Cây dương xỉ: Toàn bộ đặc điểm, công dụng và ý nghĩa trong phong thuỷ
Ý nghĩa cây dương xỉ trong phong thủy có lẽ vẫn chưa được nhiều người biết đến dù cho chúng là loài thực vật rất quen thuộc với đời sống hàng ngày.
Các loại cây phong thủy, cây phong thủy đẹp hiện nay không ít lựa chọn xuất phát từ những loài cây thân thuộc, như: cây nha đam phong thủy, cây ngâu phong thủy, phong thủy cây xương rồng, cây cau cảnh phong thủy,... Dương xỉ cũng là một loài như vậy. Chúng mọc phổ biến trong tự nhiên nhưng ít ai để đến dưới phương diện về phong thủy.
Đặc điểm hình thái của cây dương xỉ
Cây dương xỉ có tên khoa học là Microsorum Pteropus, thuộc họ Polypodiaceae, có nguồn gốc từ Châu Á. Loài cây này mọc ở các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, dương xỉ mọc nhiều ở ven bìa rừng, bờ suối, chân tường ẩm thấp,...
Dương xỉ thuộc dạng cây thân thảo, gần như nó không có thân, có chiều cao trung bình từ 15 – 30cm và rộng khoảng 15 – 20cm. Dương xỉ có lá kép mọc thành từng cụm, dài khoảng 20 đến 35cm, hình dáng tựa như hình của chiếc lược, thon nhọn ở đầu. Lá non thường có lông và cuộn tròn lại. nó giống như hình của chiếc lược, thon nhọn ở đầu và lá non có lông, thường cuộn tròn lại.
Loài cây này có sức sống rất mãnh liệt, không kén đất trồng cũng không cần quá nhiều công chăm sóc, có thể phát triển mạnh mẽ ở ngoài tự nhiên. Cây nhân giống bằng bao tử nên chỉ cần bao tử bay đến nơi nào, cây mọc lên ở đó.
Có bao nhiêu loại dương xỉ?
Hiện có hơn 12.000 loài dương xỉ với kích thước khác nhau, từ những loài thân lá nhỏ đến những cây khổng lồ cao hơn 40 feet ... Trong đó, có 3 loại dương xỉ phổ biến được trồng làm cảnh ở nước ta, gồm: dương xỉ cảnh, dương xỉ thân gỗ và dương xỉ thủy sinh.
- Dương xỉ cảnh: là loại dương xỉ cỡ nhỏ, mọc dạng khóm bụi gồm nhiều cây con hợp lại. Loại này có chiều cao từ 30cm đến dưới 1m. Lá màu xanh tươi, mọc từ thân lên tới ngọn, tủa sang 2 bên. Cây có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với những không gian như nhà ở, văn phòng, công ty, khả năng thanh lọc không khí tốt.
- Dương xỉ thân gỗ: hay còn gọi là dương xỉ rừng, có kích thước lớn hơn so với dương xỉ cảnh. Thân dạng thân gỗ to, cao trên 1m và có thể lên đến 10m, thường mọc ở bờ bụi ẩm ướt. Đa phần cây nằm ở rừng sâu, khó khai thác, tuổi đời lớn, thân hơi xù xì, có màu nâu đen. Lá cây chỉ mọc ở phần ngon và rất xanh tốt.
- Dương xỉ thủy sinh: là loại được trồng ở môi trường nước, như bể thủy sinh, bể cá cảnh,... Thường cây sẽ mọc bám vào các khúc gỗ hoặc xen giữa hốc đá. Điều kiện ánh sáng ở mức nhẹ, nhiệt độ từ 22 - 24 độ C. Cây hấp thụ lượng CO2 khá cao trong nước. Tuy nhiên, tốc độ phát triển khá chậm, chiều cao cây chỉ khoảng 10 - 30cm. Một số loài dương xỉ thủy sinh phổ biến: dương xỉ lá hẹp, dương xỉ lá nho, dương xỉ lá kim, dương xỉ JAVA, dương xỉ Trident, dương xỉ châu Phi,...
Công dụng của cây dương xỉ
Ngay từ xa xưa, dương xỉ đã được người dân sử dụng như một loài thảo dược. Ngày nay, dương xỉ phổ biến hơn và trở thành cây cảnh được nhiều gia đình ưa thích.
- Lá cây dương xỉ có màu xanh thuần với mép lá răng cưa, thường được dùng để trang trí, làm nền cho các lẵng hoa.
- Cây dương xỉ cũng được biết đến như loại máy thanh lọc không khí tuyệt vời, chúng có khả năng thanh trừ các chất độc hại như xylen, toluene, Aldehyde formic,... và trả lại cho con người bầu không khí thoáng đãng, trong lành.
- Ngoài ra, cây cũng có lợi ích là giảm lượng bức xạ từ wifi, máy in và máy tính hiệu quả. Vì vậy, dương xỉ rất thích hợp để chọn làm cây phong thủy để bàn, cây phong thủy để quầy thu ngân, cây phong thủy phòng khách,...
- Trong đông y, dương xỉ cũng là một loài thảo dược, trị bong gân, thận hư, đau lưng hay suy yếu khí huyết, lang ben, bạch biến, bạch đới, tiểu són; các bệnh về tiêu chảy, giúp cầm máu, chữa phong hàn thấp,...
- Dương xỉ trồng dưới đất giúp hấp thụ độc tố asen, làm sạch nguồn nước, bảo vệ nước khỏi các chất gây ô nhiễm.
- Màu xanh từ cây dương xỉ mang đến sự thoải mái cho tinh thần, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.
Một số bài thuốc từ cây dương xỉ
- Chữa các căn bệnh như bạch biến, lang ben: lá dương xỉ rửa sạch, đem phơi khô sau đó đem xay nhuyễn thành bột, trộn 5g bột dương xỉ với 120ml kem dưỡng da (loại kem phù hợp với da). Thường xuyên bôi hỗn hợp này lên da đều đặn mỗi ngày.
- Chữa mỏi gối, đau lưng, bạch đới, tiểu són do thận hư: Trong các loại dương xỉ thì cẩu tích (loại có thân yếu, lá to, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt) được đánh giá là tốt nhất để điều trị bệnh này. Lấy 15 - 20g cẩu tích,10g thục địa, 8 - 10g dây tơ hồng (đã sao), 10g đỗ trọng đem sắc với 750m, để lửa nhỏ đun cho đến khi cạn còn 200ml nước thì được. Sử dụng ngày 2 lần, uống trước bữa ăn.
- Chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn: Cẩu tích 15 - 20g, rễ cỏ xước 10 - 12g, ý dĩ 12 - 16g, mộc qua 6 - 8g, sắc với 750ml nước còn lại 200ml, chia thuốc làm 2 lần uống trước bữa ăn.
- Chữa khí huyết suy yếu, tay chân yếu mỏi, các khớp đau nhức, khó cử động hoặc bại liệt co quắp: cẩu tích 15 – 20g, đương quy 10 - 12g, xuyên khung 4 - 6g, tục đoạn 10 - 12g, cốt toái bổ 10 - 12g, tầm gửi cây dâu 12 - 16g, bạch chỉ 4 - 6g. Nấu với 750ml nước, sắc còn lại 200ml, chia ra 2 lần uống vào trước bữa ăn.
Ý nghĩa cây dương xỉ trong phong thủy
Đặc tính dễ trồng, dễ sống của cây dương xỉ trong phong thủy chính là ý nghĩa lớn của loài cây này, biểu trưng cho nghị lực sống mạnh mẽ, phi thường, vượt qua mọi khó khăn giông bão. Với người trẻ, dương xỉ nhắc nhở về một cuộc sống có lý tưởng, có chí tiến thủ, không chịu khuất phục.
Ý nghĩa cây dương xỉ trong phong thủy cũng là sự kết nối quan trọng giữa nguồn năng lượng tích cực, đầy mắn mắn với không gian xung quanh. Loài cây này thu hút những điều tốt đẹp, tươi mát cho khuôn viên sống. Củ dương xỉ khi nảy mầm còn tượng trưng cho sự phát triển mạnh mẽ của tri thức.
Cây dương xỉ hợp với mệnh nào?
Dương xỉ có màu xanh làm chủ đạo nên mang màu sắc của mệnh Mộc. Theo phong thủy ngũ hành thì sẽ tương hợp với người mệnh Mộc, tương sinh với người mệnh Hỏa. Người mệnh Mộc trồng dương xỉ sẽ giúp công việc kinh doanh, làm ăn thuận lợi, ít gặp trắc trở. Người mệnh Hỏa lại lợi về đường công danh, luôn có sự hỗ trợ để thực hiện các kế hoạch một cách dễ dàng.
Nên đặt dương xỉ ở vị trí nào tốt nhất?
Nếu xét theo hình thái phong thủy của nhà ở, góc tốt nhất để đặt dương xỉ là góc tụ tài, là góc xa nhất tính từ cửa. Cách xác định góc tụ tài như sau: nếu cửa ở giữa thì hai góc chéo với cửa đều là hai góc tụ tài, nếu cửa bên phải thì góc tụ tài là góc chéo ở bên trái và ngược lại.
Nếu xét theo hậu thiên bát quái của phái Bát Trạch, dương xỉ có màu xanh lá - ứng với thuộc tính Mộc. Trong khi đó, chấn ở phương đông thuộc hành mộc, tốn ở hướng nam thuộc hành mộc. Vì vậy, đặt cây ở hai hướng này được luận là tốt cho cây cũng như người chủ nhân của nó.
Nên hay không đặt 9 đồng xu dưới cây dương xỉ?
Một số thông tin truyền nhau cho rằng, khi trồng dương xỉ, nếu chôn 9 đồng xu ở dưới cây và đặt ở góc tụ tài thì có thể gia tăng vận khí về tài lộc. Nếu sử dụng tiền xu (tiền cổ) trong phong thủy thì thường các nhà phong thủy sẽ dùng tiền ngũ đế, một số trường hợp người ta còn sử dụng 7 đồng tiền cổ tức là dùng thêm 2 đồng tiền cổ của 2 triều đại thịnh vượng khác. Vậy nên, việc dùng 9 đồng xu ít khi được đề cập đến.
Nếu muốn ứng dụng điều này, gia chủ nên tham khảo từ nhiều tài liệu hoặc nhờ đến các nhà phong thủy có kinh nghiệm.
Cách trồng cây dương xỉ đúng phong thủy
Trồng dương xỉ trong chậu
- Dương xỉ nhân giống bằng phương pháp tách gốc mỗi khi thay chậu.
- Lấy bớt phần đất trong chậu ra, cầm sát gốc gây rồi nhẹ nhàng nhấc cây khỏi chậu.
- Tách bỏ hết phần đất dính ở gốc và rễ cây, tách bỏ phần gốc đã hỏng thối, bị nấm sâu bệnh, các lá úa, lá già cắt bỏ hết.
- Chuẩn bị chậu cây, đổ đất ẩm, tơi xốp và giàu mùn rồi cho cây vào trồng, trồng. Sau đó, sử dụng bình tưới nước phun sương phun ướt cây rồi để chỗ mát, tránh nắng to chiếu trực tiếp.
Trồng dương xỉ thủy sinh
- Cắt chọn loại dương xỉ khỏe mạnh rồi buộc cố định vào giá thể
- Đặt vào bể thủy sinh, khoảng 1 đến 2 tháng thì cây đẻ nhánh, mọc rễ thành cây
- Lúc này tháo dây cố định ra, để cây sinh trưởng tự nhiên.
Cách chăm sóc cây dương xỉ
- Đất trồng: dương xỉ rất thích hợp với những hỗn hợp đất trộn giữa đất mùn, đất cát và đất vườn. Một năm nên thay chậu, thay đất một lần để cây sinh trưởng tốt nhất.
- Ánh sáng: là loài ưa ánh sáng nhưng lại không chịu được ánh sáng mạnh, tốt nhất nên trồng cây ở vị trí có ánh sáng yếu.
- Nhiệt độ: nhiệt độ giúp cây phát triển tốt nhất là trong khoảng từ 15 – 25°C, tuyệt đối không để cây ở môi trường có nhiệt độ dưới 10°C.
- Tưới nước: vì có thể chịu được khô, ẩm nên không cần phải tưới cây quá liên tục. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà lại để cây quá khô. Luôn cần duy trì độ ẩm vừa phải cho đất trong chậu.
- Dinh dưỡng: không cần bón phân quá nhiều, cũng không nên bón phân kích thích cho cây. Lưu ý, khi bón phân không được để cho phân dính vào bề mặt lá dễ gây bỏng lá. Bón phân 2 - 3 tháng/ lần để giúp cây mọc nhiều rễ, tăng sức đề kháng và duy trì màu lá xanh mượt.
- Sâu bệnh: nếu thấy cây có dấu hiệu úa lá, chuyển sang vàng có thể cây bị nấm hoặc bị úng. Nếu là bệnh do nấm gây ra, lúc này nên phun thuốc diệt trừ nấm cho cây. Nếu cây bị úng thì hãy lấy đất mới trồng lại cây.
- Thường xuyên cắt tỉa các lá già để chúng lên chồi mới và tạo dáng đẹp cho cây.
Không chỉ ý nghĩa cây dương xỉ trong phong thủy mà ngay cả những ứng dụng của loài cây này trong đời sống cũng khiến nhiều người bất ngờ. Dương xỉ thân thuộc, dễ trồng và chăm sóc xứng đáng lọt top cây phong thủy đáng để trồng cho các gia đình.
Nguồn: Trần Anh Group
Xem thêm: