Nhà đất An Giang có thực sự tiềm năng để đầu tư? [Chuyên gia]

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Nhà đất An Giang với tiềm năng ngày càng bộc lộ rõ nét đang được đặt nhiều kì vọng. Liệu mảnh đất này có thể “làm nên chuyện” tại thị trường BĐS miền Tây Nam bộ hay không?

Sau Long An và Cần Thơ, nhà đất An Giang trở thành điểm sáng trên thị trường địa ốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Kể từ giữa tháng 3/2021 đến nay, bất động sản An Giang trở thành tâm điểm phía Nam được nhiều người quan tâm, tìm kiếm. Tuy nhiên với vai trò là mảnh đất mới, những câu hỏi nghi ngờ về tiềm năng liên tiếp được đặt ra. Liệu mảnh đất này có làm “nên cơm nên cháo” như lời đồn hay không?

#5 yếu tố dưới đây chính là câu trả lời cho tiềm năng của nhà đất tỉnh An Giang.

Vị trí thuận lợi khởi đầu cho tiềm năng nhà đất An Giang

Nhà đất An Giang 1

Ở vùng ĐBSCL, duy chỉ có An Giang là tỉnh có vị trí:

  • Vừa tiếp giáp với nước bạn - Campuchia
  • Vừa liền kề với thành phố phát triển bậc nhất của vùng - Cần Thơ
  • Vừa kề cạnh Đồng Tháp và Kiên Giang - 2 địa phương có nền kinh tế, xã hội và du lịch phát triển.

Với tứ cận này, An Giang có lợi thế về kết nối, giao lưu, học hỏi, được thừa hưởng những chính sách phát triển ưu ái dành cho những vùng có vị trí quan trọng.

Chưa hết, An Giang sở hữu địa hình vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng lại vừa có sông rạch, cộng với đường biên giới dài 104km. Yếu tố này mang đến cho tỉnh lợi thế phát triển hạ tầng đường bộ, đường thủy, từ đó tạo hiệu ứng thu hút đầu tư, làm gia tăng giá trị bất động sản ở những nơi được triển khai hạ tầng.

Đặc biệt, An Giang là tỉnh duy nhất ở ĐBSCL có địa bàn ở cả 2 bờ sông Hậu, mang đến điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, thủy sản, giao thông đường thủy và các dự án nhà ở hiện đại đáp ứng tiêu chí “nhị cận giang”.

Kinh tế khởi sắc tạo nền tảng cho sự phát triển mọi mặt

An Giang thuộc vùng kinh tế trọng điểm của khu vực ĐBSCL, sở hữu nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế. Năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 6,87%, vượt kế hoạch đề ra 5,2%.

Lãnh đạo tỉnh xác định, nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế; dịch vụ, du lịch và công nghiệp là động lực cho sự phát triển của địa phương. Theo đó, lĩnh vực nông nghiệp được duy trì phát triển ổn định để tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế. Sản xuất công nghiệp - xây dựng được chú trọng phát triển, tăng 8,3% trong năm 2022. Thương mại - dịch vụ tăng doanh thu bán lẻ 12,43% so với năm 2021. Về thu ngân sách, đạt 111% dự toán trung ương và HĐND tỉnh giao; về chi ngân sách, đạt 101% dự toán năm.

Định hướng phát triển thời gian tới, An Giang đặt mục tiêu về kết quả tăng trưởng GRDP như sau:

  • Giai đoạn 2020 - 2025: Phấn đấu GRDP bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 70,4 - 72,2 triệu đồng/người/năm.
  • Giai đoạn 2025 - 2030: GRDP bình quân đạt 7 - 7,5%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt từ 112,59 - 115,280 triệu đồng/người/năm.

Kinh tế phát triển là nền tảng vững chắc nhất để tỉnh phát triển về mọi mặt, đặc biệt thu hút đầu tư và tăng cường hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Đồng thời, khi kinh tế thăng hạng cũng là lúc đời sống nhân dân được cải thiện, xuất hiện ngày càng nhiều nhu cầu về buôn bán, kinh doanh, sử dụng dịch vụ, giải trí hay nhu cầu về nhà đất.

Tìm hiểu thêm về các khu vực đất nền An Giang giá rẻ, hạ tầng bứt phá

Cơ sở hạ tầng hoàn thiện - bệ phóng thu hút đầu tư

Nhà đất An Giang 2

Đi cùng với sự phát triển kinh tế là các chính sách ưu đãi đầu tư về cơ sở hạ tầng dành cho tỉnh An Giang. Tính đến thời điểm hiện tại, về cơ bản tỉnh có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khá hoàn thiện, với sự có mặt của các tuyến đường: Quốc lộ 91, Quốc lộ N1, Quốc lộ 91C, Quốc lộ 80,... cùng 19 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 530km và 4.238km hệ thống đường giao thông nông thôn phủ kín các làng xã.

Thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới, hàng loạt các dự án hạ tầng nổi bật đang và sẽ được triển khai nơi đây, góp phần tạo nên “diện mạo” hoàn toàn mới cho tỉnh nhà. Điển hình như:

Ngoài giao thông đường bộ thì giao thông đường thủy cũng được tỉnh chú trọng phát triển, điều này được thể hiện rõ trong bản đồ quy hoạch tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2050. Theo đó, tỉnh sẽ xây dựng hệ thống giao thông đường thủy tại sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, kênh Xáng, kênh Tám Ngàn, kênh Vĩnh Tế,... Cùng với đó, đầu tư vào hệ thống bến cảng: khu bến Mỹ Thới, cảng Bình Long - Châu Phú, cảng Tân Châu, cảng KCN Bình Hòa,... phục vụ cho công tác vận chuyển và phát triển công nghiệp.

Nhà đất An Giang thừa hưởng thế mạnh từ du lịch

Nhà đất An Giang 3

An Giang được biết đến là mảnh đất của du lịch, không chỉ sở hữu danh lam thắng cảnh đẹp mà nơi đây còn có nền văn hóa tín ngưỡng đặc sắc và các di tích văn hóa, lịch sử các mạng ấn tượng. Điển hình như: Miếu Bà Chúa Xứ, Đồi Tức Dụp, Chùa Koh Kas, Chùa Vạn Linh, hồ Soài So, nhà mồ Ba Chúc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo-Ba Thê, chợ nổi Long Xuyên, làng Chăm Châu Phong, căn cứ Ô Tà Sóc,...

Lãnh đạo tỉnh An Giang xác định, ngành du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, tỉnh luôn có các kế hoạch củng cố hoạt động du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút du khách.

Thống kê từ Sở văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang cho biết, những ngày đầu năm 2022, lượng khách đến tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh đạt 740.000 lượt, tăng 85% so với cùng kỳ. Không chỉ vào những ngày lễ tết mà du lịch An Giang phát triển quanh năm vì nơi đây sở hữu nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Đồng thời, từ An Giang dễ dàng kết nối với các tỉnh du lịch khác của miền Tây (như Đồng Tháp, Cần Thơ,...) nhờ vào hạ tầng đồng bộ, tạo nên một hành trình du lịch thuận lợi.

Khi du lịch được chú trọng phát triển sẽ kéo theo hạ tầng được đầu tư, tổ hợp các dịch vụ, trung tâm mua sắm, giải trí được hình thành, xuất hiện nhu cầu về chỗ ở và lưu trú,... từ đó thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Thực tế ghi nhận, hoạt động mua bán, cho thuê nhà đất tại các khu vực có du lịch phát triển nhộn nhịp hơn hẳn ở những nơi khác.

Giá nhà đất An Giang 2023 rẻ, cơ hội sở hữu cao

Nhà đất An Giang 4

Tùy vào từng khu vực mà giá nhà đất tại An Giang hiện nay có sự khác nhau. Trong đó cao nhất là giá nhà đất Tp. Long Xuyên với 45 triệu/m2 tại đường Nguyễn Trãi, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ. Tiếp đến là giá nhà đất thuộc Tp. Châu Đốc với mức cao nhất là 19,5 triệu/m2. Rẻ nhất là đất ở nông thôn với giá từ vài trăm nghìn đến 5 triệu/m2. Đất nông nghiệp chỉ dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn/m2.

So với giá đất Tp. Cần Thơ liền kề đang dao động trong khoảng vài chục đến vài trăm triệu/m2 thì giá đất tỉnh An Giang chỉ bằng 1/5 - 1/10. Đây là lợi thế để An Giang thu hút đầu tư, trở thành sự lựa chọn của của hầu hết giới đầu tư hiện nay.

Điều đặc biệt, giá đất rẻ nhưng khả năng tăng giá tại đây lại là những con số vô cùng ấn tượng. Đơn cử như Tp. Xong Xuyên và khu vực lân cận với mức tăng trung bình 30 - 35%. Thậm chí có những khu vực giao dịch thứ cấp có mức tăng từ 70 - 75%.

Hiện nay, nhà đất An Giang ngày càng được nhiều người biết đến hơn nhờ sự có mặt của hàng loạt các “ông lớn” như: Tập đoàn Sao Mai, TNR, Tập đoàn FLC, Tập đoàn TH, Công ty CP Đầu tư HTG, Tập đoàn Thiên Minh,... Kết hợp với các yếu tố về hạ tầng, kinh tế và du lịch, điều này giải thích tại sao An Giang trở thành “mảnh đất hứa” được giới đầu tư “chọn mặt gửi vàng”.

Có thể bạn quan tâm về tiềm năng của bất động sản Long Xuyên năm 2023