Sốt đất Bình Thuận - người "hốt bạc" kẻ nhận trái đắng
Trước hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng được triển khai đồng bộ và chuyển biến nhanh chóng của giá cả nhà đất. Sốt đất Bình Thuận đang khiến thị trường này trở thành tâm điểm đầu tư mới.
Từ năm 2017, Bình Thuận đã bắt đầu nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư. Với lợi thế về phát triển du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng, các khu đất ven biển được gom mua với số lượng lớn.
Đặc biệt, ngay sau khi dự án sân bay Phan Thiết được phê duyệt khởi công trở lại, bất động sản Phan Thiết nói riêng và đất Bình Thuận nói chung chính thức bước sang một giai đoạn mới.
Sốt đất Bình Thuận thật hay ảo?
Theo khảo sát của chính quyền địa phương và giới đầu tư, sốt đất Bình Thuận là hiện tượng có thật. Tuy nhiên nó chỉ diễn ra ở một số khu vực trọng điểm, phần lớn mua bán đất tại địa phương vẫn diễn ra bình thường. Tại các huyện, giá đất ở và đất nông nghiệp có thay đổi nhưng không đáng kể.
Sốt đất Bình Thuận hay nói đúng hơn là sốt đất Tp. Phan Thiết. Do đây là khu vực quy tu hầu hết các dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng và bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Ngoài bất động sản ven biển đã “sốt” từ nhiều năm nay nhờ các dự án biệt thự nghỉ dưỡng, khu dịch vụ du lịch. Nhiều khu đất lân cận cũng đã và đang được quy hoạch để xây dựng dự án khu đô thị. Đất nền Phan Thiết có dấu hiệu nóng lên, một phần do đất Phan Thiết giá rẻ và nguồn cung dồi dào hơn các thành phố du lịch phía Nam, một phần do giá đất Phan Thiết đang liên tục tăng mạnh.
Tâm điểm sốt đất thực sự phải dành cho đất gần sân bay Phan Thiết. Chỉ trong hơn 3 năm từ năm 2017 đến đầu năm 2021, hầu hết các khu đất trong bán kính 10km đã tăng giá gấp 3 - 5 lần, thậm chí gấp 10 lần đối với đất dọc đường lớn vào sân bay.
Ngoài đất ở, đất nông nghiệp cũng được gom mua số lượng lớn. Rất dễ để bắt gặp hình ảnh ô tô đậu hàng dài xem đất tại xã Thiện Nghiệp. Bất kể cuối tuần hay giữa tuần, lượng khách hàng xem đất luôn đông đúc. Một chủ đất có thể tiếp 5 - 10 khách xem mỗi ngày. Dọc tỉnh lộ 715 từ trung tâm xã về phía ngã ba đường sỏi rẽ vào dự án sân bay, các quán cà phê cũng đông đúc không kém.
Rủi ro lớn nếu “sốt đất” chỉ "ăn theo" hạ tầng, không kiểm soát hệ lụy
Tin đồn sốt đất đã thu hút hàng ngàn khách hàng và nhà đầu tư khắp nơi đổ về Bình Thuận tìm cơ hội làm giàu.
Một khách hàng ở Tp. HCM chia sẻ: biết thông tin Tp. Phan Thiết đang triển khai dự án sân bay và được tư vấn về tiềm năng đất ven biển có khả năng sinh lời cao, vợ chồng tôi đã gom tiền và vay thêm một ít để mua một số lô đất thuộc xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết và mua đất nền thuộc khu đô thị mới ven biển. Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế cho thấy, hiện chỉ một vài khu vực thực sự tiềm năng. Nếu mua từ xa thông qua cò mồi rất dễ mua lầm, hớ giá hoặc thậm chí dính dự án ma.
Phần lớn các khách hàng mua đất Bình Thuận trong 1 - 2 năm gần đây mới bắt đầu có lời, do thị trường khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng mua từ năm 2017 đều phải chôn vốn khá lâu. So với lãi suất ngân hàng, lợi nhuận mà họ thu lại chưa thể khỏa lấp số vốn đã bỏ ra. Thâm chí, do tìm hiểu pháp lý dự án hoặc đất nền không rõ ràng, nhiều người đặt cọc tiền nhưng mãi vẫn chưa được hoàn thành hồ sơ, cay đắng hơn là chủ đầu tư "mất tích" tất cả các cuộc gọi đều không liên lạc được.
Rõ ràng, sốt đất là có thật, tuy nhiên thời điểm đầu tư mới là yếu tố quyết định thắng thua. Ăn theo cơ sở hạ tầng là đúng, nhưng nếu không xác định đúng tiềm năng và chọn đúng điểm đầu tư thì tỷ lệ ôm trái đắng khi đổ tiền vào đất Phan Thiết khá cao.
Cơ quan quản lý gặp khó khăn, nhà đầu tư phải tự bảo vệ mình
Sự bùng nổ của bất động sản Bình Thuận đã và đang kéo theo rất nhiều hệ lụy như: tình trạng các dự án phân lô bán nền trái phép, mà còn liên quan đến những dự án quy mô lớn, được chấp thuận đầu tư bài bản.
Mặc dù Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận đã có nhiều văn bản liên quan đến một số dự án bất động sản ở địa phương vẫn đang trong giai đoạn triển khai xây dựng hạ tầng theo giấy phép, chuẩn bị đầu tư, thậm chí chưa hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư, chưa có giấy phép xây dựng,... Tuy nhiên, các hoạt động mau bán, chuyển nhượng vẫn bất chấp diễn ra.
Từ năm 2019, đã yêu cầu 5 sở gồm: Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường kiểm soát thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Thực tế, các hoạt động kiểm soát chỉ hạn chế được một phần nhỏ. Rủi ro đầu tư đối với khách hàng vẫn còn tiềm ẩn rất cao. Cách duy nhất để bảo về tiền và quyền lợi của mình là thận trọng. Đừng để lợi nhuận khiến khách hàng trở thành con rối của cò mồi. Đừng vì sốt đất mà vội đổ tiền mua trong khi cơ hội đầu tư vẫn còn nhiều.
>>>> Xem thêm: