Xu hướng đầu tư 2024 nào sẽ chính thức "nở rộ"?

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Xu hướng đầu tư 2024 cho thấy sự thay đổi trong tầm nhìn, tư duy của các cá nhân và doanh nghiệp. Những kênh đầu tư quen thuộc được đặt trong các góc nhìn mới để khai thác hiệu quả tiềm năng.

Nên đầu tư gì năm 2024 mang tới khá nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan, các kênh đầu tư bắt đầu bộc lộ rõ hơn những ưu - nhược điểm, cơ hội và thách thức, buộc cá nhân phải “cân đo đong đếm” nguồn vốn, lựa chọn chiến thuật thận trọng hơn.

Nhìn chung, năm 2024 vẫn rất lạc quan về cách thức đầu tư và tiềm năng lợi nhuận. Bản thân mỗi kênh đầu tư dù chịu “rung lắc” nhưng vẫn có kỳ vọng về sự khởi sắc. Thay đổi lớn nhất trong năm này cũng như giai đoạn tới chính là tư duy của nhà đầu tư và dòng vốn. Họ bắt đầu phóng tầm nhìn về các hướng đi mang tính bền vững và thức thời. Ít nhất là từ 1-3 năm tới, thay đổi này vẫn tiếp tục diễn ra. Các doanh nghiệp không ngừng đa dạng hóa chuỗi cung ứng; Chính phủ các nước đều có động thái hỗ trợ, khuyến khích rõ ràng, quyết liệt hơn. Chính vì vậy, Việt Nam cũng cần chuẩn bị tâm thế; sẵn sàng về hạ tầng và dịch vụ khu công nghiệp; nguồn nhân lực, chính sách để đón đầu cơ hội.

Theo đó, xu hướng đầu tư 2024 đánh dấu nhiều “bước ngoặt” mới đầy đột phá, an toàn có, nhưng táo bạo, mạo hiểm cũng không hiếm.

Xu hướng chọn ngành trong đầu tư chứng khoán

Là một trong các kênh đầu tư được đánh giá cao trong năm 2024, thị trường chứng khoán hứa hẹn nhiều bước chuyển mình đầy khả quan. Bàn về xu hướng đầu tư năm 2024, nội bộ thị trường chứng khoán theo các chuyên gia sẽ theo đuổi “back to basics”, nghĩa là trở về với những ngành sản xuất cơ bản, được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách của Chính phủ nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.

chọn ngành trong đầu tư chứng khoán

Ông Lã Giang Trung – CEO Passion Investment cho rằng trong năm 2024, nếu đặt niềm tin vào chứng khoán và ngành vật liệu xây dựng, điển hình là sản xuất thép thì cơ hội sinh lời rất cao. Ông cũng lựa chọn cổ phiếu của DIG, SZC, HPG, VND và CTR là những mã cổ phiếu làm nên thành công trong năm nay dưới góc nhìn, đánh giá của mình.

Với các chuyên gia đầu tư khác, cổ phiếu của các ngành như điện (truyền tải và sản xuất điện); nông nghiệp; môi trường và công nghệ thông tin được dự báo sẽ có diễn biến khả quan trong năm 2024. Đây đều là những nhóm ngành hưởng lợi thông qua các dự án xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng từ hoạt động đẩy mạnh đầu tư công từ Chính phủ.

Xu hướng đầu tư – kinh doanh số

Theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, nhiều doanh nghiệp hiện nay, với mục tiêu duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh vượt qua khó khăn, thích nghi tình hình dịch bệnh cùng, kết hợp với xu thế CMCN 4.0, đã và đang tổ chức hoạt động, kinh doanh trên nền tảng tự động hóa, phát triển tài chính số, Fintech, ngân hàng số, thương mại điện tử,…

Với xu hướng này, những dịch vụ hỗ trợ đi kèm sẽ có nhiều cơ hội để phát triển nhanh chóng, điển hình như giao hàng nhanh (fast shipping), đóng gói, kho vận (logistics), livestream sự kiện, an ninh mạng, cung ứng nền tảng (platforms),...

Theo đó, xu hướng đầu tư năm 2024 tất nhiên cũng rất khó bỏ qua lợi thế này để khai thác tối đa hiệu quả kinh doanh, giá trị lợi nhuận.

Xu thế tăng đầu tư công dẫn theo xu hướng đầu tư mới

Xu thế tăng đầu tư công là cơ sở cho nhiều cơ hội mới xuất hiện trong năm 2024, điển hình là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hạ tầng ICT, giải quyết an sinh xã hội, năng lượng tái tạo, ứng phó biến đổi khí hậu và giáo dục,... Những khoản đầu tư này không riêng gì Việt Nam mà rất nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng quan tâm, thực hiện một cách nghiêm túc. Nhìn về ngắn hạn lẫn dài hạn, đây là các hạng mục tạo ra thúc đẩy tăng trưởng cũng như tiền đề phát triển bền vững. Người hưởng lợi rõ ràng nhất từ xu hướng này chính là các bên liên quan, bao gồm: doanh nghiệp (tư nhân, nhà nước và FDI), nhà tài trợ, tổ chức tư vấn, định chế tài chính, địa phương triển khai,...

Xu hướng đầu tư – kinh doanh các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất y tế

các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất y tế

Trong năm này, các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; sản xuất các loại dược phẩm, sản phẩm đáp ứng tiêu chí “xanh”, thân thiện với môi trường tiếp tục được quan tâm và mở rộng. Trong bối cảnh dịch bệnh, người dân càng có ý thức hơn trong việc bảo vệ, quan tâm đến sức khỏe cho cá nhân, gia đình thì đây là xu hướng đầu tư “bám sát” vào nhu cầu thiết yếu, tạo ra ý nghĩa, giá trị thiết thực cho người dùng. Chính vì vậy, các ngành sản xuất và dịch vụ y tế hứa hẹn mở ra hướng đi tuy không mới nhưng khá tiềm năng cho giới đầu tư.

Xu hướng sôi động trên thị trường giao dịch hàng hóa

Đối với thị trường tài chính tại Việt Nam, giao dịch hàng hóa không còn là linh vực quá mới mẻ, chúng bắt đầu được quan tâm nhiều hơn trong 2 năm trở lại đây. Đặc biệt, với động lực từ khi Nghị định 51/2018/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực, cho phép các giao dịch hàng hóa tại Việt Nam liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới thì mô hình này có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, gỡ bỏ được phần nhiều các nút thắt từng tồn tại trước đó.

Trong giao dịch hàng hóa phái sinh, điểm khác biệt so với giao dịch truyền thống là các nhà đầu tư hợp tác, giao dịch thông qua các hợp đồng tương lai, dựa trên hệ thống các sàn giao dịch mang tính quốc tế có sự liên thông với nhau. Vì vậy, thị trường này có tính thanh khoản rất cao, được xem là một trong những ưu điểm nổi trội.

Thị trường này có danh mục mặt hàng đầu tư bao gồm 4 nhóm chính với 21 mặt hàng đang được niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, gồm:

  • Nông sản;
  • Nguyên liệu công nghiệp;
  • Kim loại
  • Năng lượng

Hiện nay, mọi giao dịch phái sinh hàng hóa ở nước ta đều được tổ chức và quản lý bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (viết tắt là MXV) - là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia của Việt Nam.

Đơn vị này được vận hành với cơ chế hoạt động chuyên nghiệp, minh bạch, đảm bảo an toàn về tính pháp lý. MXV có thẩm quyền cấp phép hoạt động triển khai dịch vụ giao dịch cho các Thành viên môi giới và kinh doanh. Nhà đầu tư sẽ thông qua các thành viên của MXV để tham gia vào giao dịch theo quy trình, thủ tục nhất định.

Theo thống kê từ MXV, giá trị giao dịch trung bình vào thời điểm cuối năm của 21 mặt hàng đang được niêm yết giao dịch đạt khoảng 2000 tỷ đồng/ngày. Con số này đã tăng hơn 50% so với đầu năm; ấn tượng hơn, giá trị giao dịch trong 1 ngày của năm 2020 bằng 1 tháng của năm 2019.

Năm 2024 được xem là thời điểm khá thuận lợi để thị trường giao dịch hàng hóa phát triển thành xu hướng mới, điển hình như sự gia tăng của dòng vốn ngoại, các hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung,... Không đó để Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bất động sản: cuộc chạy đua của các xu hướng mới

Bất động sản có thể xem là thị trường tiềm năng và sôi động bậc nhất trong bối cảnh dịch bệnh cũng như nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay. Thích nghi khá nhanh với các rung lắc, đầu tư nhà đất vẫn trở thành lựa chọn được ưa chuộng trong năm 2020, nhất là vào thời điểm cuối năm. Đầu năm 2024, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, điều này sẽ không quá ảnh hưởng đến niềm tin của giới đầu tư cho thị trường này.

Thực tế, thị trường bất động sản thời gian qua có sự hình thành xu hướng khá rõ nét, phản ánh chân thực những thay đổi trong tư duy của nhà đầu tư. Tuy nhiên, sang năm 2024, xu hướng sẽ xuất hiện một cách mạnh mẽ, đặc trưng hơn nhằm thiết lập một môi trường đầu tư mới mang tính an toàn và bền vững.

Xu hướng tìm đến dự án “Đô thị trong đô thị”

“Đô thị trong đô thị” là cách gọi khác của bất động sản tích hợp, chỉ những dự án có quy mô lớn, đa dạng về loại hình sản phẩm cũng như chuỗi tiện ích, hạng mục công cộng đi kèm. Theo quan điểm của các chuyên gia, người Việt đang dần có ý thức cao hơn trong việc lựa chọn môi trường sống và cải thiện chất lượng sống. Do đó, nhà phát triển dự án cũng không thể nào bỏ qua cơ hội này, nhanh chóng thay đổi quy mô nguồn cung cho phù hợp. Các dự án bắt đầu tạo sự thu hút bằng quy hoạch bài bản, tiện ích từ cơ bản đến cao cấp, đa dạng hóa dịch vụ,... mục đích là để cư dân của họ tránh được các tác động tiêu cực từ quá trình đô thị hóa, hạ tầng xuống cấp, áp lực về ô nhiễm môi trường,...

dự án “Đô thị trong đô thị”

Chuyên gia từ JLL cho rằng, điểm cộng của một dự án quy mô lớn chính là khả năng cung cấp được nhiều loại hình nhà ở cho các đối tượng người mua khác nhau, phân hóa theo khả năng tài chính của họ. Sự đa dạng trong thành phần dân cư thúc đẩy nhiều yếu tố khác phát triển, có lợi về cả góc độ đầu tư lẫn an cư.

Lấy ví dụ tại Khu đô thị Phúc An City tại Đức Hòa, Long An. Trần Anh Group - đơn vị phát triển dự án đã tạo ra các phân khu khác nhau trong tổng thể quy hoạch. Theo đó, người có tài chính tốt thường chọn nhà phố, biệt thự xây sẵn; ngược lại, người có thu nhập thấp hơn hướng đến căn hộ chung cư giá rẻ; người muốn mua đất đầu tư hoặc xây nhà hoàn toàn lựa chọn được lô đất nền ưng ý với nhiều kích thước. Mỗi phân khu hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng nhất định nhưng vẫn hài hòa với bối cảnh chung, tuân thủ định hướng phát triển của toàn dự án.

Làm việc từ xa và cơ hội cho bất động sản văn phòng

Những cuộc giãn cách xã hội đang mở ra hướng đi mới cho cách làm việc của các doanh nghiệp hiện nay - làm việc từ xa, hoàn thành công việc dù đang ở nhà. Mô hình này đã được tiến hành ở nhiều doanh nghiệp, và ngay cả khi dịch bệnh ổn hơn, họ cũng bắt đầu nhận ra những ưu điểm vượt trội của làm việc từ xa, có ý định hoàn thiện, phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn để tối ưu công việc.

Tổng giám đốc JLL Việt Nam - Paul Fisher cho biết, năm 2020, cuộc thử nghiệm mô hình làm việc tại nhà đã diễn ra trên toàn cầu và kết quả đã cho thấy rằng, việc tận dụng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như chủ động hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, một số quan điểm khác vẫn khá đề cao cách làm việc trực tiếp (có thể do tính chất ngành nghề); công việc không có sự tương tác vô tính thiếu đi hiệu quả, tăng áp lực và gặp khó trong quản lý thời gian. Vì vậy, dù linh hoạt nhưng lượng lớn doanh nghiệp vẫn rất cần đến sự hiện diện của văn phòng trung tâm.

Điều này mở ra 2 hướng đi cho bất động sản văn phòng. Thứ nhất, tiếp tục phát triển mô hình văn phòng hiện đại, đa năng, thông minh và đặc sắc thiết kế. Thứ hai, đẩy mạnh mô hình cho thuê văn phòng với chức năng họp nhóm, làm việc trực tuyến, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại,... Nhìn chung, bất động sản văn phòng không quá chật vật trong năm nay, ngược lại xu hướng đầu tư vào phân khúc này sẽ cho thấy sự sáng tạo và đột phá bất ngờ.

Ngành hậu cần và kho bãi được thúc đẩy nhờ thương mại điện tử

Việt Nam hiện là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á; thị trường này tạo ra động lực lớn cho nhu cầu bất động sản hậu cần.

Ngành hậu cần và kho bãi

Với tình hình dịch bệnh bất ổn, ngày càng nhiều khách hàng chọn cách đi chợ online, đẩy mạnh nhu cầu kho trữ lạnh cho thực phẩm và các mặt hàng nhu yếu phẩm khác. Ngoài ra, mua hàng trực tuyến cũng đang dần trở thành thói quen “khó bỏ” của người Việt, nhất là người trẻ. Những năm gần đây, chuỗi cung ứng ngày càng tập trung phục vụ người tiêu dùng, trong mua hàng, tốc độ giao hàng đã luôn là một trong những yếu tố mang ý nghĩa quyết định.

Với thương mại điện tử, nhu cầu sử dụng lao động và không gian kho bãi cao hơn gấp nhiều lần so với hoạt động hậu cần truyền thống. Ngoài ra, các nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế đều đã nhắm đến mảng hậu cần sức khỏe và y tế. Theo đó, họ cũng cần nhiều kho lạnh có vị trí gần khách hàng hơn để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cho các loại sản phẩm như vắc xin, mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm,... Đây chính là yếu tố quan trọng để xu hướng đầu tư vào bất động sản công nghiệp nói chung nở rộ, đánh mạnh vào nhà xưởng, kho bãi.

Thực tế, bất động sản công nghiệp đã sớm là một trong các xu hướng đầu tư năm 2020 trên thị trường nhà đất. Tuy nhiên, xu hướng này trong năm nay sẽ định hình rõ hơn phân khúc sản phẩm hướng đến; nhà xưởng, kho xây sẵn và cho thuê là lựa chọn hàng đầu.

Cũng chính bởi nắm bắt được thay đổi này nên khá nhiều ông lớn lấn sân vào bất động sản công nghiệp, tập trung vào các thị trường như Bình Dương, Long An, Đồng Nai,... nhằm tận dụng quỹ đất và sức bật hạ tầng. Mới đây, Trần Anh Group cũng đã chính thức ra mắt KCN Trần Anh Tân Phú theo định hướng KCN xanh. Hiện đơn vị này đang áp dụng giá bán và giá cho thuê nhà xưởng vô cùng hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu và bối cảnh nền kinh tế hiện nay.

Bất động sản xanh là nền tảng của sự bền vững

Một trong những lo ngại lớn nhất khi quỹ tài chính trở nên khó khăn chính là việc doanh nghiệp cắt giảm bớt một số kế hoạch, trong đó có thể bao gồm việc bảo vệ môi trường. Nếu xét về bối cảnh đẩy mạnh công trình xanh tại Việt Nam như hiện nay thì chắc chắn, đây là yếu tố bất lợi. Vì vậy, doanh nghiệp chọn hướng đi xanh làm điểm khác biệt. Những dự án không đơn thuần chỉ là nguồn cung nhà ở mà hơn hết còn có giá trị trong việc cải tạo cảnh quan, thậm chí là ý nghĩa về du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp.

Theo JLL, các tài sản có xếp hạng ESG (bao gồm các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) cao, mức phí thuê có thể tăng lên đến 33% nếu so với các tài sản không có chứng nhận xanh tương đương. Thực tế cũng cho thấy, những dự án nhiều cây xanh, có hồ bơi, khu vui chơi mát mẻ, trong lành luôn nhận được sự quan tâm cao hơn so với các dự án ít đầu tư.

Điển hình như cuối năm 2020 vừa qua, Phúc An Garden của Trần Anh Group tại Bình Dương tiếp tục tạo ra làn sóng đầy sôi động khi mở bán phân khu đẹp nhất. Một trong những yếu tố giúp dự án này hút khách, không chỉ là mô hình “đô thị trong đô thị” mà còn bởi định hướng xanh rõ ràng, sở hữu rất nhiều cây xanh, hạng mục tiện ích cùng 4 công viên chức năng rộng lớn - đây là dự án sở hữu nhiều công viên nhất tại địa phương tính đến thời điểm hiện tại.

Tương tự, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, tuy được đánh giá là không mấy khả quan ở bối cảnh du lịch “đóng băng” như hiện nay nhưng đó chỉ là câu chuyện ngắn hạn, về lâu dài, đây vẫn là phân khúc chủ lực trên thị trường, do đó cần có thái độ nghiêm túc về định hướng chiến lược. Các dự án phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch không chỉ dừng ở việc tiếp cận cái mới, thỏa mãn thị hiếu khách hàng; định hình giá trị riêng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng.

Du lịch biển vốn đã có vị thế trên thị trường, nghỉ dưỡng ven đô đang trên đà tái thiết lập chỗ đứng và yếu tố xanh chính là điểm then chốt. Chỉ cách trung tâm một quãng đường ngắn di chuyển nhưng hoàn toàn khác biệt về cảnh quan và môi trường sống.

Có thể lấy West Lakes Golf & Villas tại Long An làm ví dụ - một dự án nghỉ dưỡng cao cấp “đang lên” trong thời gian gần đây. Dự án gây ấn tượng khi kết hợp hai mô hình được ưa chuộng bậc nhất, gồm sân golf và biệt thự nghỉ dưỡng. Một điểm cộng khác nằm ở việc thiết kế khuôn viên đảm bảo từ tiện ích đến chất lượng cây xanh, nguồn nước. Dự án này mang lại không gian nghỉ ngơi sang trọng nhưng không kém phần thân thiện, tận dụng hệ sinh thái tự nhiên mà địa phương may mắn có được.

BĐS xanh

Bất động sản muốn lâu dài phải đóng vai trò quan trọng nhất định trong việc kiến tạo môi trường giảm thiểu tối đa ô nhiễm, hỗ trợ xã hội sẵn sàng ứng phó, tái nhập và thiết lập nền tảng cho tương lai bền vững. Do đó, định hướng phát triển theo mô hình xanh sẽ là xu thế tất yếu cho hành trình phát triển mang tính đường dài, tác động đến tư duy của cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư.

Xu hướng dòng tiền về các vùng đất mới

Hạ tầng giao thông phát triển, tăng cường kết nối giữa địa phương với các khu vực trung tâm trong những năm gần đây là động lực mạnh mẽ để người dân, nhà đầu tư tìm về các vùng đất mới, khi đi lại thuận tiện, quỹ đất rộng rãi, môi trường thoải mái,...

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó tổng Giám đốc batdongsan.com.vn nhận định: “Những dự án giao thông lớn có tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản ở cả 3 miền. Năm 2024, thị trường BĐS sẽ có những biến chuyển tích cực cùng hệ thống hạ tầng giao thông này".

Chuyên gia này cho biết, trong năm 2020 đã có 10 dự án giao thông lớn được khởi công, mang lại tác động mạnh mẽ đến thị trường BĐS cả nước, một vài cái tên điển hình như: dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45; cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết; cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây; dự án tăng cường kết nối giao thông Tây Nguyên; cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, đường Hồ Chí Minh đoạn tránh TP. Buôn Ma Thuột,...

Ngoài hạ tầng, nguồn cung quỹ đất cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy xu hướng đi tìm vùng đất mới nở rộ; quỹ đất đô thị thời điểm này có thể hầu như không thể đáp ứng được nhu cầu về nhà ở, nếu có cũng ở mặt bằng giá rất cao và hạn chế về loại hình sản phẩm. Bên cạnh đó, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc Bộ phận Tiếp thị dự án nhà ở của CBRE cũng nhận định, khó khăn trong thủ tục pháp lý dự án tại Tp. Hồ Chí Minh là một trong những tiền đề quan trọng để các thị trường ven như Bình Dương, Đồng Nai, Long An,... có bước tiến đột phá. Ở đâu có quỹ đất, doanh nghiệp sẽ tìm cách phát huy tiềm năng, đó chính là quy luật.

Giám đốc cao cấp của Savills Việt Nam - Sử Ngọc Khương cũng đồng quan điểm, thời gian kéo dài vì thủ tục khiến doanh nghiệp không còn mặn mà với thị trường trung tâm. Ông lấy ví dụ, một doanh nghiệp mất 2 - 3 năm bao gồm từ lúc được chấp thuận chủ trương đầu tư đến khi được phê duyệt quy hoạch 1/500. Và phải mất ít nhất 6 tháng sau đó để hoàn thành và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Chưa kể đến các trường hợp phát sinh có thể khiến quá trình kéo dài hơn dự kiến. Bởi vậy, những "vùng đất" có thủ tục, quá trình thực hiện nhanh chóng tất yếu tạo nên xu hướng dịch chuyển.

Những trở ngại tại các đô thị lớn đã đẩy sự chú ý của khách hàng sang các dự án tại đô thị vùng ven như Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Đây đều là những thị trường sở hữu hạ tầng giao thông, kinh tế phát triển, quỹ đất dồi dào, vô cùng lý tưởng cho đầu tư lẫn an cư.

Tại tỉnh Long An, giá đất thổ cư tại các huyện như Bến Lức, Đức Hòa đã tăng gần 250% trong 2 năm. Tương tự, Bình Dương với sự xuất hiện của các thành phố Thuận An, Dĩ An và định hướng dịch chuyển công nghiệp về phía Bắc đã tạo đà cho hàng loạt thị trường mới, đón nhận tỷ lệ giao dịch và tốc độ tăng giá ấn tượng.

Dịch chuyển về vùng ven, khám phá những vùng đất mới giàu tiềm năng là xu hướng đầu tư năm 2024 buộc phải diễn ra trên thị trường địa ốc nếu nhà đầu tư, doanh nghiệp muốn hướng đến sự bền vững cho dòng vốn. Đây sẽ là năm chúng ta chứng kiến những cuộc dịch chuyển rõ nét và quyết liệt hơn bao giờ hết.

Tổng kết

Xu hướng đầu tư 2024 phản ánh khá nhiều thay đổi trong tư duy của các cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, thay đổi này là hệ quả tất yếu sau quá trình dài chịu nhiều tác động, bắt buộc phải có sự “thay máu” để hướng đến những giá trị tốt hơn. Nhận diện rõ xu hướng giúp nhà đầu tư định hình tốt hơn chiến lược trong thời gian tới.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: