Dự đoán giá thuê đất khu công nghiệp năm 2024 (cùng chuyên gia)
Dựa trên những nhận định, đánh giá về tình hình các khu công nghiệp trong năm 2021 - 2023, các chuyên gia đã sớm đưa ra các dự đoán về giá thuê đất khu công nghiệp trong năm 2024.
Trong khi những ngành nghề khác lao đao vì dịch bệnh Covid-19 thì các khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và tăng trưởng nhẹ trong năm 2021. Bước sang năm 2022, các tính hiệu phục hồi rõ rệt hơn, trong đó bất động sản vùng ven, nhà đất giá rẻ, bất động sản công nghiệp bộc lộ nhiều tiềm năng. Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho thấy các khu công nghiệp có “sức đề kháng” cực tốt đối với dịch Covid-19. Tuy nhiên, so với tiềm năng có sẵn thì sự phát triển của các khu công nghiệp hiện nay đang bị chậm lại vài bước, để quay trở lại với đường đua, cần nhiều lớn các tác động mang tính "lực đẩy" đặc biệt đối với các thị trường thuộc vệ tinh của Tp. HCM và Hà Nội.
Liệu bất động sản công nhiểu có khởi sắc khi bước vào năm 2024? Giá thuê đất khu công nghiệp 2023 dự kiến ở mức bao nhiêu, tỷ lệ tăng ra sao? Hãy cùng bài viết tìm hiểu về toàn cảnh thị trường khu công nghiệp trong năm 2023 và cùng chuyên gia dự đoán về “kịch bản” dành cho năm 2024 trong bài viết dưới đây.
Nhìn lại tình hình các khu công nghiệp trong năm 2021 - 2023
Năm 2021 - 2023, dưới tác động của dịch Covid-19, bức tranh về tình hình các khu công nghiệp cả nước được chia thành 2 mảng màu khác biệt giữa 2 miền Bắc - Nam.
Tình hình chung các khu công nghiệp trên cả nước tháng 10/2021:
- Sản xuất công nghiệp trên cả nước giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Sản lượng công nghiệp giảm 4 tháng liên tiếp từ tháng 7 - tháng 10.
Ở miền Nam
Dưới sự tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4, trong quý III thị trường đất công nghiệp tại miền Nam không có nguồn cung nào mới. Tổng nguồn cung đất khu công nghiệp duy trì ở mức 25.220 ha. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 85 - 87%. Đối với thị trường nhà xưởng xây sẵn thì có duy nhất một nguồn cung mới, tuy nhiên đây là nguồn cung được xây dựng từ quý I. Tổng nguồn cung nhà xưởng xây sẵn chỉ khoảng 3,3 triệu m2.
Ngoài ra, sự tác động của dịch bệnh Covid-19 đã khiến số lượng dự án FDI đăng ký mới có xu hướng giảm trong quý III, đồng thời thị trường ghi nhận một số doanh nghiệp sản xuất phải chuyển dịch đơn hàng khỏi Việt Nam (tuy nhiên đây chỉ là việc làm mang tính chất tạm thời).
Tuy nhiên điều đáng ghi nhận chính là giá thuê đất khu công nghiệp tại miền Nam nhìn chung tăng nhẹ, đạt 114 USD/m2. So với quý II tăng 0,75% và so với cùng kỳ năm trước tăng 7,30%. Còn giá thuê nhà xưởng xây sẵn thì được giữ ở mức ổn định, với 4,5 USD/m2 GFA/tháng.
Ở miền Bắc
Trái ngược với màu xám của miền Nam, tình hình các khu công nghiệp ở miền Bắc trong năm 2021 là những gam màu tươi sáng. Lý giải cho sự đối lập này, các chuyên gia cho rằng miền Bắc kiểm soát dịch tốt hơn, đồng thời có nhiều nguồn cung mới.
Cụ thể:
- Về giá thuê đất khu công nghiệp, trung bình trên toàn miền Bắc tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 108 USD/m2. Giá thuê nhà xưởng sản xuất tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 4,6 USD/m2/tháng. Trong đó Hưng Yên là tỉnh có mức tăng mạnh nhất với 22% và đạt 101 USD/m2. Dẫu vậy Hà Nội vẫn giữ vị trí cao nhất với giá đạt 129 USD/m2. Tiếp sau đó là Hải Phòng đạt 101 USD/m2, Hải Dương đạt 79 USD/m2.
- Về nguồn cung nhà xưởng và nhà kho, Bắc Ninh là tỉnh dẫn đầu khu vực với nguồn cung cao hơn toàn vùng ở mức 10,25% so với tổng nguồn cung của cả nước. Tiếp theo đó là Hải Phòng với 7,61%, Hải Dương với 4,78% và Thái Nguyên với 4,61%.
- Về tỷ lệ lấp đầy, Hà Nội là khu vực có tỷ lệ lấp đầy tăng nhẹ với 1%, đạt 91%. Hải Dương tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tỷ lệ lấp đầy là 86%. Vĩnh Phúc và Hưng Yên chiếm tỷ lệ cao hơn với mức 88%.
Ngoài ra ở miền Bắc hiện đang xuất hiện các xu hướng mới - xu hướng phát triển mô hình bất động sản phức hợp. Cụ thể, Tập đoàn LH Hàn Quốc đang có ý định đầu tư dự án công nghiệp, đô thị và dịch vụ phức hợp Đại Hưng (quy mô 304 ha, vốn đầu tư gần 500 triệu USD) tại Hải Dương. Hay Công ty IDICO dự định đầu tư thêm khu công nghiệp đô thị - dịch vụ Vinh Quang (quy mô 495 ha) tại Hải Phòng. Và dự án tổ hợp khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ (quy mô 496 ha) của Công ty Viglacera đang đề xuất triển khai tại Yên Bái.
Dự đoán tình hình các khu công nghiệp trong năm 2024
Như đã nói ở trên, dịch bệnh chính là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chung của các khu công nghiệp trên cả nước. Dịch bệnh đã khiến nhà đầu tư nước ngoài, khách thuê không thể trực tiếp đi khảo sát, tham quan, lựa chọn và ký hợp đồng. Ngoài ra, dịch bệnh cũng khiến cho việc di dời nhà máy ra khỏi Trung Quốc của các công ty đa quốc gia chậm hơn so với dự kiến. Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng điều này sẽ được khắc phục vào năm 2024.
Cụ thể:
Ở miền Bắc
Miền Bắc, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc sở hữu lợi thế về mạng lưới lao thông. Sự phát triển của các cơ sở hạ tầng mới đã hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của các khu công nghiệp trong khu vực.
Cụ thể, tại Hà Nội, các dự án trọng điểm như đường Vành đai 2, tuyến Metro số 3, đường nối cầu Thượng Cát với Quốc lộ 32 và cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2). Sự có mặt của các tuyến đường này giúp cho việc đi lại và kết nối giữa các khu công nghiệp với nhau, giữa các khu công nghiệp với các khu vực khác trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.
Chưa hết, tầm nhìn tới năm 2030, Hà Nội sẽ mở rộng sân bay Nội Bài, xây dựng thêm đường vành đai và tuyến metro, bổ sung thêm 6 cây cầu mới. Đây là những yếu tố không chỉ giúp các khu công nghiệp thu hút nhà đầu tư, khách thuê mà còn có lợi cho những người đầu tư đất khu công nghiệp và đất gần khu công nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, miền Bắc là khu vực có mật độ đường cao tốc lớn nhất cả nước. Trong đó có 9 tuyến cao tốc nắm giữ vai trò kết nối Hà Nội với hơn 10 tỉnh thành khác. Có 5 tuyến cao tốc đi qua các khu công nghiệp trọng điểm phía Bắc như: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hạ Long, Hà Nội - Bắc Ninh, Hà Nội - Thái Nguyên và Hà Nội - Lào Cai.
Ở miền Nam
So với miền Bắc, số lượng tuyến cao tốc tại miền Nam ít hơn. Hiện tại chỉ có 2 cao tốc là Tp. HCM - Long Thành - Dầu Giây và Tp. HCM - Trung Lương. Tuy nhiên theo kế hoạch, đến năm 2025 miền Nam sẽ có thêm tuyến cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, cao tốc Bến Lức - Long Thành và cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Các tuyến cao tốc này sẽ nâng cao tính kết nối các khu vực công nghiệp trọng điểm miền Nam.
Mặc dù nhìn chung toàn khu vực miền Nam là một màu xám bao trùm lên các khu công nghiệp, tuy nhiên một số tỉnh lại ghi nhận các tín hiệu lạc quan. Cụ thể:
- Tại Long An: Đầu năm 2021 đến hết 2022, Long An đề xuất phát triển khu kinh tế quy mô lớn gần khu Nam Tp. HCM hứa hẹn sẽ giúp thị trường bất động sản khu công nghiệp tại đây thêm sôi động.
- Tại Bà Rịa - Vũng Tàu: UBND huyện Châu Đức đã đề xuất thêm 4 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.700 ha, nếu thành hiện thực thì nâng tổng diện tích khu công nghiệp toàn huyện lên 8.782 ha (tăng gấp 2,8 lần), vươn lên dẫn đầu tỉnh.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, trong năm 2024 diện tích đất khu công nghiệp ở phía Nam dự kiến sẽ tăng thêm 5.000 ha. Cùng với đó cơ sở hạ tầng sẽ được đẩy mạnh phát triển để làm đòn bẩy để phát triển các khu công nghiệp.
Ông John Campbell, Quản lý Bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam cho biết, mặc dù năm 2021 giá thuê đất khu công nghiệp ở các tỉnh miền Nam chỉ tăng nhẹ nhưng nếu so sánh giá thực tế với các tỉnh miền Bắc thì giá thuê đất trung bình tại miền Nam cao hơn (miền Bắc: 108 USD/m2, miền Nam: 114 USD/m2). Trong 3 năm trở lại đây giá đất ở một số khu vực ở miền Nam tăng khá mạnh. Dự đoán giá thuê đât ở miền Nam sẽ sớm tăng trở lại sau khi dịch được kiểm soát tốt ở khu vực này.
Cùng quan điểm trên, JLL Việt Nam đưa ra dự đoán giá thuê đất công nghiệp tại miền Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Các lợi thế như nền chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, vị trí địa lý phù hợp và lực lượng lao động dồi dào, cộng với các Hiệp định Thương mại tự do sẽ là những yếu tố có lợi đối với công nghiệp miền Nam.
Cũng theo các chuyên gia, khu công nghiệp chất lượng cao và khu công nghiệp xanh là 2 loại hình khu công nghiệp sẽ có lợi thế tăng trưởng trong thời gian tới. Đối với khu công nghiệp cao, việc tích hợp yếu tố nhà ở trong khu công nghiệp đã mang đến chuỗi tiện ích hoàn hảo để phục vụ nhu cầu đa dạng của công nhân, chuyên gia và cả khách thuê. Đối với khu công nghiệp xanh, việc xây dựng hạ tầng theo hướng hiện đại, xử lý triệt để nguồn nước thải, khí thải, chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường đã tạo ra một không gian xanh - sạch - đẹp, hướng đến sự phát triển bền vững và tăng lợi thế thu hút đầu tư.
Để hiểu thêm về khu công nghiệp xanh, anh/chị hãy tham khảo Khu công nghiệp Trần Anh Tân Phú - khu công nghiệp được xây dựng tại Long An với các tiêu chí xanh toàn diện để rõ hơn.
Tổng kết
Nhìn chung, năm 2021 - 2022 các khu công nghiệp trên cả nước ít nhiều đều chịu sự tác động của dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng điều này đã được khắc phục trong năm 2023 và tạo đà cho 2024. Do đó, về trung và dài hạn thì tình hình các khu công nghiệp cùng giá thuê đất có nhiều triển vọng.
Xem thêm: