KDC sinh thái & bài toán phát triển nhà ở bền vững ở Long An

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Khu dân cư (KDC) sinh thái chính là lời giải cho bài toán phát triển đô thị hóa ở các huyện nông nghiệp thuộc tỉnh Long An. Nhờ nó, Long An ngày càng “thay da đổi thịt” trở thành khu vực phát triển bậc nhất tại vùng ven Tp. HCM.

Long An là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nắm giữ vị trí cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long kết nối với Tp. HCM. Long An liền kề Tp. HCM theo hướng Đông và Đông Bắc, cách trung tâm thành phố khoảng 45km theo quốc lộ 1A. Nếu như trước đây, Long An được biết đến là tỉnh thuần nông với hình ảnh “cò bay thẳng cánh”; thì những năm trở lại đây, “bộ mặt” của Long An đã hoàn toàn thay đổi nhờ vào hạ tầng và sự xuất hiện của các khu dân cư sinh thái.

Khu dân cư sinh thái Long An 1

Long An & mục tiêu phát triển nhà ở bền vững

Long An có tổng diện tích 4.494,93 km2, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 19 đô thị tất cả, trong đó có 1 đô thị loại II, 6 đô thị loại IV và 12 đô thị loại V.

Danh sách các đô thị tại Long An

- Đô thị loại II:

  • Thành phố Tân An - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội quan trọng nhất của tỉnh Long An.

- Đô thị loại IV:

  • Thị xã Kiến Tường - trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội của tiểu vùng phía Tây (Đồng Tháp Mười) tỉnh Long An.
  • Thị trấn Bến Lức - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Bến Lức.
  • Thị trấn Cần Đước - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Cần Đước.
  • Thị trấn Cần Giuộc - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Cần Giuộc.
  • Thị trấn Đức Hòa - trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội thuộc tiểu vùng phía Nam của huyện Đức Hòa.
  • Thị trấn Hậu Nghĩa - trung tâm chính trị, văn hóa và xã hội của huyện Đức Hòa.

- Đô thị loại V:

  • Thị trấn Bình Phong Thạnh - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Mộc Hóa.
  • Thị trấn Đông Thành - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Đức Huệ.
  • Thị trấn Hiệp Hòa - trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội thuộc tiểu vùng phía Bắc của huyện Đức Hòa.
  • Thị trấn Tầm Vu - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Châu Thành.
  • Thị trấn Tân Hưng - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Tân Hưng.
  • Thị trấn Tân Thạnh - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Tân Thạnh.
  • Thị trấn Tân Trụ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Tân Trụ.
  • Thị trấn Thạnh Hóa - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Thạnh Hóa.
  • Thị trấn Thủ Thừa - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Thủ Thừa.
  • Thị trấn Vĩnh Hưng - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Vĩnh Hưng.
  • Đô thị Rạch Kiến - trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội thuộc tiểu vùng Tây Bắc của huyện Cần Đước.
  • Đô thị Long Đức Đông - trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội thuộc tiểu vùng Đông Bắc của huyện Cần Giuộc.

Trước đây, khi Long An vừa nổi lên như một “mảnh đất hứa” đầy tiềm năng để phát triển thì giới đầu cơ đã nhanh chóng tìm đến. Tại đây, giới đầu cơ đã xây dựng nhiều khu dân cư tự phát, xây nhà không có giấy phép hoặc xây dựng dự án “ma” khiến cho thị trường bất động sản Long An một thời lao đao. Tuy nhiên ngay sau đó, chính quyền tỉnh Long An đã vào cuộc bằng các chính sách siết chặt việc quản lý thị trường, cộng với hàng loạt các văn bản quy định về việc tách thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quản lý xây dựng. Nhờ vậy, tình trạng phân lô bán nền tràn lan đã được ngăn chặn.

Hiện nay, khi thị trường đã khá ổn định, nhận thấy phát triển nhà ở bền vững chính là giải pháp cho mọi vấn đề, tỉnh Long An đã tập trung toàn lực để hướng đến mục tiêu này. Theo đó, nhà ở bền vững là những ngôi nhà có thiết kế thân thiện với thiên nhiên, cải thiện sức khỏe con người, mang đến hiệu quả về kinh tế và đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.

Như thế nào là phát triển bền vững?

Phát triển bền vững có nghĩa là sự phát triển đó không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại, mà còn không làm hại đến thế hệ tương lai. Muốn vậy, phải có sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố, đó là: kinh tế - văn hóa xã hội - công nghệ môi trường. Cụ thể, nhà ở phát triển bền vững phải đạt các tiêu chí:

  • Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và tài nguyên tự nhiên
  • Tăng cường chất lượng ở
  • Nâng cao khả năng ứng phó với các thảm họa, biến đổi khí hậu
  • Đặc biệt, phải có hiệu quả kinh tế, chi phí phù hợp, nằm trong khả năng của những người thu nhập thấp.

Hiểu theo cách đơn giản hơn thì nhà ở phát triển bền vững nghĩa là nhà được tạo dựng và phát triển theo hướng thân thiện với môi trường. Tại đó, mối quan hệ giữa con người - kiến trúc - tự nhiên được thể hiện một cách hài hòa và bổ sung cho nhau để mang đến một không gian sống chất lượng.

Tại sao cần phát triển nhà ở bền vững?

Bởi vì nhà ở bền vững không chỉ mang đến lợi ích cho con người ở thời điểm đó, mà còn có các lợi ích sau đây:

  • Về kinh tế: Nhà ở bền vững giúp tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu thụ điện năng, tối giản các chi phí, nhờ đó nâng cao giá trị, tối ưu hóa hiệu suất vòng đời kinh tế.
  • Về xã hội: Nhà ở bền vững với các yếu tố xanh - sạch - đẹp đem đến không gian sống lý tưởng cho con người, tạo ra môi trường xã hội thẩm mỹ, hình thành nên văn hóa sống mới hiện đại và văn minh hơn.
  • Về môi trường: Nhà ở bền vững tận dụng các lợi thế từ thiên nhiên giúp giảm ô nhiễm nguồn nước, không khí, xây dựng hệ sinh thái mới, giảm tác động của hiệu ứng nhà kính, mang đến không gian trong lành và xanh mát.

Khu dân cư sinh thái Long An  2

Hạ tầng giao thông & KDC sinh thái là “bàn đạp”

Để phát triển bền vững thì hạ tầng giao thông cùng với sự có mặt của các KDC sinh thái sẽ là “bàn đạp” giúp cho Long An nhanh chóng đạt được mục tiêu này.

Về hạ tầng giao thông, Long An hiện đang sở hữu các tuyến đường giúp cho sự liên kết giữa các địa phương, vùng và khu vực được thuận lợi, đó là:

  • ĐT827E (trục động lực kết nối Tiền Giang - Long An - Tp. HCM)
  • Quốc lộ 50
  • ĐT830
  • Quốc lộ 62
  • ĐT823D
  • ĐT822B
  • ĐT817
  • ĐT830E

Ông Nguyễn Minh Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An cho biết: "Có thể nói, về hạ tầng giao thông, hiện nay người dân không phải e ngại việc đi lại giữa các địa phương trên”.

Về KDC sinh thái, ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết: “Trong hướng quy hoạch, tỉnh đặt hàng đơn vị tư vấn là tạo ra các đô thị sinh thái, thông minh. Bên cạnh việc phát triển công nghiệp, khu công nghệ cao, các đô thị sinh thái sẽ tạo nên nơi đáng sống, đáng làm việc cho các doanh nghiệp đến đầu tư vào Long An”.

Khu dân cư sinh thái được hiểu là dự án quy hoạch đô thị dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc, nguyên lý phát triển bền vững nhưng vẫn có thể thỏa mãn được các đặc tính sinh thái, môi trường riêng của khu vực.

Môi trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống. Ở KDC sinh thái, xây dựng công trình song song với việc tôn trọng môi trường và cảnh quan tự nhiên, bằng cách sử dụng cách thức xây dựng mới, công nghệ mới, vật liệu mới,... sao cho hướng về tự nhiên.

Xu hướng này đã được phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển từ nhiều năm về trước, nhưng ở Việt Nam thì chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Ban đầu, đây là một xu hướng khá mới mẻ, chưa được hưởng ứng cho lắm. Nhưng kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện cho đến nay thì đây là loại khu dân cư được ưa chuộng nhất.

Khu dân cư sinh thái Long An 3

Bản quy hoạch phát triển tỉnh Long An giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang dần được hoàn thành. Bản quy hoạch lần này sẽ do Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam - một trong những đơn vị phát triển quy hoạch có tên tuổi trên thế giới thực hiện. Theo đó, bản quy hoạch sẽ lấy mục tiêu phát triển bền vững làm chủ đạo và tập trung phát triển đô thị sinh thái theo mục tiêu đã đề ra.

Trần Anh Group & các dự án KDC sinh thái tại Long An

Trần Anh Group là tập đoàn bất động sản chuyên đầu tư và phát triển các dự án tại Long An. Các dự án của Trần Anh Group đều là dự án KDC sinh thái được định hướng phát triển theo hướng bền vững. Đến nay, tập đoàn đã có 8 KDC sinh thái tại tỉnh Long An với hơn 4.000 căn nhà khang trang, hiện đại. Đó là:

Ông Trần Đức Vinh - chủ tịch Tập đoàn Trần Anh chia sẻ:

"Long An là nơi tôi phát triển và xem đó là quê hương thứ hai của mình. Cách đây khoảng 3 năm, vùng Đức Hòa giáp ranh TP.HCM còn khá nhiều lộn xộn.

Lúc đó, lãnh đạo tỉnh cùng tôi đi tham khảo những mô hình phát triển nhà ở xây dựng tại Bình Dương để vừa tạo cơ hội cho công nhân Đức Hòa có được nhà giá rẻ và lại hợp với chỉnh trang đô thị. Phúc An City ra đời trong vòng nửa năm với 800 căn nhà ở thương mại giá rẻ trong KDC sinh thái đã nhanh chóng được người dân mua hết.

Đó là một trong những khu đô thị sinh thái, có nhà ở cho người thu nhập thấp đầu tiên chỉn chu tại Long An".

Khu dân cư sinh thái Long An  4

Nói về dự định sắp tới, ông Vinh cho biết sẽ xây dựng thêm 100.000 căn nhà ở thương mại giá rẻ, xây dựng theo hình thức căn hộ nhỏ. Mục đích là để phù hợp với nhu cầu của công nhân tại khu công nghiệp của 3 huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc. Mong muốn của ông và cũng là của tập đoàn, là sẽ mang đến các dự án với đầy đủ tiện ích và dịch vụ, mang đến cuộc sống hiện đại và chất lượng cho tất cả mọi người.

Giá đất Long An ngày một “leo thang”, việc sở hữu một ngôi nhà ngày càng trở nên xa vời với người có thu nhập thấp. Nhưng với Trần Anh Group, mong muốn của tập đoàn là tất cả mọi người đều có nhà để ở. Không chỉ là một ngôi nhà che mưa che nắng đơn thuần mà đó còn là là một nơi khang trang, hiện đại để sinh sống và phát triển.

Để làm được điều đó, trước đây, bây giờ và cả sau này, Trần Anh sẽ luôn lấy yếu tố bền vững làm mục tiêu và hiện thực hóa nó bằng các KDC sinh thái. Không chỉ ở Long An, mà tập đoàn sẽ còn triển khai nhiều KDC sinh thái ở các tỉnh thành khác nhau.

Xem thêm: