Toàn cảnh thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam sau đại dịch Covid-19

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam sau đại dịch Covid-19 có thật sự đang phục hồi như mọi người dự đoán? Trước, trong và sau thời điểm dịch Covid-19 xảy ra, ai nấy đều tin rằng năm 2020 là năm của bất động sản nghỉ dưỡng. Kể cả khi dịch Covid-19 hoành hành thì niềm tin vào tiềm năng của phân khúc BĐS này vẫn không hề lung lay.

Vậy sự thật, BĐS nghỉ dưỡng có phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19? Tình hình BĐS nghỉ dưỡng hiện nay đang như thế nào? Hãy theo dõi bài viết để nhìn thấy toàn cảnh thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam sau khi dịch Covid-19 đi qua.

Toàn cảnh thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam sau đại dịch Covid-19 1

1/ Có thêm nhiều lợi thế để phát triển

Những tưởng dịch bệnh sẽ khiến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng rơi vào trạng thái thê thảm một thời gian kéo dài. Nhưng không, dịch bệnh đã để lại những tác động tiêu cực như ai cũng thấy, nhưng đồng thời cũng chính là cơ hội để phân khúc BĐS này có điều kiện bứt phá mạnh mẽ.

Như các chuyên gia đã dự đoán trước đó, BĐS thời điểm dịch bệnh giống như là lò xo đang bị đè nén, nó sẽ bung thật mạnh khi dịch bệnh qua đi.

Việt Nam trở thành điểm đến an toàn nhất thế giới

Trước khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới là một đất nước nhỏ bé nhưng có nhiều danh lam thắng cảnh và địa điểm du lịch hấp dẫn. Nhưng dịch bệnh Covid-19 đi qua ở Việt Nam (trong khi thế giới vẫn đang oằn mình chống lại) thì Việt Nam trong mắt tất cả mọi người là một trong những đất nước an toàn nhất thế giới.

Trong khi các quốc gia lớn mạnh khác như Mỹ, Nga, Ý, Anh, Trung Quốc… có số ca nhiễm virus lên tới hàng triệu người, số ca tử vong lên đến hàng trăm nghìn người và hiện vẫn chưa khống chế được dịch bệnh. Thì ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại (ngày 27/06/2020), số ca nhiễm là 355 người, đã hồi phục 330 người, không có ca tử vong và tạm thời ghi nhận đã khống chế được dịch bệnh.

Sau khi dịch bệnh được khống chế, mọi người trên thế giới sẽ lựa chọn đi du lịch “xả hơi” sau một thời gian dài cấm túc. Và Việt Nam sẽ trở thành sự lựa chọn hàng đầu của họ bởi sự chiến thắng dịch bệnh đã giúp mọi người tin rằng Việt Nam là đất nước an toàn nhất thời điểm này.

Toàn cảnh thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam sau đại dịch Covid-19 2

Lượng khách du lịch nội địa tăng đột biến

Lệnh cách ly xã hội được tháo gỡ vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, đó cũng chính là thời điểm diễn ra hai ngày lễ quan trọng của Việt Nam: Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và ngày Quốc tế lao động (⅕). Để ăn mừng cho sự kiện trọng đại này, rất nhiều người dân đã lựa chọn đi du lịch sau một thời gian dài bị cấm túc tại nhà. Tại các địa điểm du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Phú Quốc, Côn Đảo, Nha Trang, Đà Nẵng… ghi nhận lượng khách tăng đột biến sau dịch.

Về nhu cầu sau dịch, một khảo sát đã chỉ ra rằng, 77% khách muốn du lịch nghỉ dưỡng và 67% muốn đến các khu nghỉ dưỡng ven biển. Đặc biệt, hầu hết mọi người đều có chung một ý kiến đó là: Du lịch ở đâu không quan trọng bằng việc nơi đó có an ninh, an toàn và nhất là an toàn về dịch bệnh hay không?

Để “cứu nguy” cho ngành du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động phong trào “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Ngoài ra, các chương trình ưu đãi hấp dẫn liên tục được đưa ra, ví dụ như giảm giá vé các hãng hàng không, miễn phí vé ở một số địa điểm du lịch, giảm giá đặt phòng khách sạn, liên tục truyền thông về các địa điểm hấp dẫn… để thu hút khách.

Các chuyên gia nhận định, không phải khách quốc tế mà khách nội địa thời điểm này sẽ là đối tượng cứu nguy và vực dậy cho ngành du lịch Việt Nam.

Toàn cảnh thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam sau đại dịch Covid-19 3

Nới lỏng chính sách và có nhiều chỉ thị ưu đãi

Trong thời điểm diễn ra dịch bệnh Covid-19 thì điều khiến các chủ đầu tư BĐS nghỉ dưỡng cảm thấy vui mừng nhất chính là các chính sách pháp lý được nới lỏng và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phân khúc này. Cụ thể:

1/ Chính phủ ban hành gói tín dụng 250.000 tỷ đồng và các quyết định liên quan về việc yêu cầu rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư… dành cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư.

2/ Văn bản số 703/BTNMT-TCQLĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về việc hướng dẫn chế độ sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở (bao gồm một số loại hình mới như căn hộ condotel, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú…). Cụ thể như sau:

  • Cho phép người nhận chuyển nhượng căn hộ du lịch, biệt thự du lịch tại các dự án du lịch nghỉ dưỡng với thời hạn tối đa là 50 năm hoặc 70 năm đối với dự án đặc biệt;
  • Khi hết hạn sử dụng, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì có thể làm thủ tục gia hạn thời gian sử dụng đất để Nhà nước xem xét;
  • Nhà đầu tư thứ cấp sẽ được cấp sổ đỏ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ du lịch, biệt thự condotel…

Những chính sách pháp lý thuận lợi này sẽ trở thành tiền đề vững chắc giúp BĐS nghỉ dưỡng nhanh chóng khôi phục sau khi dịch bệnh qua đi. Đồng thời cũng là tin vui cho những ai đang dành sự quan tâm đối với phân khúc này mà tỏ ra e dè về vấn đề pháp lý.

2/ BĐS xanh trở thành xu hướng BĐS mới

Dịch bệnh Covid-19 chính là lời cảnh tỉnh dành cho tất cả mọi người trên thế giới về tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và cách ứng phó khi dịch bệnh xảy ra. Và ai cũng biết rằng, có một không gian sống xanh - sạch - đẹp và biệt lập chính là điều kiện cần để có thể làm được điều đó. Nhất là đối với tầng lớp trung lưu, nhu cầu này vốn đã xuất hiện từ khi họ phải đối mặt với khói bụi và ồn ào của thành phố mỗi ngày, nhưng ngày nay nó đã trở thành động lực thôi thúc muốn họ nhanh chóng tìm đến một nơi có không gian xanh để sinh sống.

Mặc dù Việt Nam là đất nước có tốc độ phát triển chưa cao, đời sống người dân chưa được cải thiện nhiều nhưng nhu cầu về cuộc sống xanh của họ lại cao hơn bất cứ quốc gia nào. Theo một khảo sát được thực hiện bởi Dodge Data & Analytics cho biết, mức độ quan tâm đến không gian sống lành mạnh của người dân Việt Nam chiếm 28%.

Con số này cao hơn mức trung bình của thế giới, và chỉ xếp sau Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ và Nam Phi. Đó là lý do tại sao các dự án BĐS xanh tại Việt Nam khi ra đời luôn nhận được sự đón chào nồng nhiệt của mọi người.

Tuy nhiên so với nhu cầu thì lượng cung về BĐS xanh tại Việt Nam còn khá khan hiếm. Nguyên nhân được cho là giá đầu tư cao, các chính sách pháp lý còn quá chặt, việc thi công dự án theo tiêu chuẩn xanh khá phức tạp… khiến các chủ đầu tư tỏ không mấy mặn mà. Nhưng sau “trận” dịch Covid này, tin chắc rằng các chủ đầu tư đã nhận thấy tầm quan trọng của dự án BĐS xanh nên sẽ ra sức đưa ra thị trường các sản phẩm đáp ứng được phần đông nhu cầu của khách hàng.

Tại Việt Nam, khái niệm về BĐS xanh vẫn chưa được các văn bản quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn đề cập đến. Tuy nhiên có thể hiểu, BĐS xanh là một dự án lấy mảnh xanh làm ưu thế, dành phần lớn diện tích cho cây xanh, hồ nước… để đem đến cho cư dân một bầu không khí trong lành, xanh mát.

Trong khi đó, công viên, cây xanh, hồ nước, biển... nói chung là mảnh xanh chính là yếu tố không thể thiếu và cũng là xu hướng của BĐS nghỉ dưỡng hiện nay.

> Xem thêm: Tình hình thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 2020 [Chuyên gia phân tích]

Toàn cảnh thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam sau đại dịch Covid-19 4

3/ Dự đoán tình hình BĐS nghỉ dưỡng 6 tháng cuối năm 2020

Ngành du lịch có mối quan hệ chặt chẽ đối với BĐS nghỉ dưỡng. Du lịch phát triển đồng nghĩa với BĐS nghỉ dưỡng được khởi sắc, và ngược lại. Chính vì vậy, nhìn vào tình hình của ngành du lịch hiện tại có thể dễ dàng đưa ra được những dự đoán về tình hình BĐS nghỉ dưỡng trong tương lai.

Ông Trần Trọng Kiên, thành viên Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân và Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch đưa ra dự báo về tình hình du lịch của Việt Nam những tháng cuối năm 2020 như sau: Thị trường du lịch nội địa có thể tăng 95% từ giờ cho đến cuối năm 2020. Lý do là lượng khách Việt Nam của mọi năm lựa chọn du lịch nước ngoài (khoảng 16 triệu người của năm ngoái) năm nay sẽ không thể đi khi du lịch quốc tế khi các nước này vẫn đang “đóng băng” vì dịch, nên họ sẽ lựa chọn du lịch nội địa để thay thế.

Ngoài ra, dựa trên số liệu thống kê của Google cũng cho thấy, lượng người quan tâm đến du lịch Việt nam cũng tăng nhanh kể từ sau lệnh cách ly xã hội được dỡ bỏ. Cụ thể, lượng khách tìm kiếm về các địa điểm du lịch Việt Nam trong tháng 6 đã tăng gấp đôi so với tháng 5.

Những từ khóa mọi người tìm kiếm liên quan đến các địa điểm du lịch biển đảo, công viên, vườn quốc gia và cả hình thức du lịch staycation (du lịch ngay tại nơi mình sinh sống). Dự đoán, sau khi dịch bệnh đi vào ổn định, mọi người đã lấy lại sự “cân bằng” thì du lịch sẽ là lựa chọn của phần đông mọi người.

Và theo quy luật, du lịch phát triển đồng nghĩa với việc BĐS nghỉ dưỡng có những bước tiến mới mạnh mẽ. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch thì các dịch vụ du lịch và cả BĐS du lịch cũng phải thay đổi, tăng cường chất lượng và số lượng để có thể đảm bảo cung - cầu.

4/ Thị trường BĐS nghỉ dưỡng đang sàng lọc mạnh mẽ

Nói thị trường BĐS nghỉ dưỡng đang trên đà hồi phục không có nghĩa là nói tất cả những ai đã và đang tham gia vào thị trường này đều đang có những tín hiệu vực dậy tích cực.

Bởi dịch bệnh Covid-19 được xem là thử thách để sàng lọc các thành phần tham gia. Những ai thực sự mạnh, năng lực tốt, thực sự đem đến các sản phẩm tốt, có tiềm lực... thì sẽ được giữ lại. Những ai yếu kém, có những điểm chưa tốt, không có kinh nghiệm, làm ăn chộp giật… sẽ bị đào thải.

Theo thống kê của Tổng cục thống kê, có trên 94% doanh nghiệp BĐS phải ngừng hoạt động, 69% doanh nghiêp giải thể, 800 trong số khoảng 1000 sàn giao dịch ngừng hoạt động trong suốt mùa dịch. Những doanh nghiệp không đủ năng lực, áp lực tài chính kéo dài sẽ phải dừng cuộc chơi.

Đó là lý do sau khi dịch bệnh qua đi chúng ta thấy có rất nhiều doanh nghiệp phá sản, rất nhiều khách sạn, nhà hàng phải đóng cửa, rất nhiều nhà đầu tư “tháo chạy” khỏi cuộc chơi. Nhưng không thể nhìn vào đó để nói rằng thị trường bất động sản tại Việt Nam đã ngục ngã hoàn toàn.

Bởi vì bên cạnh những thành phần bị loại bỏ thì vẫn còn rất nhiều các thành phần khách trụ vững và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đó là những chủ đầu tư đưa ra các dự án BĐS nghỉ dưỡng thực sự chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Là nhà đầu tư có chiến lược dài hạn, nhìn xa trông rộng, biết lựa chọn những dự án tiềm năng để đầu tư. Là khách hàng có nhu cầu nghỉ dưỡng, hướng đến cuộc sống xanh và bảo vệ sức khỏe sẽ lựa chọn BĐS nghỉ dưỡng để làm nơi an cư cho mình.

Mặc dù vậy, lời khuyên cho khách hàng và nhà đầu tư khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng thời điểm này vẫn là thận trọng trên hết.

Không phải dự án nào còn “sống sót” qua mùa dịch đều đáng để đầu tư, mà hãy lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau: Chủ đầu tư là ai? Có uy tín không? Tiềm lực tài chính có tốt không? Có kinh nghiệm vận hành không? Dự án ở đâu? Có vị trí thuận lợi không? Có tiềm năng phát triển không? Giá bán ra sao? Pháp lý đã đầy đủ hay chưa?...

Một số dự án BĐS nghỉ dưỡng được đánh giá cao hiện nay đang nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo khách hàng lẫn nhà đầu tư có thể kể đến như là: Vinpearl Grand World Phú Quốc, West lakes Golf & Villas Long An, NovaWorld Phan Thiết, NovaWorld Hồ Tràm, Sonasea Vân Đồn Harbor City,...

Đó đều là những dự án của chủ đầu tư uy tín, có tiềm lực tài chính tốt, có pháp lý vững chắc và có kinh nghiệm quản lý, vận hành.

Toàn cảnh thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam sau đại dịch Covid-19 5

5/ Đối diện với những khó khăn mới

Trước đây, BĐS nghỉ dưỡng vốn là phân khúc đầu tư đầy tiềm năng và được ví là “con gà đẻ trứng vàng”. Thế nhưng “trận đòn” Covid-19 giáng xuống đã khiến thị trường vốn rất hấp dẫn này trở nên có khoảng cách đối với nhiều người.

Về phía nhà đầu tư: Thận trọng là câu thần chú ngay lúc này

Không chỉ đối với BĐS nghỉ dưỡng mà ngay cả đầu tư đất nền hay chung cư, nhà phố… thì giới đầu tư đều tỏ ra rất thận trọng, dè chừng. Điều họ quan tâm bây giờ chính là: Dịch bệnh đã thật sự chấm dứt hay chưa? Nếu dịch bệnh quay trở lại thì sao? Kinh tế Việt Nam và thế giới đến bao giờ mới phục hồi?

Đối với những nhà đầu tư không chuyên thì trong lúc này họ sẽ thắc mắc đại dịch Covid-19 nên đầu tư vào đâu để sinh lời an toàn? Một số chọn vàng, một số chọn chứng khoán, và một số chọn đầu tư bất động sản. Còn các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì họ vẫn lựa chọn đầu tư BĐS nhưng sẽ thận trọng hơn, đồng thời đưa ra các tiêu chí khắt khe hơn khi quyết định xuống tiền ở một dự án nào đó.

Ở thời điểm này, tiêu chí xếp hạng của họ sẽ theo thứ tự như sau: Pháp lý dự án, năng lực chủ đầu tư, đơn vị điều hành, vị trí dự án, hạ tầng giao thông… Vì vậy, các dự án BĐS nghỉ dưỡng muốn bán được thời điểm này cần biết khẩu vị của nhà đầu tư hiện đang như thế nào để đáp ứng.

Với từng khách hàng riêng biệt cần có cách tiếp cận riêng. Và dĩ nhiên không thể thiếu sự đầu tư vào chất lượng dự án bằng cách đem đến những giá trị thiết thực cho nhà đầu tư (lợi nhuận).

Về phía khách hàng: Tiết kiệm đang là quốc sách

Sau một thời gian dài nghỉ dịch, nhiều người mất việc hoặc phải giảm lương khiến cuộc sống vô cùng khó khăn. Không phải ai cũng có đủ điều kiện để đi du lịch vì tài chính không có đã đành, mà đối với họ tiết kiệm chính là điều cần làm ngay bây giờ. Tiết kiệm trong chuyện đi du lịch đã đành, họ còn phải tiết kiệm trong việc chi tiêu, trong đó có việc mua bất động sản.

Những dự định mua bất động sản có thể đã có từ trước đó, nhưng dịch bệnh đã khiến họ phải lùi lại thêm một vài năm. Hoặc họ nghĩ tiền mặt trong lúc này mới là quan trọng nhất, bởi vì nếu dịch bệnh quay lại thì số tiền đó có thể giúp ích cho họ hơn là số tiền được bỏ vào bất động sản.

Tóm lại

BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam sau dịch Covid-19 vẫn còn những khó khăn nhất định, tuy nhiên nhìn vào tổng thể bức tranh về BĐS thì BĐS nghỉ dưỡng giống như một điểm sáng hiếm hoi. Với những gì đang diễn ra, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng BĐS nghỉ dưỡng sẽ sớm phục hồi, nếu không phải là cuối năm 2020 thì cũng sẽ không vượt quá năm 2021.

Đầu tư BĐS nghỉ dưỡng không chỉ thời điểm này mà bất cứ thời điểm nào cũng phải thận trọng trước khi xuống tiền. Tìm hiểu kỹ pháp lý và sự uy tín của chủ đầu tư là việc mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải làm.

> Xem thêm: