Bằng khoán đất: khái niệm và đặc điểm

Đánh giá bài viết:   (153 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (153 lượt) icon icon

Bằng khoán đất vẫn thường được hiểu là một trong những loại giấy tờ nhà đất cũ nhưng được xác lập từ thời điểm nào, thể hiện thông tin gì, hình thức ra sao thì vẫn còn là câu hỏi của nhiều người.

Đa phần người dân chỉ quen gọi giấy chứng nhận với cái tên sổ đỏ, sổ hồng, cũ hơn thì có sổ trắng, sổ xanh hay sổ vàng đất đai.

Bằng khoán đất là gì?

Bằng khoán đất hay còn gọi là bằng khoán, một số nơi do phát âm nên chệch đi thành bằng khoáng, là một trong các loại Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất, được quy định cụ thể tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT - tên gọi pháp lý là bằng khoán điền thổ.

bằng khoán đất -1.

Đây được xem là một trong những loại giấy tờ làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Trong thực tiễn giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai ở một số địa phương, việc giải thích bằng khoán đất hay bằng phán đất là gì thường được cán bộ địa chính ngầm hiểu là một trong các dạng thể hiện của sổ trắng, mang ý nghĩa là giấy tờ tạo lập nhà ở, áp dụng với đất thổ cư, có ghi rõ trên đất có nhà ở.

Đặc điểm của bằng khoán đất

Theo một số thông tin ghi lại, bằng khoán đất được cấp cho chủ sở hữu vào thời điểm trước ngày 30/4/1975, thuộc thẩm quyền của Sở Địa chính thời thuộc Pháp. Bàn về vấn đề này, TS. Phan Phương Thảo cũng cho biết :”Bằng khoán điền thổ có thời điểm xác lập sớm nhất là vào khoảng những năm 1930 và thời điểm lập phiếu muộn nhất là những năm 1950. Nhưng đa phần các tấm bằng khoán điền thổ được lập vào năm 40 của thế kỷ XX” trong tài liệu Đại chính Hà Nội thời cận đại.

bằng khoán đất -2

Dù không có một cấu trúc nhất định nhưng thông tin thể hiện trên bằng khoán vẫn đảm bảo sự rõ ràng và khoa học:

  • Bằng khoán có hình chữ nhật với kích thước 25cm (dài) x 20cm (rộng), chất liệu là giấy đen được bồi dày.
  • Mỗi bằng khoán đất có 2 mặt, bao gồm 11 cột thông tin mặt trước và 5 cột thông tin nằm ở mặt sau. Mặt sau bằng khoán thường để lại khoảng trống để cập nhật các thay đổi về chủ sở hữu.
  • Bằng khoáng bao gồm nhiều trang, thể hiện chi tiết các nội dung:
    - Tên chủ sử dụng đất, tên cơ quan cấp giấy.
    - Thông số kỹ thuật của thửa đất như diện tích, vị trí, tọa độ, ranh tiếp giáp thuộc số thửa đất, số tờ bản đồ…
  • Chữ tiêu đề của các cột trong bằng khoáng được đánh máy bằng tiếng Pháp.
  • Thông tin điền vào lại được viết tay bằng chữ quốc ngữ.
  • Nếu được lập muộn hơn (thời điểm từ năm 1950 trở đi) thì toàn bộ được viết bằng tiếng Việt, tuy nhiên thông tin lại có phần đơn giản, sơ sài hơn.

Có thể thấy, bằng khoán đất cũng mang nhiều điểm tương đồng với sổ đỏ và sổ hồng hiện tại. Ưu điểm của loại giấy tờ này là sử dụng lâu dài và dựa trên thông tin có thể nắm bắt được những biến động liên quan đến bất động sản như mua bán, thay đổi hiện trạng tranh chấp,... Hiện nay việc mua bán hoặc cầm bằng khoáng đất vẫn xảy ra khá phổ biến và được pháp luật xem là căn cứ để xét mức độ hợp pháp của giao dịch. Tuy nhiên, vẫn khuyến khích người dân chuyển đổi thành Giấy chứng nhận thông dụng hiện nay được pháp luật quy định rõ ràng, chi tiết hơn.

Xem thêm: