Bàu Bàng, Bình Dương - điểm sáng đầu tư mùa dịch

Đánh giá bài viết:   (1 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (1 lượt) icon icon

Trong giai đoạn khá nhạy cảm vì dịch bệnh Covid-19, Bàu Bàng - Bình Dương vẫn cho thấy được sức hút mạnh mẽ của mình khi liên tục đón nhận tin vui về dòng vốn đầu tư đổ về.

Bình Dương với thương hiệu “thủ phủ công nghiệp” trong nhiều năm qua là địa phương có tỷ lệ thu hút vốn đầu tư đứng đầu cả nước. Không chỉ có nền tảng tốt về kinh tế, hạ tầng, Bình Dương còn là tỉnh rất chú trọng vào việc làm mới và điều chỉnh các chính sách, phù hợp hơn với nhu cầu, đặc điểm của các doanh nghiệp. Vì vậy, không khó để nhận ra, từ các ông lớn để những doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ trong nước đến ngoài nước, đều xem Bình Dương thực sự là miền đất hứa để xuống tiền.

Sự xuất hiện thêm 2 thành phố mới là Thuận An và Dĩ An càng tiếp thêm động lực cho 1 vùng đô thị văn minh, hiện đại, sôi động. Cùng với đó, các huyện ở khu vực phía Bắc như Bến Cát, Tân Uyên, đặc biệt là Bàu Bàng, được tỉnh nhà lựa chọn làm nơi dịch chuyển về cho các khu công nghiệp. Nhờ vậy mà Bàu Bàng những năm gần đây nhận được sự hậu thuẫn rất lớn, nhanh chóng khởi sắc từ một huyện mới còn nhiều thiếu thốn ban đầu. Bàu Bàng thời điểm này có thể tự tin khẳng định mình với một vai trò, vị thế hoàn toàn khác trong quy hoạch và bản đồ đầu tư của tỉnh Bình Dương.

Bình Dương “nhộn nhịp” đón dòng tiền

Những con số mang dấu hiệu khởi sắc

Không khuất phục trước những tác động tiêu cực bởi dịch bệnh, tỉnh Bình Dương giai đoạn này vẫn nỗ lực tiếp thị trực tuyến, tận dụng và phát huy thế mạnh của môi trường đầu tư, thu hút hàng tỷ USD, tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 cả nước.

Bình Dương dẫn đầu về thu hút đầu tư

Đến tháng 4/2021, theo báo cáo từ Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, tổng số vốn đầu tư nước ngoài mà tỉnh nhận về là trên 400 triệu USD, đạt 28% so với kế hoạch cả năm. Trong đó, có 15 dự án đầu tư mới (tương ứng 257 triệu USD tiền vốn); 6 dự án điều chỉnh tăng vốn (thêm 15 triệu USD) và hơn 124 triệu USD của 26 dự án góp vốn.

Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 17 ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh với đa ngành nghề, trong đó, chiếm ưu thế là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, Bình Dương lại tiếp tục chứng kiến dòng chảy mạnh mẽ của nguồn vốn FDI với ghi nhận gần 1,3 tỷ USD, con số này tăng gấp rưỡi so với năm trước. Tính lũy kế, Bình Dương vẫn giữ vững vị trí top đầu cả nước, xếp sau Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, với tổng số vốn đăng ký là 36,5 tỷ USD. gần 4000 dự án đang hoạt động. Nhiều dự án lớn xuất hiện trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, mang tới hứa hẹn về giá trị gia tăng cũng như cung cấp hệ thống tiện ích tốt hơn cho cư dân.

Đặc biệt, trong ngày 15/8/2021 vừa qua, Bình Dương đã thu hút được 33,9 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngay giữa lúc đại dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp.

UBND tỉnh Bình Dương cho biết, nửa đầu tháng 8, tỉnh có 5 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, tương ứng tổng số vốn đăng ký là 32,9 triệu USD; có 2 dự án điều chỉnh vốn, tăng 0,7 triệu USD; 6 dự án góp vốn mua cổ phần với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 0,3 triệu USD.

Như vậy, lũy kế từ đầu năm đến 15/8, đã có trên 1,493 tỷ USD vốn FDI được thu hút vào tỉnh Bình Dương:

  • 42 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng số vốn đăng ký là 476,6 triệu USD.
  • 21 dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đăng ký tăng là 792,9 triệu USD.
  • 78 dự án dự án góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn 223,9 triệu USD.

Theo đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài khi chiếm đến 77% tổng vốn đầu tư đăng ký; đứng thứ 2 là lĩnh vực liên quan đến kinh doanh bất động sản, xếp sau là vận tải, xây dựng và buôn bán lẻ.

Kết quả của những con số đáng mừng kể trên là một quá trình dài đầy nỗ lực của tỉnh Bình Dương, phản ứng nhanh nhạy với thời cuộc, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư với doanh nghiệp nước ngoài thông qua hình thức hội nghị trực tiếp. Liên tục từ đầu năm đến nay, các hội nghị xúc tiến đầu tư với Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Bỉ, Italia,... luôn được tỉnh chú trọng tổ chức.

Cùng với đó, điểm sáng của Bình Dương trong kêu gọi, thu hút dòng vốn đầu tư chính là việc tập trung vào những hội nghị nhằm đối thoại cùng doanh nghiệp, lắng nghe tâm tư nguyện vọng và có hướng giải quyết, tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư. Cách làm việc sâu sát với thực tế giúp Bình Dương tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp ngày một phát triển. Bình Dương đặt mục tiêu sẽ thu hút được 1,8 tỷ USD vốn FDI trong năm nay.

Bình Dương nỗ lực thu hút đầu tư

Nỗ lực đẩy mạnh chiến thuật thu hút đầu tư

Sự nhộn nhịp của dòng vốn đầu tư FDI đã tạo ra nguồn động lực cực kỳ lớn cho tỉnh Bình Dương giai đoạn này cũng như kế hoạch phát triển dài hạn sắp tới. “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư” và “Trải thảm đỏ mời gọi nhân tài” vẫn là những chủ trương mà tỉnh đề cao, tạo cơ chế, môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - khẳng định: “Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đóng vai trò là nguồn động lực chính thúc đẩy sự phát triển cả về kinh tế và xã hội của tỉnh. Đặc biệt, các doanh nghiệp FDI đã tham gia và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương thông qua việc chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất, góp phần tạo ra một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như sản xuất, chế biến gỗ, dệt may, da giày, điện tử... Nhờ đó, ngành công nghiệp của tỉnh có điều kiện phát triển theo chiều sâu, tạo động lực cho đô thị, dịch vụ - thương mại trên địa bàn cùng phát triển”.

Theo kế hoạch của tỉnh, thời gian tới, Bình Dương vẫn tiếp tục xác định công nghiệp là ngành chủ lực, tạo nền tảng để phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, những chính sách giai đoạn này sẽ ưu tiên cho công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp; dòng vốn đầu tư “đổ mạnh” vào lĩnh vực này.

Trong thời gian tới, Bình Dương xác định công nghiệp tiếp tục là ngành chủ lực, thúc đẩy phát triển kinh tế phát triển bền vững. Do đó, Bình Dương đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp.

Toàn tỉnh Bình Dương hiện có 31 KCN, trong đó có 29 KCN với tổng diện tích 11.021ha đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 70%; thu hút 2.965 dự án, gồm 2.309 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 24,3 tỷ USD và 656 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 76.608 tỷ đồng.

Nhiều KCN lớn tại Bình Dương đã trở thành thương hiệu, là động lực quan trọng giúp tỉnh nhà thu hút được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến đầu tư

Từ nay đến năm 2025, mục tiêu lớn nhất của Bình Dương là phát triển các KCN theo hướng bền vững, xây dựng thành công mô hình “3 trong 1” (KCN - Khu đô thị - Khu dịch vụ), hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại, đồng bộ; đổi mới phương pháp xúc tiến đầu tư, tập trung vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ sạch, kỹ thuật cao.

Bình Dương áp dụng chính sách tích cực

Chủ tịch UBND Bình Dương khẳng định: “Công nghiệp tiếp tục là ngành phát triển chính của tỉnh, thời gian tới, Bình Dương tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát triển. Trong đó, xác định thu hút vốn FDI tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp”.

Cụ thể, để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh Bình Dương đã có kế hoạch tăng cường khai thác thế mạnh địa phương và phối kết hợp giữa các ban, ngành, nhằm thiết lập mặt bằng môi trường đầu tư hoàn thiện nhất:

  • Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp theo hướng đồng bộ, hiện đại.
  • Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn, thúc đẩy phát triển hạ tầng các KCN.
  • Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan tập trung
  • Rà soát quỹ đất và lập kế hoạch thu hút các dự án lớn;
  • Phân công đến từng cán bộ đôn đốc, theo dõi, hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư, sớm đưa dự án vào triển khai thực hiện.
  • Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư trong tình hình mới, thông qua hình thức trực tuyến để gặp gỡ, trao đổi với nhà đầu tư các nước.
  • Thu hút có chọn lọc, hướng tới chất lượng, hiệu quả.
  • Chú trọng đến những đối tác giàu tiềm năng như Nhật Bản, Singapore, Mỹ, châu Âu... để hợp tác, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, tận dụng khả năng lan tỏa tới ngành công nghiệp nội địa.
  • Cải cách thủ tục hành chính và triển khai ứng dụng thông tin trong cung cấp dịch vụ công nhằm giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp;
  • Duy trì thực hiện hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng, tối ưu thời gian xử lý các thủ tục hành chính trong vòng 3 ngày; tích hợp các dịch vụ tiện ích trong hỗ trợ doanh nghiệp,...
  • Các sở, ngành, địa phương nỗ lực hỗ trợ, cung cấp thông tin; giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư kinh doanh và hướng dẫn thủ tục đầu tư, thúc đẩy mở rộng đầu tư kinh doanh, nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Với những động thái mang tính tích cực, Bình Dương kỳ vọng thu hút lượng vốn như kế hoạch đặt ra, đồng thời, tạo nên nền tảng có tác động ngược trở lại với sự phát triển kinh tế - hạ tầng - xã hội tại toàn tỉnh nói chung, các địa phương nói riêng.

Bàu Bàng hưởng lợi, cơ hội bứt phá

Là một huyện nhận được khá nhiều ưu ái từ các chính sách phát triển của tỉnh; khi dòng vốn đầu tư trở nên khả quan, Bàu Bàng trở thành một trong số những địa phương giàu tiềm năng bứt phá; kỳ vọng trở thành trung tâm công nghiệp mới của Bình Dương.

Bàu Bàng ngày một khởi sắc

Ông Võ Thành Giàu - Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng cho biết: “Với mục tiêu xây dựng huyện Bàu Bàng phát triển, sớm trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị phía Bắc của tỉnh, tạo bước đột phá, thúc đẩy huyện Bàu Bàng hướng đến tầm cao mới, tỉnh Bình Dương đã quy hoạch xây dựng KCN khoa học công nghệ tại Bàu Bàng. Và đây được xem là bước đột phá sản xuất công nghiệp, hạ tầng mang tính nền tảng cho việc hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, tạo tiền đề cho sản xuất công nghệ cao”.

Theo thống kê gần đây, trong các dự án điều chỉnh tăng vốn tại Bình Dương, dự án có vốn đầu tư đăng ký tăng thêm lớn nhất là của Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) với 610 triệu USD, nâng tổng vốn vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 1 tỷ 370 triệu USD; dự án này triển khai tại KCN Bàu Bàng.

Nâng cao năng lực, thu hút đầu tư

Theo lãnh đạo huyện, nhờ vào chính sách kêu gọi đầu tư tích cực của tỉnh, địa phương cũng đã chủ động phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi đầu tư.

Thống kê trong quý 1/2021, huyện Bàu Bàng đã thu hút được 32 dự án (gồm 30 dự án trong nước và 2 dự án nước ngoài) đăng ký đầu tư mới vào lĩnh vực công nghiệp.

Lũy kế đến tháng 4/2021, trên địa bàn huyện có 1.182 dự án đầu tư, gồm 981 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 31.470 tỉ đồng và 201 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký hơn 3,5 tỉ USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bàu Bàng thu hút được 79 dự án đăng ký mới, gồm 75 dự án trong nước (tổng số vốn đăng ký gần 881 tỷ đồng), 4 dự án nước ngoài (tổng số vốn đăng ký trên 44 triệu USD) và 2 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký tăng thêm 610 triệu USD.

Như vậy, đến nay, toàn huyện Bàu Bàng có 1.226 dự án đầu tư, gồm:

  • 1.024 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 31.993 tỷ đồng,
  • 202 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 4 tỷ USD.

Theo thống kê, tại Bàu Bàng:

  • Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân 18%; giai đoạn 2021-2025 dự kiến đạt 22%/năm.
  • Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân 24%; giai đoạn 2021-2025 dự kiến đạt 26,5%/năm.

Một trong những cơ sở quan trọng của sự khởi sắc cho dòng vốn đầu tư tại Bàu Bàng, bên cạnh hệ thống chính sách chung của tỉnh, còn được quyết định rất lớn bởi mức độ hoàn thiện hạ tầng và hệ thống giao thông tại đây.

Bàu Bàng đã và đang đầu tư xây dựng, mở rộng nhiều tuyến đường quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, vận tải hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân trong lẫn ngoài khu vực.

Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, mọi nguồn lực sẽ được tập trung để hiện đại hóa hạ tầng giao thông, nhất là những công trình trọng điểm, như:

Định hướng 5 năm tới, Bàu Bàng vẫn tiếp tục chú trọng vào quy hoạch, đầu tư đồng bộ đường giao thông với quy mô từ 2 - 8 làn xe.

>>> Các chuyên gia dự đoán, những chỉ số đầu tư vào công nghiệp sẽ có dấu hiệu tăng mạnh theo mức độ đoàn thiện và phát triển mạng lưới giao thông.

Đồng thời, địa phương bám sát vào kế hoạch chung của tỉnh, muốn thu hút đầu tư phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh, thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi, cởi mở, hợp tác và đồng hành tốt cùng doanh nghiệp; đáp ứng được những tiêu chí mà dòng vốn mong đợi. Định hướng đến năm 2025, huyện Bàu Bàng sẽ trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị phía Bắc của tỉnh. Đồng nghĩa với đó là đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung vào những nhà đầu tư có năng lực, giàu tiềm năng và các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp xanh, công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao,...

KCN Bàu Bàng

Theo đó, Bàu Bàng đầu tư xây dựng, phát triển các KCN trên địa bàn theo hướng hiện đại hơn, tăng cường mời gọi nguồn vốn vào các lĩnh vực khác như ngân hàng, siêu thị, cơ sở giáo dục, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển theo hướng thông minh, thân thiện với môi trường,...; bố trí quỹ đất dịch vụ logistics khoảng 294,69 ha làm nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa của KCN Bàu Bàng.

Hiện Bàu Bàng đang có 4 khu công nghiệp (KCN) quy mô, gồm:

  • Khu đô thị - công nghiệp Bàu Bàng quy mô khoảng 3.200 ha;
  • KCN Tân Bình 352,49 ha (chuẩn bị mở rộng thêm 1.055 ha);
  • KCN Cây Trường 700 ha
  • KCN Lai Hưng 600 ha.
  • Đặc biệt, sắp tới còn bổ sung thêm KCN khoa học công nghệ cao 900 ha. Dự án này được xem là bước đột phá lớn trong sản xuất công nghiệp với hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo và là bước đệm cho sản xuất công nghệ cao.
  • Quy hoạch đến năm 2030, huyện Bàu Bàng còn có thêm một số khu công nghiệp như: khu công nghiệp Dầu Tiếng 1 (xã Long Nguyên), khu công nghiệp Dầu Tiếng 4 (xã Cây Trường II).
  • Năm 2030, diện tích đất khu công nghiệp trên địa bàn huyện Bàu Bàng sẽ ở mức khoảng 6.285,01ha, tăng 5.192,58ha so với năm 2020.

Những thay đổi này, kết hợp với thế mạnh vốn có của tỉnh nhà, Bàu Bàng mang rất nhiều kỳ vọng của các doanh nghiệp. Nơi đây đã và đang đón nhận cuộc dịch chuyển rất lớn, mang theo nguồn tiền, tư duy đột phá và các cơ hội ở nhiều lĩnh vực của nền kinh tế hiện đại.

“Thời” của những nhà đầu tư bất động sản

Khi hạ tầng hoàn thiện, công nghiệp phát triển, dòng vốn đầu tư đổ về liên tục thì bất động sản chính là lĩnh vực được hưởng lợi và dễ dàng khởi sắc. Sẵn lợi thế về quỹ đất, Bàu Bàng từ sớm đã nằm trong tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư. Nay hội tụ thêm yếu tố hạ tầng - kinh tế, chắc chắn, miếng bánh ngon này không thể bỏ qua.

Tiềm năng về nguồn cung lẫn cầu

Sở hữu quy mô lớn, KCN Bàu Bàng đang là trung tâm công nghiệp lớn của toàn tỉnh. Bên cạnh đó, còn có KCN Khoa học công nghệ cao Bàu Bàng, cùng với KCN Cây Trường, Lai Hưng và những KCN mới trong tương lai, khả năng thu hút lao động, chuyên gia về làm việc tại đây cực kỳ lớn. Được biết, tốc độ tăng dân số bình quân đạt 9,15%/năm giai đoạn 2016-2020 và dự kiến đạt 9%/năm giai đoạn 2021-2025.

Điển hình là khu đô thị - công nghiệp Bàu Bàng. Theo tính toán, từ nay đến năm 2030, khu đô thị này sẽ có dân số khoảng 120.000 người, chưa kể đến những KCN khác. Điều này đặt ra yêu cầu rất lớn về nguồn cung nhà ở cũng như tập trung phát triển các dự án khu dân cư chất lượng, quy hoạch bài bản, đảm bảo tính hiện đại, tiện nghi và văn minh.

Đặc biệt, Bàu Bàng không dùng 100% quỹ đất để xây dựng nhà xưởng như những khu công nghiệp cũ của Bình Dương đã làm trước đó mà chủ đầu tư dành đến 50% diện tích để xây dựng khu đô thị. Ngoài ra, với chính sách đầu tư cởi mở, Bàu Bàng khuyến khích các doanh nghiệp có ý định xây dựng các khu nhà ở, khu đô thị kiểu mẫu, vừa để hoàn thiện diện mạo, vừa hình thành môi trường sống với các tiêu chuẩn tốt hơn cho cư dân của mình.

Theo ghi nhận thực tế, cách đây vài năm, nhiều doanh nghiệp đã đi trước đón đầu, về đây triển khai dự án khi mọi thứ chỉ đang trong quá trình hoàn thiện. Điển hình là dự án Phúc An Garden do Trần Anh Group phát triển. Giới quan tâm địa ốc không khỏi bất ngờ bởi sức nóng và tính thanh khoản của dự án này, nhờ vào định hướng khu đô thị xanh đầy mới lạ cùng chuỗi tiện ích vượt trội.

Dự án Phúc An Garden
Một góc dự án Phúc An Garden Bàu Bàng

Tuy nhiên, nhu cầu nhà ở cho giai đoạn 2021 - 2025 tại Bàu Bàng vẫn sẽ còn tiếp tục tăng lên, đòi hỏi sự nỗ lực lớn trong việc đáp ứng nguồn cung, tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dự án mới, để khi lực lượng chuyên gia, kỹ sư, lao động đổ về làm việc không gặp phải tình trạng cầu lớn hơn cung, thiếu hụt sản phẩm,... Thời điểm này là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp địa ốc và bất kỳ ai có ý định sinh lời với bất động sản. Hiện Phúc An Ashita nằm ngay sát dự án Phúc An Garden cũng đang trong giai đoạn thi công với những ưu thế nổi trội về giá trị và tiềm năng, kỳ vọng nối tiếp thành công của dự án “đàn anh” trước đó.

Giá đất biến động mạnh, nhiều hứa hẹn

Số liệu thống kê được trong tháng 3/2021 cho thấy, lượng khách tìm kiếm đất nền, nhà phố tại Bàu Bàng tăng khoảng 25 - 30%. Quỹ đất lớn, nguồn cung chất lượng, giá cả hợp lý,... là những yếu tố làm nên sức hút cho thị trường nhà đất Bàu Bàng.

Chính bởi sức mua, nhu cầu quan tâm lớn nên giá đất nền cũng bắt đầu có biến động mạnh, tăng lên đến 103% và đang dẫn đầu mức tăng của các khu vực lân cận Tp. Hồ Chí Minh (Theo báo cáo Nghiên cứu thị trường bất động sản quý 1/2021 của Batdongsan.com.vn)

Đây là “diễn biến” mà nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm có thể dễ dàng dự đoán trước đó dựa trên nền tảng về hạ tầng và kinh tế. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, giữa lúc nền kinh tế đang rung lắc bởi dịch bệnh, Bàu Bàng vẫn giữ được vị thế, sức hút của mình, chứng tỏ “sức sống” của vùng đất này không hề nhỏ. Khi bước vào giai đoạn "bình thường mới", nếu các doanh nghiệp nhộn nhịp với những dự án vào các khu công nghiệp thì bất động sản cũng tạo nên làn sóng sôi động không kém. Đây chính là quy luật và hệ quả tất yếu phải diễn ra.

Điểm sáng mùa dịch mang tên Bàu Bàng, Bình Dương - vùng đất hứa hẹn những giá trị lợi nhuận đầy hấp dẫn bởi chiến lược phát triển bắt nhịp cùng thời đại, dẫn đầu xu hương trong tương lai.

Xem thêm: