Tân Uyên "lên phố", bất động sản Bắc Bình Dương có thêm đòn bẩy
Chiều ngày 13/2 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Tân Uyên với 10 phường, hai xã, tổng diện tích gần 192 km2 và 466.000 người. Đây sẽ là điều kiện cực kỳ thuận lợi trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực phía Bắc Bình Dương.
Thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, Đề án nâng cấp Tân Uyên lên thành phố được tỉnh chuẩn bị trong nhiều năm. Từ khi lên thị xã năm 2013, Tân Uyên phát triển nhanh và tích cực, bình quân tốc độ phát triển 13%/năm. Cơ cấu kinh tế, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm 90%, thu ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng. Ngoài ra, thị xã Tân Uyên đã không còn người nghèo theo tiêu chí của Trung ương, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hơn 95%. Địa bàn thị xã có các Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Việt Nam – Singapore II-A, III; 3 cụm công nghiệp và 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động.
Việc thành lập thành phố Tân Uyên trực thuộc tỉnh Bình Dương nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thị xã Tân Uyên, xứng tầm và vị thế trong giai đoạn phát triển mới, tạo động lực tác động đến sự phát triển của tỉnh Bình Dương, tạo cơ hội cho thị xã Tân Uyên phát huy những yếu tố tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch chiến lược trung hạn và dài hạn.
Sau khi thành lập thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có 04 thành phố gồm: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và Tân Uyên; 01 thị xã là Bến Cát và 04 huyện: Phú Giáo, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 84,32%, dân số 2,7 triệu người.
>>>> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2025 (Mới nhất)
Điểm danh những dự án hạ tầng đưa Tân Uyên nhanh chóng "lên phố"
Hạ tầng có thể xem là bệ phóng quan trong trong kế hoạch chuẩn bị lên phố trong năm 2023 của Tân Uyên. Từ nhiều năm trước đó, địa phương và UBND tỉnh đã chú trọng trong việc kêu gọi, khuyến khích đầu tư. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2022, Tân Uyên được chính quyền tỉnh Bình Dương đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông và các tiện ích xã hội trọng điểm. Trong đó có thể kể đến như:
- Dự án vành đai 3, vành đai 4 khởi động mở ra cơ hội tăng cường kết nối kinh tế, giao thương cho đô thị Tân Uyên - hạt nhân trong quy hoạch phát triển thành phố thông minh của tỉnh Bình Dương.
- Nâng cấp đường ĐT 747B với lộ giới quy hoạch 42-74 m, đường ĐT 746 lộ giới 35,5-42m; đồng thời, xúc tiến đầu tư loạt dự án giao thông trọng điểm, nổi bật là đại lộ Uyên Hưng - Thủ Dầu Một, đại lộ Nam Tân Uyên.
- Đường Tân Phước Khánh 10, đường LKV13 - các tuyến giao thông đối nội quan trọng cũng được chính quyền Tân Uyên đầu tư quy hoạch mở rộng lộ giới lên 28 m.
- Năm 2022, Bình Dương khởi công cầu Bạch Đằng 2 vượt sông Đồng Nai tạo thêm hướng kết nối thành phố Biên Hòa, sân bay Long Thành, cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Dự án gồm cầu và đường nối có quy mô 4 làn xe, với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2023. Đây là dự án giúp Tân Uyên phát huy hết tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội.
Ngoài ra, hàng loạt các công trình vừa và nhỏ cũng đã thực hiện như đường ĐT746 (đoạn từ cầu Tân Phước Khánh đến dốc Cây Quéo); đường ĐT746 nối dài (đoạn từ dốc Cây Quéo đến giáp đường Thủ Biên - Cổng Xanh); nâng cấp mở rộng đường ĐT747B (từ ngã tư Miếu Bưng Cù đến giáp ĐT747A); nâng cấp đường đoạn từ ngã ba Mười Muộn đến cầu Tân Lợi; cải tạo vỉa hè, thảm đường ĐH420 (đoạn từ ngã ba quán Ông Tú đến ngã ba dốc Cây Quéo); công trình xây dựng bờ kè chống sạt lở sông Đồng Nai.
>>>> Xem chi tiết thông tin "Khởi công 2 dự án của đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng"
“Cú hích” lớn cho thị trường bất động sản phía Bắc Bình Dương
Trước thời điểm lên phố, bất động sản Tân Uyên đã rục rịch tăng giá. Từ cuối 2021, khi thị trường bắt đầu quay trở lại sau dịch, lượng mua bán nhà đất Tân Uyên tăng mạnh. Đặc biệt, trong 2 quý cuối năm 2022, loạt giao dịch đã được thực hiện, một số nơi nguồn cung khan hiếm, giá đất được đẩy lên cao hơn 30 - 45% so với quý 1 và 2.
Theo báo cáo tháng 2 của Batdongsan.com.vn, ngay sau khi có thông tin thị xã Tân Uyên được lên thành phố, nhu cầu tìm mua bất động sản tại đây đã tăng lên 191%. Bên cạnh đất dân, các dự án bất động sản hiện hữu, pháp lý hoàn chỉnh trở thành mục tiêu "săn lùng" của các nhà đầu tư.
Hiện Tân Uyên đang ở giai đoạn đầu của lộ trình lên thành phố, nên việc biến động về giá bất động sản chỉ mới bắt đầu. Theo một số chuyên gia, giai đoạn 2023 - 2030 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của thị trường với tỷ lệ tăng giá và hoạt động mua bán sôi động.
Ngoài bất động sản Tân Uyên các khu vực lân cận như: Bàu Bàng, Phúc Giáo và Bến Cát (cũng đang rục rịch lên phố) sẽ hưởng lợi lớn từ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và dự án hạ tầng trọng điểm.
>>>> Có liên quan: Bình Dương lên kế hoạch thành lập Tp. Tân Uyên và Tp. Bến Cát
Theo khảo sát thực tế, những khu vực nhà đất như: Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một đang có xu hướng giảm nhiệt, do giá bán đang ở ngưỡng cao, nguồn cung khan hiếm. Trong khi đó, sức nóng đang dồn về các địa phương phía bắc như Bàu Bàng, Tân Uyên, Bắc Tân Uyên và Phú Giáo.
Trong quý 1/2023, huyện Bàu Bàng có lượng khách hàng tìm mua nhà đất tăng gần 80%, Tân Uyên và Dầu Tiếng cũng có sự tăng trưởng nhu cầu mua lần lượt và 55% và 58%, chủ yếu đến từ sản phẩm đất nền giá từ 17-22 triệu/m2 và nhà liền thổ tầm giá từ 3-6 tỷ đồng/căn.
Làn sóng đầu tư này khá dễ hiểu, khi loạt ông lớn như Tokyu, GoucoLand, Tập đoàn SP Setia Berhad, Aeon… đã đổ bộ về khu vực phía Bắc Bình Dương để tìm hiểu cơ hội đầu tư, phát triển nhiều dự án tầm cỡ. Đặc biệt, khi Tân Uyên lên phố, tiếp theo đó là Bến Cát thì khu vực này sẽ sở hữu tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Với loạt dự án có nguồn cung chất lượng như: Phúc An Garden, Capella Bình Dương, Lavida City, 5F Apollo, Phúc An Ashita,... Bắc Bình Dương đã và đang chuẩn bị đủ tiềm lực để bước vào thời kỳ cạnh tranh vị trí dẫn đầu của khu vực.