Bảo hành công trình nhà ở và các quy định liên quan (Mới nhất)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Với mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người, bảo hành công trình nhà ở đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, chất lượng khi sử dụng công trình vào đời sống.

Bảo hành nhà ở

Là một trong những nội dung chính thuộc các quy định về bảo hành công trình xây dựng, tuy nhiên với tính chất đặc thù trong xây dựng và vận hành của mình, bảo hành nhà ở có nhiều điểm riêng biệt. Phần lớn các quy định liên quan, ngoài tuân thủ hướng dẫn chung còn được thể hiện chi tiết tại Luật Nhà ở 2014.

Chủ thể có trách nhiệm bảo hành nhà ở

Theo quy định tại điều 85 Luật Nhà ở 2014, nghĩa vụ bảo hành nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở phải bảo hành thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.
  • Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 3. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.

Chủ thể có nghĩa vụ bảo hành

Thời gian bảo hành công trình nhà ở

Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:

  • Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;
  • Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.

Hiện nay, trong một số giao dịch, bên bán thường chỉ cam kết bảo hành trong 12 tháng. Thỏa thuận này là trái với quy định của pháp luật và có thể gây thiệt hại cho bên mua. Các bên được thỏa thuận về vấn đề bảo hành nhà ở nhưng phải đảm bảo các định mức tối thiểu mà luật đã đưa ra.

Thời hạn bảo hành nhà ở

Nội dung bảo hành nhà ở

Bảo hành nhà ở bao gồm:

  • Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt,
  • Khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở.
    Đối với các thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.

Tuy nhiên, cần lưu ý, bảo hành nhà ở chỉ đủ điều kiện tiến hành khi nhà ở cần sửa chữa, khắc phục các hư hỏng về kết cấu nhà ở… nhưng không do lỗi của chủ sở hữu, người sử dụng và công trình nhà ở còn trong thời hạn bảo hành.

Nhà ở là công trình xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống cũng như các hoạt động thường ngày của cá nhân, hộ gia đình. Do đó, chủ sở hữu nhà cần nắm rõ các quy định về bảo hành công trình nhà ở để yêu cầu khi cần thiết, bảo đảm quyền lợi, sự an toàn của mình.

Xem thêm: