Bất động sản cao cấp là gì? Tất tần tật các vấn đề liên quan
Bất động sản cao cấp, ngay tên gọi của nó cũng đã gợi cho chúng ta về một loại hình bất động sản có giá không hề rẻ và có nhiều tiện ích cao cấp. Nhưng có phải mọi bất động sản có giá cao đều là bất động sản cao cấp? Bất động sản cao cấp cần có tiêu chí gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Bất động sản cao cấp là gì?
Bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào khi được gắn 2 chữ “cao cấp” thì đều gợi cho chúng ta về một sản phẩm, dịch vụ đắt tiền, không phổ biến, mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm tuyệt vời mà các sản phẩm, dịch vụ khác không thể nào có được.
Bất động sản cao cấp cũng vậy, là khái niệm chỉ đến các bất động sản có giá không hề rẻ, không phải ai cũng dễ dàng sở hữu được, có nhiều tiện ích hiện đại đáp ứng nhu cầu về cuộc sống ngày càng cao của con người.
Thực ra, 2 chữ “cao cấp” chính là một tiêu chuẩn đánh giá của con người. Không phải chủ đầu tư nói rằng bất động sản của họ cao cấp thì mặc định đó là bất động sản cao cấp. Cũng không phải mọi bất động sản được bán với giá cao thì được gọi là bất động sản cao cấp. Mà cao cấp suy cho cùng đó là những tiêu chuẩn mà con người đặt ra để đánh giá một bất động sản. Vậy một bất động sản như thế nào được gọi là cao cấp?
Bất động sản cao cấp cần có tiêu chí gì?
Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc nghiên cứu phát triển công ty DKRA cho biết: Phần lớn các dự án nhận là cao cấp đều được chủ đầu tư tự phong “sao” chứ không có bất cứ cơ quan chức năng hoặc đơn vị đánh giá độc lập công nhận.
Cũng như đã nói ở trên, bất động sản có cao cấp hay không không phải do chủ đầu tư hay một bộ phận đứng ra bình chọn nó cao cấp thì sẽ là cao cấp. Mà muốn trở thành một bất động sản cao cấp cần có các tiêu chí cụ thể và được số đông người dùng bình chọn. Các tiêu chí bao gồm:
1/ Vị trí thuận lợi
Với mỗi loại hình bất động sản khác nhau thì yêu cầu về vị trí của chúng cũng có sự khác biệt.
- Đối với bất động sản nhà ở: Vị trí thuận lợi được cho là xung quanh bất động sản có nhiều dịch vụ tiện ích cho cuộc sống, đường xá đi lại thuận lợi, gần các trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí, công viên, khu di tích lịch sử, văn hóa…; không gian phải trong lành, xanh mát, gần gũi với thiên nhiên…
- Đối với bất động sản thương mại: Vị trí đối với bất động sản thương mại vô cùng quan trọng, vì hầu hết chúng dùng để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Vì vậy, vị trí được đánh giá cao là vị trí nằm trong khu vực sầm uất, có nhiều khách du lịch, có nhiều người giàu có, tọa lạc tại các tuyến đường lớn, đi lại thuận tiện, gần ngã tư, có vỉa hè rộng, xung quanh có nhiều dịch vụ tiện ích bổ trợ cho hoạt động kinh doanh, gần trung tâm văn hóa, trung tâm thương mại…
- Đối với bất động sản du lịch: Vị trí của loại hình bất động sản này quyết định đến việc khai thác dịch vụ cho khách du lịch. Vì vậy, vị trí của bất động sản du lịch phải gần bờ biển, có cảnh quan thiên nhiên sạch đẹp, tầm nhìn thoáng, tọa lạc tại các khu vực độc đáo để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách du lịch, vị trí của bất động sản du lịch phải dễ tiếp cận để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống của khách…
Không phải lúc nào gần trung tâm hay gần sát bên các tuyến đường lớn cũng là vị trí được đánh giá tốt. Tùy thuộc vào từng loại hình bất động sản mà các tiêu chí về vị trí có sự khác nhau phù hợp. Như hiện nay, tại Tp. HCM đang đối mặt với vấn đề dân số đông đúc, khói bụi, ồn ào khiến người dân sống tại đây cảm thấy “khó thở”. Đối với nhu cầu an cư, họ sẵn sàng chuyển đến khu vực vùng ven thành phố để tìm đến các mảng xanh thiên nhiên. Đó là lý do tại vùng ven Tp. HCM ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều bất động sản nhà ở cao cấp, trong khi khu vực trung tâm thành phố lại ít dần hoặc có nhưng không phải là sự lựa chọn của đông đảo người dùng.
2/ Kiến trúc và nội thất ấn tượng, sang trọng
Những người tìm đến bất động sản cao cấp ngoài có tiền, họ còn là người có kiến thức, có gu thẩm mỹ cao và vô cùng tinh tế. Vì vậy, kiến trúc và nội thất của một bất động sản nếu không có điểm nhấn, quá bình thường, phổ biến thì không thể “lọt vào mắt xanh” của họ được.
- Đối với kiến trúc - vẻ đẹp hình khối của công trình: Kiến trúc độc đáo sẽ tạo sự ấn tượng cho người sử dụng. Kiến trúc được xem là đẹp khi nó hài hòa không gian xung quanh kết hợp với giá trị sử dụng cao. Bất động sản nào có kiến trúc đẹp thì giá trị của bất động sản đó sẽ được nâng cao thêm vài phần.
- Đối với nội thất - không gian sử dụng bên trong của bất động sản: Một bất động sản được đánh giá cao cấp là bất động sản phải có nội thất đẹp, sang trọng và tinh tế. Muốn vậy, vật liệu xây dựng phải là vật liệu cao cấp. Các trang thiết bị nội thất bên trong cũng phải là hàng cao cấp, của thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Sự có mặt của chúng sẽ làm gia tăng thêm giá trị của bất động sản.
3/ Tiện ích đầy đủ, tiêu chuẩn cao cấp
Không phải ngẫu nhiên mà các chủ đầu tư khi giới thiệu dự án của mình luôn đưa tiện ích lên hàng đầu để giới thiệu đến khách hàng. Bởi vì khách hàng ngày nay bên cạnh đề cao giá cả, vị trí thì tiện ích là một trong các tiêu chí hàng đầu để chọn bất động sản. Với bất động sản cao cấp thì tiêu chí về tiện ích càng được đẩy lên một mức cao hơn.
Để trở thành một bất động sản cao cấp thì bất động sản đó phải đáp ứng đầy đủ các tiện ích cần thiết và đạt chuẩn cao cấp. Ví dụ đối với chung cư, để được gọi là chung cư cao cấp thì cần có các tiện ích: Trung tâm thương mại hoặc siêu thị, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, quán cafe, bể bơi trong nhà hoặc ngoài trời, phòng tập GYM, rạp chiếu phim, spa, khu vui chơi trẻ em…
Đối với biệt thự cao cấp thì ngoài các tiện ích thông thường như trung tâm thương mại, hồ bơi, công viên, trường học, spa, nhà hàng… thì cần phải có các điểm nhấn khác biệt. Ví dụ như biệt thự nghỉ dưỡng West lakes Golf & Villas tọa lạc tại cánh đồng lúa xanh mát ở miền Tây Nam Bộ. Ngoài vị trí thuận lợi là nằm trong Quần thể West lakes Golf & Villas - dự án sân golf 27 lỗ đầu tiên tại phía Tây Tp. HCM, thì biệt thự nghỉ dưỡng West lakes Golf & Villas còn có các tiện ích đẳng cấp như: Sân golf đạt chuẩn quốc tế PGA, khu nhà câu lạc bộ thoáng mát, nhà hàng VIP, quầy bar hiện đại, công viên nước… đáp ứng nhu cầu sống và hưởng thụ ngày càng cao của con người.
4/ Giá bán cao, không phải ai cũng sở hữu được
Như đã nói ở đầu bài, bất động sản chia theo giá cả sẽ có 3 loại: Bất động sản giá rẻ, bất động sản tầm trung và bất động sản cao cấp. Đại đa số người dùng hiện nay đang tìm mua bất động sản giá rẻ, tiếp đến là bất động sản tầm trung. Còn bất động sản cao cấp thì phải là những người có tiền và thật nhiều tiền mới có thể sở hữu được.
Tùy vào từng loại hình bất động sản cộng với vị trí, tiện ích mà giá cao cấp của chúng có sự khác nhau. Ví dụ đối với căn hộ ở Tp. HCM, mức giá 5 -10 tỷ được xem là căn hộ giá rẻ; từ 10 - 20 tỷ được xem là căn hộ tầm trung; từ 30 tỷ trở lên thì được xem là căn hộ cao cấp. Thậm chí, không hiếm các căn hộ cao cấp được rao bán với giá 50 - 55 tỷ như căn hộ ở đường Tôn Đức Thắng, Cô Giang, Võ Văn Kiệt… thuộc quận 1 hay căn hộ ở đường Nguyễn Hữu Cảnh tại quận Bình Thạnh.
Theo tiêu chí phân loại căn hộ của CBRE Việt Nam, giá bán của các căn hộ được sắp xếp như sau:
- Bình dân: Dưới 1.000 USD/m2
- Trung cấp: Từ 1.000 - 2.000 USD/m2
- Cao cấp: Từ 2.001 - 4.000 USD/m2
- Hạng sang: Trên 4.000 USD/m2
Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm VAT và phí bảo trì.
Bất động sản cao cấp chắc chắn sẽ có giá cao nhưng không phải bất động sản nào có giá cao cũng đều là bất động sản cao cấp. Cần phải làm rõ vấn đề này bởi hiện nay có rất nhiều chủ đầu tư đã “tự phong”, gắn mác bất động sản của mình là cao cấp để định giá bất động sản với giá cao. Trong khi chất lượng dự án thì chỉ là bất động sản tầm trung hoặc thậm chí là giá rẻ. Nếu người mua không kiểm chứng kỹ, chỉ dựa vào giá cả để đánh giá như thế nào là bất động sản cao cấp thì rất dễ “sa lưới” những kẻ lừa đảo, tự nâng giá và tự phong bất động sản của mình là cao cấp.
5/ Không gian sống hài hòa với thiên nhiên
Nếu như nhiều năm về trước tiêu chuẩn của bất động sản cao cấp là càng gần trung tâm càng tốt thì vài năm trở lại đây, bất động sản nào càng gần gũi với thiên nhiên sẽ được đánh giá cao. Khi khu vực trung tâm ngày càng đông đúc, chật chội, ô nhiễm thì mong muốn sống trong không gian thiên nhiên xanh được “lên ngôi”. Nhất là khi dịch bệnh Covid - 19 vừa đi qua đã khiến con người cảm nhận rõ rệt hơn tầm quan trọng của việc sống xanh, sống khỏe.
Được sống trong những căn nhà hòa hợp với thiên nhiên sẽ giúp cho cuộc sống của con người hạnh phúc hơn, điều này đã đã được các nhà nghiên cứu lớn trên thế giới chỉ ra. Không gian sống hài hòa với thiên nhiên sẽ giúp con người giảm lo âu, căng thẳng, tăng khả năng nhận thức, cải thiện hiệu suất làm việc, tăng cường sức khỏe… Đó là lý do những người có tiền không lựa chọn khu vực trung tâm để sinh sống nữa, mà họ sẽ lựa chọn rời khỏi trung tâm, đến các vùng ven để làm nơi an cư lý tưởng cho mình.
Tiêu chuẩn của không gian sống hài hòa với thiên nhiên cũng ngày càng được thay đổi. Nếu là trước đây, các chủ đầu tư thường bổ sung yếu tố thiên nhiên vào dự án của mình bằng vườn treo trên cao, cây xanh trong khuôn viên hoặc chọn vị trí tọa lạc dự án tại gần công viên, hồ điều hòa… Thì ngày nay, không gian sống hòa hợp với thiên nhiên chính là công viên, cây xanh, đường dạo bộ, hồ nước, thảm cỏ, kênh đào, mật độ xây dựng thấp… Với quỹ đất nội ô ngày càng eo hẹp thì chủ đầu tư nếu muốn quy hoạch không gian như nói trên sẽ phải tìm đến vùng ven thành phố.
Dĩ nhiên, không gian sống xanh không thể nào thiếu đi các yếu tố hạ tầng đảm bảo, tiện ích đầy đủ, hiện đại và đẳng cấp không thua kém gì khu trung tâm. Có như vậy thì mới được gọi là bất động sản cao cấp.
Bất động sản cao cấp sẽ bị “siết” thời gian tới?
Bộ Xây dựng dự báo thị trường bất động sản năm 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn và tiếp tục suy giảm so với những năm trước đây. Ngoài nguyên nhân ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 thì còn do sự bất hợp lý trong cung - cầu.
Nguồn cung nhà ở trung và cao cấp thì dư thừa, còn nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp lại thiếu. Trong khi đó, nhu cầu của người dân về nhà ở trung và cao cấp chỉ chiếm khoảng 20 - 30%, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Còn lại là nhu cầu về nhà ở giá thấp chiếm 70 - 80% nhưng nguồn cung lại đang thiếu trầm trọng.
Bộ xây dựng cho rằng: “Cơ cấu hàng hóa bất động sản chưa phù hợp với nhu cầu thị trường theo hướng dư thừa nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị”.
Vì vậy, Bộ cho rằng phải kiểm soát chặt chẽ các dự án bất động sản mới, nhất là dự án bất động sản cao cấp để cân đối cung - cầu, tránh tình trạng tồn kho.
Tuy nhiên, đề nghị này của Bộ Xây dựng không được nhiều người ủng hộ. Đa số mọi người đều cho rằng Bộ không nên dùng các biện pháp quản lý hành chính cứng nhắc mà nên để thị trường quyết định. Bất động sản dù là ở phân khúc nào thì cũng sẽ có các khách hàng thuộc phân khúc đó lựa chọn. Trong xã hội, bên cạnh những nhu cầu về bất động sản bình dân thì vẫn còn vô số những người có tiền, có nhu cầu sở hữu bất động sản cao cấp. Nếu “siết” chặt phân khúc này thì những khách hàng của phân khúc cao cấp sẽ như thế nào?
Bên cạnh đó, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam còn có kiến nghị “nới room” cho người nước ngoài. Người nước ngoài là một trong các đối tượng khách hàng của phân khúc bất động sản cao cấp, việc “nới room” sẽ cho phép tăng tỷ lệ sở hữu bất động sản, giảm lượng hàng tồn kho trên thị trường, kích thích thị trường bất động sản “sản xuất” các dự án chất lượng hơn.
Lưu ý khi mua bất động sản cao cấp
Mua bất động sản vốn đã phải bỏ ra rất nhiều tiền rồi, mua bất động sản cao cấp lại càng bỏ ra số tiền nhiều hơn gấp mấy lần. “Đồng tiền đi liền khúc ruột”, vì vậy cần phải “bỏ túi” các kinh nghiệm mua bán bất động sản dưới đây nếu có ý định tìm hiểu hoặc sở hữu bất động sản cao cấp.
1/ “Chọn mặt gửi vàng”: Cần tìm hiểu chủ đầu tư có uy tín không, tiềm lực tài chính có đủ mạnh để tạo ra các dự án bất động sản cao cấp hay không.
2/ Phù hợp với nhu cầu của bản thân: Đối với nhu cầu về nhà ở thì tiêu chí lựa chọn bất động sản sẽ khác với tiêu chí tìm kiếm bất động sản cao cấp để kinh doanh. Không nên lựa chọn theo đám đông mà cần xem xét sự phù hợp của dự án đối với mong muốn của bản thân mình.
3/ Xem xét khả năng tài chính: Bất động sản cao cấp cũng có “dăm bảy loại”, như ví dụ về giá căn hộ nói trên. Căn hộ cao cấp 30 tỷ cũng có, mà căn hộ cao cấp giá 70 tỷ cũng có. Tùy vào khả năng tài chính của bản thân mà người mua sẽ quyết định đầu tư bất động sản ở mức giá nào.
4/ Không tin tưởng tuyệt đối vào quảng cáo: Những lời giới thiệu như “cao cấp”, “hạng sang”, “luxury”, “premium”, “chuẩn châu Âu”... thực chất chỉ là các thủ thuật quảng cáo để thu hút khách hàng. Trên thực tế có đúng như vậy hay không còn phụ thuộc vào đẳng cấp chủ đầu tư. Người mua cần tìm hiểu kỹ, làm rõ vấn đề chứ không tin 100% vào quảng cáo.
5/ Kiểm tra pháp lý đầy đủ: Bất động sản nói chung tiềm ẩn nhiều rủi ro, mà rủi ro cao nhất thuộc về pháp lý. Dù là mua bất động sản bình dân hay cao cấp thì người mua cũng cần lưu ý về tính pháp lý đầy đủ, đảm bảo.
6/ Khả năng thanh khoản của bất động sản: Người Việt Nam nói chung có tâm lý khi mua đất, mua nhà đó là phải dễ bán và bán được giá. Dù mục đích mua là để an cư đi chăng nữa thì bất động sản đã bỏ rất nhiều tiền ra mua sau này muốn bán đi cũng dễ dàng và kiếm được lời lớn.
7/ Tổng thể hài hòa: Bất động sản cao cấp không phải là một căn nhà riêng lẻ mà phải là tổng thể của nhiều căn nhà hài hòa. Tổng thể đó mang đến một cộng đồng, một môi trường sống chất lượng cao cho cư dân chứ không phải chỉ là một căn nhà được giới thiệu là cao cấp.
Tóm lại, không phải 100% sản phẩm bất động sản đang có trên thị trường tự nhận “cao cấp” thì đó là bất động sản cao cấp. Có cao cấp thật hay không phải dựa vào các tiêu chí đánh giá nói trên một cách linh hoạt, được đại đa số người dùng bình chọn. “Tiền nào của nấy”, bất động sản cao cấp với mức giá không hề rẻ dĩ nhiên sẽ mang đến cho người dùng những lợi ích to lớn. Tuy nhiên, để sản phẩm “đáng đồng tiền bát gạo” thì người mua thật sự phải tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi “xuống tiền”.
Xem thêm: