Bất động sản Long An cuối năm 2024 còn tiềm năng không?
Là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng lớn từ đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 với không ít biến động trên thị trường, liệu bất động sản Long An cuối năm 2021 có còn tiềm năng không?
Các tỉnh, thành phía Nam đang từng bước đi vào giai đoạn bình thường mới, kết hợp song song phòng chống dịch và khôi phục kinh tế. Đây là lúc nhiều kỳ vọng được đặt ra nhưng cũng không ít đắn đo, cân nhắc. Mặc dù là kênh được đánh giá cao về sức hút và độ an toàn nhưng thị trường nhà đất vẫn không tránh khỏi các thách thức khi nhiều hoạt động mua bán, giao dịch tạm thời đóng băng trong những tháng giãn cách.
Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua, Long An cũng là địa phương gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực, thị trường này đã sớm bình ổn và trên đà hồi phục. Lượng nguồn cung và lượt quan tâm bắt đầu nóng trở lại. Tiềm năng nhà đất Long An cuối năm 2021 vẫn là một dấu hỏi lớn đối với khách hàng và nhà đầu tư. Nhưng, không thể phủ nhận rằng, bức tranh tại đây đang sở hữu khá nhiều mảng màu tươi sáng.
Chống dịch hiệu quả, duy trì kinh doanh
Từ đầu tháng 9/2021, công tác chống dịch tại Long An đã cho thấy nhiều kết quả khả quan, số ca dương tính trên địa bàn giảm mạnh. Được biết trước đó, lãnh đạo tỉnh cũng như nhiều doanh nghiệp lớn đã phối hợp để tiêm vacxin cho người dân, hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho việc chống dịch. Cũng vào thời điểm này, các tín hiệu khởi sắc trên thị trường chính thức quay trở lại.
Theo chia sẻ từ các doanh nghiệp, dù dịch bệnh nhưng nhờ sớm học được cách thích nghi nên việc kinh doanh bất động sản vẫn không quá “bế tắc”. Cụ thể, các hình thức tư vấn trực tuyến, bán hàng online được khai thác triệt để, tận dụng tối đa. duy trì sự liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Ông Nguyễn Thanh Quyền - Tổng giám đốc Tập đoàn Thắng Lợi cho biết: “Mỗi buổi bán hàng như vậy, khách hàng sẽ được chính lãnh đạo doanh nghiệp tư vấn về tính pháp lý của dự án để khách hàng an tâm đầu tư. Cũng ở những buổi bán hàng này mà lượng hàng chúng tôi bán ra rất hiệu quả”.
Tương tự, các tập đoàn như Trần Anh Group, Phú Land, Cát Tường Group, Hiển Vinh,... cũng duy trì đội ngũ nhân viên nhiệt tình, hỗ trợ khách hàng liên tục trong suốt mùa dịch. Báo cáo thị trường bán hàng của các doanh nghiệp trong quý 3 vẫn cho thấy những con số khả quan, chất lượng sản phẩm bán ra vẫn ở mức tốt.
Vẫn là điểm sáng thu hút đầu tư
Số liệu thống kê giai đoạn này cho thấy, Long An vẫn là thị trường thu hút sự chú ý không nhỏ của dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến ngày 20/9, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, Long An dẫn đầu với trên 3,6 tỷ USD tổng vốn đầu tư đăng ký, đặc biệt, Nhà máy điện LNG chiếm tới 85,3% tổng vốn đầu tư của Long An.
Thời gian qua, tỉnh Long An đã có nhiều nỗ lực để đánh thức thị trường, cụ thể:
- Tập trung vào việc cải thiện và đầu tư hạ tầng, chú trọng đầu tư các công trình ngoài khu, cụm công nghiệp như giao thông, điện nước, ở giai đoạn 2021-2025
- Chú trọng đầu tư xây dựng và mở rộng nhiều dự án giao thông quan trọng, kết nối nội tỉnh và các địa phương khác trong khu vực. Đây sẽ là những dự án đặt nền tảng cho chuỗi kết nối thông suốt từ các khu, cụm công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh đến Cảng Quốc tế Long An, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Ngoài ra, tỉnh cũng đang nỗ lực hướng đến xây dựng hình ảnh một đô thị thông minh, đáng sống bậc nhất cho Long An. Để hoàn thành mục tiêu này, Long An đã đề xuất quy hoạch đối với khu siêu dự án kinh tế, có quy mô tương đương với một số khu kinh tế lớn trên thế giới. Mục đích là để kết nối thêm chặt chẽ với các khu vực quan trọng như Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Phnom Penh (Campuchia), tham gia vào chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện, nhất là lĩnh vực công, nông nghiệp công nghệ cao.
Bất động sản hưởng lợi từ nhiều yếu tố
Sự thay đổi trong tư duy đầu tư
Không phải một cách ngẫu nhiên mà nhà đất Long An lại duy trì được nền nhiệt tương đối ổn trong giai đoạn này. Ngoài các yếu tố nội lực về quỹ đất, nguồn cung, mặt bằng giá,... thì đây cũng chính là thời điểm tâm lý nhà đầu tư có nhiều “xoay chuyển”. Theo quan điểm của ông Võ Thắng - Giám đốc Công ty Bất động sản Thành Đô, nếu như bất động sản ven đô trước đây chỉ hấp dẫn với các nhà đầu tư nhỏ lẻ thì ở thời điểm, dưới các tác động của dịch bệnh, các cá nhân mạnh về dòng tiền cũng muốn đổi hướng, bởi lẽ sau các rung lắc, bất động sản thành thị ngày càng lộ nhiều khuyết điểm.
Nhờ vậy mà bất động sản Long An có thêm đà để dậy sóng, trở thành điểm đến ưu tiên trong mắt các nhà đầu tư lớn nhỏ. Những dự án càng minh bạch về pháp lý, chủ đầu tư uy tín càng được “chấm điểm” cao và có được sức hút lớn.
Chị Nguyễn Thu Thủy , sống tại Tân Bình (Tp. Hồ Chí Minh), từng có nhiều năm kinh nghiệm trong đầu tư nhà đất cho biết, trước đây, chị dành đến 7)5 dòng tiền cho các bất động sản thành thị, thị trường vùng ven chỉ chiếm khoảng 30% mà thôi. Tuy nhiên, thời điểm này chị quyết định thay đổi chiến thuật, đặt 70% cho bất động sản ven đô bởi các vấn đề như ô nhiễm, kẹt xe, dịch bệnh khiến cuộc sống đảo lộn,... buộc chị phải cân nhắc lại một cách có chiều sâu, mang tính định hướng lâu dài.
Chị Thủy cũng chia sẻ: “Nếu trước đây, bất động sản thành thị giá có cao đến đâu thì tính thanh khoản vẫn tốt, nhưng đợt dịch vừa rồi khiến điều này gặp vấn đề lớn, lộ rất nhiều điểm bất cập. Trong khi đó, bất động sản ven đô lại có tính thanh khoản tốt hơn. Đối với một người làm kinh doanh như tôi, thì nơi nào tạo lợi nhuận tốt, phù hợp với nhu cầu thực tiễn người mua mới là kênh bất động sản vua. Long An sẽ là địa phương tôi lựa chọn xuống tiền trong quý 4/2021 vì vị trí chiến lược liền kề TP. Hồ Chí Minh, đón đầu trục động lực phát triển kinh tế vùng và là tỉnh có quỹ đất còn rộng, giá mềm, đang trên đà tăng trưởng, ứng phó dịch tốt trong đợt thứ 4 này”.
Thực ra, các yếu tố thế mạnh của Long An không phải là chưa từng được nhắc đến. Những yếu tố như hạ tầng, chính sách đều cho thấy thị trường này có sức bật tốt trong tương lai; cộng với giá cả hợp lý, nguồn cung đa dạng, phù hợp thị hiếu,... đây rõ ràng là điểm xuống tiền rất đáng để kỳ vọng sau thời gian Bình Dương, Đồng Nai vụt sáng thành sao trên bản đồ địa ốc. Tuy nhiên, phải khi đến những biến động xảy ra, thị trường bắt đầu có sự sàng lọc thì bức tranh sáng màu này mới dần lộ diện rõ nét hơn.
Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường địa ốc Long An sẽ chứng kiến làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, sự quan tâm sẽ trải đều trên nhiều phân khúc khác nhau.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh - ông Lê Hoàng Châu nhận định: “Điểm tác động lớn nữa là việc TP. Hồ Chí Minh đưa ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 TP. Hồ Chí Minh sẽ chuyển 3 huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn thành quận. Thông tin này không chỉ lập tức tác động đến giá nhà đất ở các địa phương này mà lan mạnh về Long An bởi cả 3 huyện này đều giáp ranh trực tiếp với Long An”.
Cần một lượng nguồn cung lớn
Tại thị trường Long An hiện nay, số lượng nguồn cung đang có sự cải thiện rõ nét về chất lượng lẫn số lượng. Điển hình có thể kể đến những dự án cao cấp như West Lakes Golf & Villas (biệt thự nghỉ dưỡng sân golf), Lavilla Green City (nhà phố, biệt thự hạng sang), hoặc bất động sản công nghiệp như KCN Trần Anh Tân Phú,... Tuy nhiên, về lâu dài, địa phương vẫn "bật" chế độ mở cửa, khuyến khích các doanh nghiệp uy tín phát triển thêm nguồn cung mới theo hướng hiện đại, văn minh và gắn liền với yếu tố xanh.
Theo báo cáo từ batdongsan.com, trong tháng 9/2021, chỉ riêng phân khúc đất nền, mức độ quan tâm dành cho bất động sản tại Long An tăng 30%, giá được rao bán tăng 3%. Cũng theo số liệu từ báo cáo này, nhu cầu tìm kiếm bất động sản của khách hàng tại Long An không hề giảm đi trong mùa dịch dù thoạt trông có vẻ khá trầm lắng. Điều này cũng dễ hiểu bởi nhiều khách hàng đã có sự tham khảo trước đó, giai đoạn này dù không trao đổi trực tiếp nhưng vẫn có thể tiếp nhận thông tin để cân nhắc, xem xét thêm. Những yếu tố được quan tâm nhiều nhất khi khảo sát về nguồn cung vẫn là môi trường, ánh sáng, khí hậu và tiết kiệm năng lượng. Có thể thấy, trải qua những diễn biến của dịch bệnh, con người ngày càng chú trọng vào chất lượng môi trường và không gian sống.
Chính sách cởi mở, thị trường an toàn
Cùng với những tác động động khách quan, vị trí chiến lược của Long An, tiếp giáp Tp. Hồ Chí Minh và cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long càng dễ được nhà đầu tư chú ý đến. Nút thắt về giao thông được tháo gỡ cũng là lúc dòng tiền dịch chuyển thuận lợi hơn. Đặc biệt, nhìn vào hạ tầng để đoán tiềm năng bất động sản, chắc chắn người mua nhìn thấy nhiều kỳ vọng ở vùng đất này. Vì vậy, Long An sẽ tiếp tục tăng cường thu hút nguồn cung mới lẫn các dự án hạ tầng trọng điểm đổ về.
Bên cạnh đó, Long An là một trong những tỉnh thành có tỷ lệ tiêm ít nhất một liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên. Trong bối cảnh này thì đây là thị trường an toàn để khách hàng có thể yên tâm khi lựa chọn bất động sản. Kết hợp cùng yếu tố cảnh quan, Long An lý tưởng để chọn làm nơi đáp ứng nhu cầu sống xanh - sống khỏe.
Chuyên gia nhìn nhận tích cực
Quan điểm của ông Phạm Lâm - Tổng giám đốc DKRA Vietnam, thị trường bất động sản cuối năm 2021 sẽ đánh dấu sự ưu tiên hàng đầu dành cho đất nền, nhà phố các tỉnh giáp ranh. Tuy không nhanh chóng đạt được mức sôi động như trước dịch nhưng chắc chắn không hề trầm lắng, vẫn có các giao dịch, diễn biến mang tính tích cực. Cụ thể: “Khó có sự giảm giá sơ cấp bất động sản tỉnh lân cận Tp. Hồ Chí Minh do chi phí đầu vào tăng và áp lực về lạm phát tác động. Tuy nhiên chủ đầu tư sẽ tăng cường các chính sách bán hàng như kéo dài thời gian thanh toán, chiết khấu… để hấp dẫn người mua. Chính vì vậy đây sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư thứ cấp mua bất động sản đầu tư sinh lời”.
Dưới góc nhìn của mình, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh - ông Lê Hoàng Châu cho rằng, trong số các thị trường bất động sản đang hồi phục sau dịch bệnh thì Long An là địa phương có những lợi thế rất lớn. Theo ông, Long An đang trở thành đề tài nóng hổi đối với các tập đoàn lớn lẫn nhà đầu tư cá nhân. Các khu vực như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc đều sẽ rất sôi động nhờ giáp ranh Tp. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, mức giá nhà đất tại đây là một điểm cộng cực kỳ lớn.
“Theo khảo sát của trang batdongsan.com.vn thì giá đất trung bình ở Bình Dương hiện nay khoảng 13,8 triệu đồng/m2, nhà phố/biệt thự khoảng 40-60 triệu đồng/m2; đất nền Đồng Nai khoảng 8 triệu đồng/m2, nhà phố/biệt thự khoảng 35-50 triệu đồng/m2; thì tại Long An giá đất chỉ ở mức 6-6,7 triệu đồng/m2, đất trung tâm thị trấn, thị xã vào khoảng 18-30 triệu đồng/m2”, ông Châu phân tích.
Sau dịch bệnh, thị trường kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhà đầu tư sẽ càng thận trọng hơn với nguồn vốn của mình. Ngoài tìm kiếm các lựa chọn tốt nhất, họ cũng không quên cân nhắc tính hợp lý về giá, khả năng tài chính và khoản lợi nhuận, mức chênh lệch có được. Điều này giúp cho các thị trường giá mềm như Long An được đánh giá cao. Xét về tương quan giữa số tiền bỏ ra và cơ hội nhận được, chắc chắn thị trường này không khiến nhà đầu tư thất vọng.
Đặc biệt, ông Châu đánh giá tích cực về hệ thống hạ tầng giao thông tại Long An, thông qua các tuyến quốc lộ 1A, 50, 62, N2. Các tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành hiện đang được nâng cấp, giúp Long An tăng khả năng kết nối trực tiếp với hệ thống cảng Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành... cũng đang hứa hẹn nhiều triển vọng. Ngoài ra, hạ tầng tại đây đang được hưởng lợi rất lớn từ nhiều dự án trọng điểm khác.
Tp. Hồ Chí Minh mới đây đã làm việc với các tỉnh, thành điều chỉnh lại hướng tuyến xây dựng tuyến đường sắt đi qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ có tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD.
Tuyến đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước, metro 3A Bến Thành - Tân Kiên cũng đang rục rịch khởi động trong khi cao tốc Bến Lức - Long Thành, TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ đang chuẩn bị đưa vào hoạt động; xây dựng hệ thống giao thông hiện đại cho vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh, mở lối hình thành các đô thị vệ tinh tại Long An.
Trong góc nhìn của các chuyên gia, vị trí địa lý của Long An có ưu thế rất lớn khi nói về tiềm năng của thị trường nhà đất. Long An tuy nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế động lực - có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước nói chung. Địa phương này còn được xem là dấu gạch nối trọng yếu giữa hai vùng kinh tế Đông và Tây Nam Bộ.
Được biết, trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - tài chính - công nghệ cao của TP. Hồ Chí Minh, Long An được xem là khu vực mở rộng để di dời các nhà máy công nghiệp một cách hiệu quả, thuận tiện nhất.
Thống kê cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng kinh tế bình quân của Long An dẫn đầu khu vực ĐBSCL, đạt 9,11%/năm.Long An cũng là địa phương có mật độ dân số đông, đứng thứ 15 cả nước với khoảng 2 triệu dân, sở hữu nguồn lao động trẻ dồi dào, phù hợp kinh tế đa ngành.
Hiện Long An đang có 36 khu/cụm công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 80% và đang trên hành trình trở thành trung tâm công nghiệp - dịch vụ của Đồng bằng sông Cửu Long.
Các chuyên gia cho rằng, chính sự hình thành và phát triển các khu cụm công nghiệp sẽ là đòn bẩy cho quá trình đô thị hóa, thu hút tập trung dân cư, mở rộng các thị trấn và tạo lập thêm nhiều điểm dân cư mới trên địa bàn tỉnh, khi này nhu cầu về nhà ở sẽ tăng theo. Quy hoạch tỉnh Long An đã chỉ rõ mục tiêu phát triển 29 đô thị ở các khu vực giáp ranh Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2021 - 2030.
Bất động sản Long An cuối năm 2021 có còn tiềm năng không? Với một vài phân tích và nhận định trong bài viết, có lẽ các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường này cũng đã có quan điểm riêng cho mình. Thời điểm này thách thức song hành cùng cơ hội, là giai đoạn mà mọi cá nhân đều phải có sự cân nhắc, lựa chọn thật kỹ càng.
Xem thêm: