Sưu tầm #10 bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng đẹp và khoa học nhất
Bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng đẹp là sự thể hiện chi tiết các thông số kỹ thuật cũng như bố cục sắp xếp không gian của toàn bộ công trình.
Xây nhà có gác lửng đẹp hiện nay khá phát triển và xuất hiện nhiều xu hướng, ý tưởng độc đáo. Những cá nhân, gia đình tìm đến những mẫu thiết kế nhà gác lửng đẹp có thể thuộc nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm người độc thân, vợ chồng trẻ và cả gia đình đông thành viên, đông thế hệ cùng chung sống. Nhà gác xép tùy theo diện tích, kết cấu xây dựng, đáp ứng được khá đa dạng nhu cầu cho người sử dụng. Chính vì vậy, mẫu nhà này đang dần trở nên thịnh hành ở cả nông thôn lẫn thành thị.
Trong số mẫu nhà gác lửng đẹp hiện đại, nhà gác lửng cấp 4 được đánh giá là kiến trúc có độ thông dụng cao, ít bị lỗi thời trong khi chi phí bỏ ra cũng rất phải chăng. Nhà cấp 4 gác lửng cũng là lựa chọn đa dạng trong thiết kế, như nhà cấp 4 gác lửng rẻ đẹp, nhà cấp 4 gác lửng đẹp diện tích nhỏ, nhà cấp 4 gác lửng đẹp 5x20,...
Nếu như các mẫu nhà cấp 4 gác lửng đẹp 3D cho thấy góc nhìn đa chiều, dễ dàng tưởng tượng ra cách thức bố trí không gian thì bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng đẹp sẽ thiên về kỹ thuật nhiều hơn, điều này tạo ra sự thuận lợi trong việc thiết kế và thi công trên thực tế.
Những lưu ý cần biết trong bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng đẹp
Đối với bản vẽ xây dựng, có rất nhiều vấn đề liên quan đã được chúng tôi đề cập tại bài viết Bản vẽ nhà gác lửng & những điều bắt buộc phải biết. Bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng cũng tương tự như vậy, bắt buộc phải tuân theo những nguyên tắc, cách sắp xếp và sử dụng các loại ký hiệu.
Thông thường, nếu là bản vẽ do các công ty chuyên về xây dựng thực hiện, sẽ bao gồm những nội dung cơ bản như sau (Theo Wedo.vn):
- Phần ghi chú gồm: Lần nộp, nội dung điều chỉnh và ngày nộp.
- Tên chủ đầu tư và địa chỉ, chức danh nếu có
- Tên dự án và địa chỉ của dự án
- Tên công trình
- Tên đơn vị tư vấn thiết kế, địa chỉ, chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công ty
- Hạng mục thực hiện: Kiến trúc, kết cấu hay điện nước
- Tên bản vẽ
- Số hợp đồng
- Giai đoạn thực hiện
- Năm hoàn thành
- Tỷ lệ bản vẽ
- Ký hiệu bản vẽ
Đặc biệt, tỷ lệ bản vẽ là yếu tố khá quan trọng, cho thấy mối tương quan giữa kích thước biểu diễn và số đo thực tế. Việc chọn tỷ lệ cũng như quy đổi chúng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc đo đạc, ứng dụng khi thi công. Tại các chia sẻ trên Wedo.vn, những tỉ lệ này được phân loại như sau:
- Tỉ lệ 1:50.000 đến 1:2000: đây là phạm vi tỉ lệ bản vẽ nhỏ, có độ thu nhỏ lại rất nhiều so với kích thước trên thực tế. Do đó, tỉ lệ này chủ yếu thường được áp dụng với những kích thước lớn như bản vẽ các loại bản đồ của đô thị, vùng hay những thị trấn nhỏ; hoặc sử dụng trong các quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, các khảo sát quan trắc trên không. Nếu là bản vẽ nhà ở thì hiếm khi lựa chọn tỉ lệ này.
- Tỉ lệ 1:1000 đến 1:500: sử dụng trong trường hợp cần tổng quan về công trình và vị trí của nó trong mạng lưới đô thị; ưu điểm là làm nổi bật các cơ sở hạ tầng và các thành phần khác.
- Tỉ lệ 1:250 đến 1:200: tập trung cho mặt cắt, mặt bằng và mặt đứng trong các tòa nhà lớn. Thậm chí thông qua đây có thể xem xét đến các thành phần không gian và bố cục.
- Tỉ lệ từ 1:150 đến 1:100: cũng có thể cân nhắc sử dụng cho các phương pháp tiếp cận đầu tiên của các tác phẩm và công trình nhỏ. Nếu trường hợp các tòa nhà hay công trình lớn hơn, kiến trúc sư sẽ dự tính các bản vẽ và mô hình chi tiết hơn.
- Tỉ lệ 1:75 đến 1:25: sử dụng cho kết cấu, bố cục và sự liên hệ giữa các tầng hoặc cũng có thể phóng to các phòng để chi tiết hơn các thành phần cụ thể, chẳng hạn như chi tiết đến hệ thống ống nước, điện,...
- Tỷ lệ 1:20 và 1:10: thường là tỉ lệ thể hiện cho đồ nội thất, trình bày hoạt động của các thành phần cũng như cấu trúc, thể hiện chi tiết bản vẽ.
- Tỉ lệ 1:5 đến 1:1: tỉ lệ này đòi hỏi độ chính xác cao hơn khi truyền đạt các chi tiết kỹ thuật.
Về vấn đề này, gia chủ nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia, những người có chuyên môn và kinh nghiệm để có được bản vẽ phù hợp nhất. Ngoài ra, việc ký hiệu kích thước cũng phải theo quy trình ba bước, gồm: vẽ đường dóng, vẽ được kích thước sau với đến ghi con số kích thước.
- Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không có sự phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn
- Đơn vị đo kích thước dài là mm và lưu ý không ghi đơn vị sau con số kích thước
- Đơn vị đo cao trình là m, tương tự, cũng không ghi đơn vị sau con số kích thước
- Đơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây và phải ghi đơn vị sau con số kích thước
- Trường hợp bản vẽ dùng các đơn vị khác trên bản vẽ thì phải có ghi chú rõ ràng. Dùng độ, phút, giây là đơn vị đo góc và giới hạn sai lệch của nó.
Mặc dù các bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng đẹp đa phần đều khá đơn giản và dễ nhận biết, tuy nhiên không loại trừ khả năng có sai sót xảy ra. Vì vậy, gia chủ cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ bản về trước khi quyết định đưa chúng vào thực tế.
10 bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng đẹp được sưu tầm năm 2020
Bản vẽ 1
Với diện tích chỉ 4x12, mẫu nhà cấp 4 gác lửng là lựa chọn hoàn hảo và lý tưởng cho những sự hạn hẹp về quỹ đất. Mặc dù nhỏ nhưng ngôi nhà được bố gọn gàng, khoa học; phần gác lửng xây lùi ra sau để tạo thêm khoảng không gian thoáng đãng cho phòng khách. Mái được làm chóp cao để tăng hiệu quả cách nhiệt cho tầng lửng.
- Tầng trệt được thiết kế phòng khách, bếp cùng phòng ăn và khu vệ riêng riêng lẻ,
- Mặt bằng tầng lửng được thiết kế thêm 2 phòng ngủ và 1 phòng vệ sinh chung, đủ không gian sinh hoạt cho một gia đình nhỏ, từ 2 - 4 thành viên.
Mẫu nhà này cho thấy sự tận dụng không gian rất hiệu quả và hợp lý, dù không gian nhỏ nhưng vẫn bố trí được đầy đủ công năng cũng như tiện nghi trong quá sinh hoạt.
Bản vẽ 2
Nhỉnh hơn một chút về chiều sâu, bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng có kích thước 4x16 này cũng là gợi ý đáng cân nhắc cho những ai đang tìm kiếm nhà gác lửng nhỏ đẹp. Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng này thiết kế theo phong cách đơn giản, hiện đại là chủ đạo. Hệ thống cửa được làm bằng chất liệu kính giúp ngôi nhà thêm sang trọng và đón được ánh sáng tự nhiên, đồng thời tạo được điểm nhấn cho mặt tiền.
Mặt bằng tầng trệt của ngôi nhà được bố trí lần lượt gồm khoảng sân trước, sau đó đến phòng khách, bếp kết hợp phòng ăn, WC và sân phơi.
Khu vực cầu thang thiết kế tiểu cảnh là một hồ nước tạo điểm nhấn cho ngôi nhà, thanh lọc không khí, tạo ra nguồn năng lượng tích cực theo góc nhìn phong thủy. Với thiết kế như vậy, tầng trệt của ngôi nhà là không gian sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình.
Mặt bằng công năng tầng lửng gồm phòng thờ, phòng làm việc, phòng ngủ và 1 WC nhỏ. Kết hợp được thêm không gian phòng thờ kín đáo, trang nghiêm là điểm cộng lớn của bản vẽ này.
Bản vẽ 3
Đây là bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng đẹp phổ biến nhất hiện nay, với kích thước thường thấy là 5x15, thích hợp cho các công trình nhà ở vùng ven hoặc ngay cả trong quỹ đất hạn hẹp của các đô thị lớn. Với kiểu công trình này, gia chủ có thể kết hợp cùng mái tôn, mái ngói, mái thái hoặc mái bằng đều phù hợp. Tuy nhiên, mái thái và mái bằng sẽ giúp cách nhiệt tốt hơn, nhờ đó phần gác lửng có thể xây thấp mà không lo bị bí bách.
Mặt bằng công năng tầng trệt gồm: Sân trước, phòng khách, bếp và phòng ăn, phòng ngủ, WC chung kết hợp sân phơi đồ.
Các không gian ở tầng trệt được phân chia một cách hợp lý với các khu vực sinh hoạt chung; trong khi phòng ăn, bếp và phòng khách được bố trí liền kề nhau để tối ưu diện tích sử dụng thì phòng ngủ, nhà vệ sinh và sân phơi được bố trí ở phía sau, vừa riêng tư, vừa tách biệt nhưng chuyển tiếp tự nhiên, kín đáo.
Mặt bằng công năng tầng lửng: Phòng thờ, 2 phòng ngủ rộng rãi, nhà vệ sinh và giếng trời giúp cho việc trao đổi không khí được tốt nhất, đón ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ công trình.
Bản vẽ 4
Kích thước 5x20 cũng là diện tích xây dựng thường thấy của các mẫu nhà cấp 4 có gác lửng. Với diện tích này, căn nhà phù hợp cho việc phục vụ sinh hoạt trong những gia đình đông thành viên và cần khá nhiều sự phân tách không gian. Tuy không quá lớn nhưng đủ rộng rãi để bố trí các phòng chức năng. Những mẫu nhà này nếu kết hợp với mái thái sẽ thêm phần bề thế, cao ráo và khang trang.
Mặt bằng tầng trệt được bố trí gồm phòng khách, phòng bếp và phòng ăn liên thông với hành lang để có thể tận dụng thêm chỗ dùng để xe, 1 phòng ngủ khép kín có nhà vệ sinh riêng, sau cùng nhà vệ sinh chung và sân phơi. Vì hành lang rộng 1m nên nhờ đó, gia chủ có thể dễ dàng dắt xe máy vào trong nhà mà không di chuyển qua phòng khách.
Mặt bằng tầng lửng được chia thành phòng thờ hướng ra ngoài đảm bảo phong thủy, tách biệt với phòng ngủ chính, phòng ngủ nhỏ và 1 WC chung ở phía sau. Các phòng được tính toán, phân chia diện tích phù hợp nhằm đảm bảo không gian thông thoáng, đảm bảo cho việc nghỉ ngơi cho các thành viên và sự hài hòa trong tổng thể.
Bản vẽ 5
Với những gia đình có diện tích xây dựng nhỏ, tầm từ 50m2 - 60m2 và muốn theo đuổi phong cách sống hiện đại thì không nên bỏ qua bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng đẹp này. Vừa tối ưu được không gian, hệ thống phòng ốc, gia chủ vừa tận dụng được tối đa quỹ đất để thiết kế sân vườn nếu muốn.
Tại tầng trệt bố trí bao gồm phòng khách, phòng bếp, WC, sảnh thang và 1 phòng ngủ.
Tầng lửng được bố trí gồm phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ master, phòng thay đồ, wc chung.
Nhờ có phòng sinh hoạt chung, các thành viên trong gia đình thêm không gian riêng tư để quây quần bên nhau, cùng nhau trò chuyện, xem phim, đọc sách,…Tuy không quá rộng rãi nhưng lại mang đến cho mọi người cảm giác thoải mái và ấm áp. Tầng lửng như một thế giới riêng của sự sum họp.
Bản vẽ 6
Sở hữu khu đất và diện tích xây dựng không quá rộng, bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng đẹp này cho thấy việc tối ưu không gian hiệu quả nhờ vào kỹ thuật liên thông giữa các phòng, chuyển tiếp tự nhiên, hạn chế sử dụng vách ngăn.
Tầng 1 mẫu nhà cấp 4 có gác lửng gồm phòng khách liên thông với khu bếp ăn tạo cảm giác rộng rãi hơn cho không gian sống. Để tạo cảnh quan xanh mát, gia chủ đồng thời bố trí thêm tiểu cảnh ở góc nhà nhỏ, tựa như một khu vườn be bé với vài loại cây cảnh độc đáo. Phía sau cùng của tầng trệt là phòng ngủ của bố mẹ có nhà vệ sinh khép kín. Bên cạnh đó còn có thêm một nhà vệ sinh chung tiện nghi cho cả gia đình hoặc sử dụng khi có khách đến thăm nhà.
Phía trên tầng lửng, hai phòng ngủ, phòng thờ, khu giặt phơi và sân vườn được bố trí khéo léo. Công năng của ngôi nhà này đủ để đáp ứng tốt nhu cầu sống cho gia đình khoảng 4 thành viên.
Bản vẽ 7
Đây cũng là bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng có khá nhiều không gian xanh phía trong phạm vi sinh hoạt. Gia chủ rất khéo léo khi bố trí những khu vườn, góc trồng cây nho nhỏ, xinh xắn, vừa trang trí vừa tạo ra cảm giác thoáng đãng, gần gũi. Công trình đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng gồm phòng khách, khu bếp ăn, 3 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh cùng hệ thống tiểu cảnh xanh mát.
Thiết kế đặc trưng của bản vẽ này vẫn là sự liên kết không gian giữa các phòng sinh hoạt chung như phòng khách, bếp và phòng ăn. Đây là cách bài trí thông dụng trong các mẫu nhà hiện đại và có kích thước không quá lớn, khá thời thượng, đồng thời tối ưu không gian sử dụng một cách hiệu quả.
Bản vẽ 8
Một bản vẽ khá truyền thống và nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, hợp lý trong việc phân chia bố cục không gian.
Tầng trệt gồm phòng khách, phòng ngủ cho vợ chồng gia chủ, khu bếp ăn và một phòng vệ sinh chung đặt phía sau cùng. Phòng ngủ nhỏ cho con cái và một phòng vệ sinh còn lại được bố trí trên gác lửng. Với những gia đình 3 người (vợ chồng và con nhỏ) thì đây rõ ràng là sự lựa chọn phù hợp.
Phần gác xây vừa vặn với mục đích sử dụng giúp tiết kiệm chi phí và cân đối với không gian nhỏ hẹp của ngôi nhà.
Bản vẽ 9
Đây là bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng đẹp nhưng đồng thời thỏa mãn được thêm hai tiêu chí khác là phù hợp với diện tích đất tương đối rộng và chi phí xây dựng thấp, chỉ từ 200 - 300 triệu. Mặc dù giá rẻ, kiến trúc không có gì phức tạp nhưng sự đơn giản và tiện nghi đã tạo nên điểm nhấn. Ngôi nhà có công năng gồm phòng khách, bếp ăn, 2 phòng ngủ, phòng thờ và 2 WC - quá hoàn hảo cho gia đình từ 3 - 4 người cùng sinh sống.
Tầng trệt có một phòng khách lớn, liên thông với bếp và bàn ăn. Song song với phòng khách là không gian để xe khá thoải mái. Đi vào bên trong là phòng thờ và phòng ngủ đặt đối diện nhau; sau cùng bố trí nhà vệ sinh kết hợp sân phơi.
Gác lửng xây lùi về sau nên phần không gian phòng khách và bếp có độ cao, thoáng đãng. Tầng lửng dùng để thiết kế phòng ngủ có nhà vệ sinh khép kín và phòng học riêng tư. Đặc biệt, gia chủ làm thêm giếng trời để lấy ánh sáng cho toàn bộ không gian sinh hoạt.
Bản vẽ 10
Bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng đẹp này áp dụng cho mẫu nhà có diện tích khoảng 70m2 và chi phí xây dựng rơi vào khoảng tầm 500 triệu đồng. Công năng sử dụng:
- Tầng 1: Phòng khách, phòng bếp + phòng ăn, 2 phòng ngủ, 1 nhà vệ sinh chung.
- Tầng lửng: 3 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung và 1 nhà vệ sinh chung.
Nếu gia chủ sở hữu khu đất khá vuông vức và có ý định xây nhà gác lửng thì nên tham khảo bản vẽ này. Thực sự, với thiết kế này, không gian sử dụng được mở rộng rất nhiều, ngoài ra, vẻ bề ngoài cũng nhờ đó mà trở nên bề thế, cao ráo hơn; đặc biệt khi kết hợp với mái thái hoặc các kiểu mái vót nhọn. Chỉ cần kết hợp với khuôn viên sân vườn gọn gàng, xanh mát thì căn nhà sẽ trở nên vô cùng hoàn hảo.
Những bản vẽ nhà cấp 4 gác lửng đẹp trên đây được sưu tầm từ những kiến trúc sư có kinh nghiệm và tư duy thẩm mỹ tốt, hiểu được nhu cầu cũng như xu hướng của cư dân hiện đại. Do đó, gia chủ có thể xem đây là nguồn tham khảo đáng tin cậy để ứng dụng vào tình huống riêng của mình. Những mẫu nhà diện tích nhỏ nhưng khi áp dụng trên các khu đất lớn lại càng thêm phần rộng rãi, tiện nghi hoặc ngược lại, chỉ cần đảm bảo phân chia theo tỷ lệ phù hợp, nhà diện tích nhỏ không phải là vấn đề khó giải quyết.
Nguồn: Trần Anh Group
Xem thêm: