã nhanh chóng tập trung vào việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, đặt nền móng cho một bước tiến xa.

Kế hoạch đầu tư công của toàn tỉnh Bình Dương trong năm 2021 là 3.240 tỷ đồng, trong đó Thủ Dầu Một khoảng 572 tỷ đồng, Thuận An 519 tỷ đồng và Dĩ An 428 tỷ đồng. Thuận An đang là địa phương được lên kế hoạch đầu tư công lớn thứ hai toàn tỉnh; khẩn trương triển khai các hạng mục công trình, dự án quan trọng có trong quyết định đi kèm.

Với tầm nhìn này, Bình Dương dốc lực để giải phóng mặt bằng các tuyến đường trọng điểm, trước hết là để sớm đạt được mục tiêu trở thành thành phố thông minh của Thuận An, sau đó là đưa tuyến Quốc lộ 13 trở thành điểm nhấn cho kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Theo đó, từ đầu năm 2021, UBND Bình Dương đã cải tạo và mở rộng Quốc lộ 13, đoạn qua Thuận An. Công trình kéo dài từ cổng chào Vĩnh Phú đến điểm giao đường Lê Hồng Phong, có quy mô 8 làn xe, lộ giới 64m; dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2023; phục vụ việc đưa một phần Quốc lộ 13 thành đại lộ.

Tuyến này chia thành 3 giai đoạn:

  • Từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố;
  • Từ cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị Vsip 1
  • Từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong.

Với đoạn bắt đầu từ trung tâm Lái Thiêu đến đường Nguyễn Văn Tiết sẽ được quy hoạch xây dựng những tòa tháp biểu tượng, tháp tài chính, bệnh viện, trường đại học Khu dân cư cao cấp, văn phòng, khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao.

Ngoài ra, theo kế hoạch, trục Đại lộ này cũng sẽ là nơi chào đón sự xuất hiện của 5 trung tâm thương mại cấp đô thị, nhằm phụ trợ cho trục chính với Trung tâm, gồm:

  • Trung tâm 1: khu vực Lái Thiêu;
  • Trung tâm 2: Khu vực ngã tư Quốc lộ 13 và đường An Thạnh - Bình Chuẩn;
  • Trung tâm 3: khu vực dọc ngã 5 An Phú và đường DT473
  • Trung tâm 4 và 5: Khu vực trục ngang Lái Thiêu - Dĩ An với ngã tư Quốc lộ 13 và trục Bình Hòa - Vĩnh Phú.

Tính đến nay, đã chi khoảng 500 tỷ giải phóng mặt bằng cho đoạn từ cầu Ông Bố đến Vsip; đoạn từ Vsip đến Lê Hồng Phong khoảng 1200 tỷ; đây là 2 đoạn được ưu tiên làm trước.

Theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, trong năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương đã giao Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh chủ trì, thực hiện bồi thường cho các công trình trọng điểm. Báo cáo kết quả cho thấy, dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch, nhiều hoạt động bị ngưng trệ nhưng công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường vẫn được các đơn vị chức năng phối hợp cùng địa phương thực hiện khá tốt. Trong đó, dự án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 13 cùng với các tuyến đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, KCN Bàu Bàng mở rộng, KCN Nam Tân Uyên mở rộng… là những hạng mục được thực hiện khá nhanh.

Khoảng thời gian cuối năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đang khẩn trương hoàn tất hồ sơ pháp lý dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, chuẩn bị trình hội đồng thẩm định giá đất. Hội đồng thẩm định giá đã tổ chức họp thông qua dự án đối với kế hoạch thu hồi đất dọc tuyến Quốc lộ 13 chuẩn bị cho công tác giải phóng mặt bằng.

Đối với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, việc khảo sát, xác định quỹ đất nhằm phục vụ cho các công trình là yếu tố mang tính tiên quyết trong tổng thể quy trình. Đồng thời, công tác khảo sát, điều tra và dự thảo định giá đất khu vực đúng thời điểm sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chỉ khi các công việc này diễn ra thuận lợi và nhanh chóng thì tiến độ toàn bộ dự án mới đảm bảo, quá trình thực hiện suôn sẻ.

Quốc lộ 13 sẽ là Đại lộ kinh tế, thu hút đầu tư

Trong đồ án xây dựng đô thị Thuận An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quốc lộ 13 được xác định là trục đường xương sống, trung tâm thương mại cấp vùng của cả Bình Dương với hàng loạt trung tâm thương mại - dịch vụ - tài chính, ngân hàng, khách sạn, chung cư cao cấp.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Dương đã sớm nhận diện, rằng việc cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13 nằm trong các dự án trọng điểm của tỉnh, mục tiêu tạo ra bộ khung kỹ thuật để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội cho địa phương. Đồng thời, tuyến đường này nắm giữ vai trò cho 2 vấn đề lớn:

  • Một là giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến. Hiện đoạn đường qua Thành phố Thủ Dầu Một, Thành phố Thuận An lượng xe rất đông, thường xuyên xảy ra ùn tắc, nhất là từ cầu Ông Bố đến đường Nguyễn Thị Minh Khai (Tp.Thủ Dầu Một).
  • Hai là, chuẩn bị cho kế hoạch phát triển đô thị về lâu dài. Kế hoạch này đòi hỏi có sự chuẩn bị về giải pháp nâng tầng, định hình trục giao thông huyết mạch, thu hút đầu tư cho giai đoạn phát triển mới. “Khát vọng” của lãnh đạo tỉnh nhà chính là đưa Bình Dương trở thành đô thị hiện đại, văn minh, là một trong những đô thị phát triển bậc nhất của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Việc đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 sẽ là bước đệm lớn cho kinh tế - xã hội Bình Dương, phát triển liên kết vùng, hỗ trợ giao thương cũng như tạo dòng chảy cho những nguồn vốn lớn đổ vào công nghiệp, bất động sản,...

Đại lộ kinh tế, thu hút đầu tư

Rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển

Theo Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, dự án mở rộng Quốc lộ 13 đóng vai trò tạo động lực phát triển cho thành phố và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Tại Quyết định số 4291/QĐ-UBND ngày 24-12-2014 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025, dự kiến sẽ có đến 17 công trình đi qua đoạn quốc lộ này. Ngoài ra, còn có các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 5, 8; công trình trung chuyển được bố trí tại khu vực Lotte Mart và hơn 10 tuyến xe buýt đô thị kết hợp xe buýt nhanh…

Quốc lộ 13 được xem là trục giao thông xương sống của tỉnh Bình Dương, đáp ứng toàn bộ nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn, kết nối với các tỉnh Tây Nguyên và di chuyển về khu vực trung tâm. Nơi đây hội tụ nhiều đầu mối giao thông quan trọng, như: Bến xe Miền Đông; đại lộ Bình Dương rẽ đường 30-4 sẽ đến bến xe Bình Dương; hoặc rẽ ngược lại, theo đường Phú Lợi sẽ về Biên Hòa,...

Quyết định mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 13 không dừng lại ở việc tạo ra một trục động lực xuyên suốt mà còn là sự kết nối, hỗ trợ các tuyến đường trọng điểm khác phát huy vai trò, thế mạnh của mình, rút ngắn quãng đường, thời gian di chuyển giữa các khu vực trong và ngoài tỉnh.

Nơi hội tụ của nền kinh tế phát triển

Từ những ngày đầu, Quốc lộ 13 đã được ví như chiếc đòn bẩy giúp Bình Dương nâng cao vị thế của mình trên bản đồ khu vực. Vốn là một tỉnh nghèo, Bình Dương nay đã trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp, đô thị và thu hút dòng vốn đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực.

Quốc lộ 13 được thừa hưởng hàng loạt những tiện ích, từ địa điểm vui chơi: Becamex, Siêu thị Big C, Aeon Mall, Điện máy Xanh,… Đến chuỗi các ngân hàng, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng,… Theo quy hoạch, trên Quốc lộ 13 sẽ tập trung phát triển các khu dân cư, đô thị gắn với trung tâm thương mại - dịch vụ và hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên các công trình dịch vụ và khối nhà cao tầng để tạo nét kiến trúc đặc trưng cho đô thị; xây dựng các khu liên hợp kết hợp với trung tâm thương mại,… hình thành kiến trúc đô thị dọc các tuyến đường chính và đường sông Sài Gòn,...

Cánh cửa rộng mở cho thị trường bất động sản

Khi Quốc lộ 13 được nâng cấp và mở rộng, chắc chắn các nhà đầu tư không thể nào đứng yên mà phải tranh thủ đi trước đón đầu cơ hội. Bước chuyển mình về hạ tầng, nhất là với một tuyến đường huyết mạch, giữ vai trò trọng yếu thì chắc chắn, thị trường địa ốc cũng theo đó để thăng hoa.

Theo báo cáo từ batdongsan.com.vn, trong số các tỉnh thành ở khu vực phía Nam thì Bình Dương là địa phương được quan tâm nhất trên thị trường bất động sản. Con số thống kê cho thấy, tỷ lệ quan tâm tại đây cao gấp 2 lần so với Long An, vượt luôn cả Đồng Nai. Trong quý 1/2021, Bình Dương chỉ xếp sau Tp. Hồ Chí Minh về lượng dự án mới được công bố ra thị trường. Trong 3 tháng đầu năm 2021, Bình Dương và Vũng Tàu là 2 thị trường có số lượt tìm kiếm nổi bật, riêng trong tháng 3, tỷ lệ tương ứng lần lượt là 61% và 65%.

Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc R&D DKRA Việt Nam cho biết: “Những căn hộ giá 35 triệu đồng một m2 từ rất lâu đã gần như không còn trên thị trường Tp.HCM. Điều này kéo theo xu hướng di cư của những người có nhu cầu ở thực, họ tìm đến những nơi có chất lượng sống tương đương, kết nối không quá xa, nhưng giá phải chăng hơn rất nhiều”.

Vì vậy, theo ông, lợi thế kết nối xuyên suốt từ Quốc lộ 13 đến Thủ Đức và Trung tâm Tp. Hồ Chí Minh đang tạo ra ưu điểm lớn cho Bình Dương, hứa hẹn sức bật và tiềm năng tăng trưởng cho các dự án tại khu vực. Nhu cầu sở hữu bất động sản ở Bình Dương nói chung tăng nhanh chính là nhu cầu ở thực của số lượng không ít cư dân đang sinh sống, làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh và các đô thị vệ tinh.

Bước đệm hoàn hảo cho bất động sản

Tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2021, Bình Dương đã thu hút về cho mình 396 triệu USD vốn FDI, đạt 28% kế hoạch cả năm - một con số ấn tượng giúp địa phương này tiếp tục duy trì vị trí top đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước. Điều này cho thấy, Bình Dương có đầy đủ sức hút của một thủ phủ công nghiệp, một thị trường kinh tế tiềm năng, uy tín và giàu nội lực. Nay cộng thêm sức bật của hạ tầng, chắc chắn không khó để hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, hình thành nên cộng đồng chuyên gia và trí thức, người lao động cực kỳ lớn tại Bình Dương, thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, chất lượng môi trường sống tiện nghi, bền vững.

Được biết, ngoài Quốc lộ 13, UBND Bình Dương cũng đang tập trung mở rộng, xây dựng các tuyến đường:

  • Đường ĐT 743A (từ km2+500 đến ĐT743B)
  • Đường ĐT743B (từ ngã 3 An Phú đến Khu công nghiệp Sóng Thần) với lộ giới 54m.
  • Đường ĐT 743C (hướng tuyến từ cầu Ông Bố đi ngã 3 Đông Tân)
  • Đường ĐTT746 (từ ngã 3 Bình Quới đến ngã 3 Bình Hòa) sẽ được tăng lộ giới lên 42m.
  • Đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường Vành đai 3 mở rộng lộ giới 50m - 70m.
  • Kế hoạch trước năm 2025, sẽ hoàn thành 45km đường sắt, 11km Metro chạy qua Thuận An với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng.

Hiện nay, Bình Dương đang có hơn 1,2 triệu chuyên gia, kỹ sư, công nhân đến sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp như VSIP, Tân Uyên, Việt Hương, Becamex... với hơn 85% là người nhập cư. Chưa kể đến một lượng không nhỏ người dân sinh sống tại Thành phố Thủ Đức có nhu cầu nâng cao chất lượng sống. Đây đều là những nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, có nhu cầu an cư cao gấp 8 lần so với dân địa phương. Chính vì vậy mà các dự án nhà ở, khu đô thị, dự án căn hộ ở Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Bàu Bàng, Thủ Dầu Một,... ngày càng được đẩy mạnh. Nhờ tư duy hiện đại, mặt bằng giá lại thấp hơn so với các đô thị trung tâm nên những thị trường này được xem là “miền đất hứa”.

Với các nhà đầu tư, những địa phương có xu hướng phát triển bền vững, mang tới giá trị dài hạn chính là đích đến trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.

Những ghi nhận mới nhất trên thị trường cho thấy, “chạy” theo Quốc lộ 13, nhiều dự án tiềm năng đã bắt đầu xuất hiện, như Ecoxuan, Astral City; Emeral Gofl View; Lavita Thuận An, Opal City View… Ở khu vực phía Bắc Bình Dương, Quốc lộ 13 cũng là điểm dừng đầy hứa hẹn của Phúc An Garden, và sắp tới đây là dự án mở rộng ngay sát cạnh. Sức bật của tuyến đường trọng điểm cùng những chính sách nổi bật về hạ tầng tại Bình Dương đã góp phần không nhỏ cho việc thăng hạng của nguồn cung bất động sản. Điển hình như nhà phố Phúc An Garden, đất nền Phúc An Garden liên tục cháy hàng ở các thời điểm mở bán.

Có thể nói, mở rộng và nâng cấp Quốc lộ 13 là dự án rất đáng để mong đợi cho Bình Dương nói riêng và các tỉnh thành có tuyến đường này đi qua nói chung. Con đường này hứa hẹn sẽ tạo nên sự bứt phá đầy mạnh mẽ cho kinh tế, văn hóa - xã hội và thị trường nhà đất.

Xem thêm: