Năm 2024, dòng tiền hiện đang “trú ẩn” ở đâu?

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Hầu hết dòng tiền hiện nay đều tìm nơi “trú ẩn” cuối cùng chính là bất động sản, điều này đang diễn ra gần như có tính quy luật.

Cùng với xu hướng tăng mạnh của giá dầu, xăng, gas, thép,... chưa có dấu hiệu dừng lại, bất động sản cũng là lĩnh vực tâm điểm khi nhu cầu tìm kiến nhà đất và giá bán liên tục tăng, ở nhiều quốc gia, nhiều kỷ lục đã được thiết lập và không ngừng thay đổi. Các chuyên gia cho rằng, bất động sản đang là cơ hội nhưng sự phát triển quá nhanh cũng kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực, rất có thể trong năm 2024 làn sóng đầu cơ tích trữ tài sản sẽ được thổi bùng.

Bất động sản vẫn là kênh hút dòng tiền

Tại Việt Nam, có 5 kênh đầu tư được Nhà nước công nhận và bảo vệ đó là: bất động sản, chứng khoán, tiết kiệm, trái phiếu và vàng. Mỗi kênh đầu tư đều sở hữu những ưu và nhược điểm nhất định, nhưng dòng tiền “đổ” về là khác nhau.

Năm 2022, dòng tiền hiện đang “trú ẩn” ở đâu? 1

Bất động sản là lĩnh vực được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, số vốn ngân hàng rót vào lĩnh vực này chiếm khoảng 19% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế. Còn chứng khoán, mặc dù tăng trưởng là vậy nhưng chỉ chiếm khoảng 0,54%. Còn vàng, với mức tăng từ 7 - 10% mỗi năm, đây được xem là kênh đầu tư an toàn chứ không phải là hấp dẫn. Còn gửi tiết kiệm, mức lãi suất cao nhất cũng chỉ đạt 7 - 8% mỗi năm - con số này không đủ hấp dẫn đối với nhà đầu tư. 80% còn lại được cho là “chảy” vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, trong đó trọng tâm là ngành xuất khẩu, nông - lâm nghiệp và công nghệ cao.

Yếu tố hút dòng tiền cho bất động sản

TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết: Chứng khoán và bất động sản là kênh đầu tư có nhiều cơ hội nhất trong năm 2024. Mặc dù là tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với vàng, trái phiếu hay gửi tiết kiệm, nhưng đi kèm với rủi ro luôn là lợi nhuận hấp dẫn.

Cũng theo TS. Lực, yếu tố vĩ mô và vi mô sẽ thúc đẩy thị trường trong năm 2024. Kinh tế chuyển biến tích cực sẽ kéo theo thị trường bất động sản tăng trưởng. Và nó tiếp tục trở thành kênh đầu tư hấp dẫn.

Tôi cho rằng, bất động sản sẽ sớm phục hồi, sau dịch bệnh, bất động sản sẽ bứt phá rất nhanh, về cơ bản lĩnh vực này rất tích cực”, TS. Lực nói.

Năm 2022, dòng tiền hiện đang “trú ẩn” ở đâu? 2

Cùng quan điểm, TS. Đinh Thế Hiển - chuyên gia tài chính nhận định: Sở dĩ bất động sản là kênh đầu tư được số đông lựa chọn là do khả năng sinh lời tốt và được pháp luật bảo vệ. Việc giá đất tại Việt Nam tăng mạnh trong vòng 6 năm qua, nhất là khu vực vùng ven cho thấy cơ hội để phát triển lĩnh vực này rất lớn. Hiện nay, giá đất ở các thành phố nhỏ cũng đã từ 30 - 40 triệu đồng/m2, vùng ngoại ô dao động 10 triệu đồng/m2, những vùng đất nông nghiệp ở nơi xa có khả năng trở thành đất ở cũng đang dao động từ 3 - 4 triệu đồng/m2. Dự báo con số này sẽ không đứng yên mà sẽ tiếp tục tăng.

Nhìn lại năm 2021, mặc dù dịch bệnh khiến cho mọi lĩnh vực “đứng hình”, thậm chí nhiều phân khúc của bất động sản phải lao đao như bất động sản nghỉ dưỡng, mặt bằng cho thuê,... nhưng bất động sản nhà ở vẫn tăng 5 - 9%, bất động sản công nghiệp tăng 5 - 18%. Tính bình quân, tỷ suất sinh lời của kênh bất động sản trong năm 2021 là khoảng 12%.

Năm 2024, tỷ suất sinh lời được dự đoán sẽ cao hơn 12% của năm trước. Nguyên nhân được cho là dịch bệnh đã được kiểm soát, mọi lĩnh vực bắt đầu được hồi phục. Đồng thời, gói kích thích kinh tế 350.000 tỷ đồng được giải ngân sẽ là những yếu tố giúp cho lĩnh vực bất động sản tiếp tục thu hút nhà đầu tư.

Xem thêm: