Bản đồ quy hoạch Bình Dương năm 2020, tầm nhìn 2030

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Tổng hợp các thông tin liên quan và bản đồ quy hoạch chung xây dựng Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đầy đủ nhất.

Bình Dương là một trong những địa phương năng động bậc nhất tại khu vực phía Nam, được ví là thủ phủ công nghiệp với tỷ lệ thu hút đầu tư nước ngoài đứng top đầu cả nước. Với mục tiêu hướng đến vẻ đẹp hoàn thiện của sự phát triển, Bình Dương đã thông qua quy hoạch đô thị đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với những kế hoạch mang ý nghĩa chiến lược.

Mục tiêu Quy hoạch Bình Dương 2020

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trần Thanh Liêm: Quy hoạch lần này mang ý nghĩa chiến lược đối với việc phát triển đô thị Bình Dương theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là cơ sở nền tảng để chính quyền các huyện, thị, thành phố xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch phân khu chức năng và các quy hoạch chi tiết trên toàn địa bàn theo đúng chức năng đô thị đã được quy hoạch.

Mục tiêu quy hoạch Bình Dương

Trong Nghị quyết về nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, lãnh đạo tỉnh đã nêu rõ các mục tiêu trong giai đoạn này, cụ thể:

  • Xây dựng tỉnh Bình Dương theo hướng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc;
  • Cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường;
  • Đảm bảo có sự kết nối giữa đô thị cũ và các đô thị mới một cách có hệ thống, đồng bộ, đạt các tiêu chí đô thị loại I;
  • Có đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực phía Nam và cả nước;
  • Liên kết với các tỉnh trong vùng thành phố Hồ Chí Minh, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ khu vực Đông Nam Á.
  • Phấn đấu phát triển hệ thống đô thị của tỉnh theo quy hoạch các đơn vị hành chính.

Bản đồ quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Về phân chia khu vực hành chính và kinh tế

Theo bản đồ quy hoạch Bình dương 2002, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Bình Dương là 2.695,22 km2, quy mô dân số toàn đô thị đến năm 2020 đạt 2,5 triệu người và đến năm 2030 đạt 3,5 triệu người.

Bản đồ quy hoạch Bình Dương năm 2020

Tổng thể đô thị Bình Dương được phân theo 03 khu vực:

  • Khu vực trung tâm gồm đô thị Thủ Dầu Một, đô thị mới Hòa Phú-Phú Tân, đô thị Nam Bến Cát và đô thị Nam Tân Uyên;
  • Khu vực 2 gồm đô thị Thuận An và đô thị Dĩ An;
  • Khu vực 3 gồm 8 đô thị vệ tinh như Thanh Tuyền, Dầu Tiếng, Minh Hòa, Long Hòa, Bàu Bàng, Phước Vĩnh, Tân Thành và Thường Tân.

Quy hoạch Bình Dương đến năm 2020 cũng đã chỉ ra, không gian phía Bắc bao gồm không gian lâm nghiệp, nông nghiệp, vành đai xanh, xác định không phát triển thêm các khu công nghiệp tại thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An.

Tuy nhiên, tỉnh sẽ đẩy mạnh hình thành các trung tâm tài chính - ngân hàng - bảo hiểm tại các đô thị, chú trọng phát triển thương mại - dịch vụ trên các hành lang quốc lộ 1K, DDT743, đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. Đồng thời, phát triển không gian du lịch vùng Tây, Tây Bắc, Đông, Đông Bắc và phía Nam.

Về quy hoạch giao thông Bình Dương

Quy hoạch tỉnh Bình Dương đến năm 2020 đã chỉ rõ mục tiêu đối việc phát triển giao thông, hạ tầng tại địa phương như sau (QĐ số 93247/QĐ-UBND).

Bản đồ quy hoạch giao thông Bình Dương

  • Phát triển giao thông vận tải phải phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đô thị của tỉnh, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chủ yếu là đầu tư mới gắn với cải tạo Theo hướng đồng bộ, cân đối, hiện đại và an toàn.
  • Gắn kết mạng lưới giao thông của tỉnh với mạng lưới giao thông quốc gia, đảm bảo tính liên thông và chuyển tiếp liên tục giữa hệ thống giao thông đối nội (trong tỉnh) với hệ thống giao thông đối ngoại, tạo điều kiện để tỉnh Bình Dương tiếp cận nhanh và trực tiếp với thị trường trong vùng và quốc tế.
  • Xây dựng hệ thống giao thông đô thị văn minh, hiện đại, phấn đấu dành quỹ đất giao thông nội thị đến năm 2015 đạt 22%, năm 2020 đạt 24%. Đầu tư các tuyến đường chính đô thị kết nối giữa các tuyến đối ngoại với trung tâm đô thị, các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.
  • Phát triển các trục giao thông đường tỉnh Theo các hướng Bắc Nam, Đông Tây. Cải tạo, nâng cấp các đầu mối giao thông đảm bảo nhu cầu giao lưu thông suốt. Cần xem xét hoạch định dự trữ quỹ đất để cải tạo các đầu mối trong tương lai.

Theo đó, bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương thể hiện rõ tầm nhìn về một tương lai kết nối đa vùng, đa lĩnh vực, mở cửa hội nhập cho tỉnh nhà.

Bản đồ quy hoạch chung xây dựng Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 cho thấy Bình Dương vẫn đang trong trong giai đoạn sắp xếp lại các vùng không gian và hướng tới sự đồng bộ cao về diện mạo, tăng cường khả năng kết nối giữa địa phương với toàn khu vực.

Xem thêm: