Những thông tin thú vị về phong thủy cây xoài
Là loại cây ăn trái quen thuộc, được trồng nhiều ở khắp các vùng miền trong nước nhưng phong thủy cây xoài vẫn là “ẩn số” với nhiều người.
Trồng cây phong thủy không hẳn lúc nào cũng chọn những cây phong thủy đẹp, có giá thành cao, tốn nhiều công chăm sóc. Các gia đình hiện đại ngày nay xem cây cảnh phong thủy vừa là yếu tố trang trí, cải thiện cảnh quan, vừa là cây hút tài lộc, may mắn, tái tạo nguồn năng lượng trở nên tích cực hơn.
Nếu như cây phong thủy kim tiền, cây phong thủy vạn lộc, cây phong thủy vạn niên thanh,... thuộc nhóm cây phong thủy trồng trong nhà bởi kích thước nhỏ gọn thì cây xoài, cây ngâu phong thủy, cây chay phong thủy, cây hoa giấy phong thủy,... lại thuộc nhóm thích hợp để trồng ngoài trời, ở khuôn viên sân vườn rộng rãi hơn.
Cây xoài không còn là loài cây xa lạ với người Việt. Chúng được trồng để tạo bóng mát, lấy trái nhưng lại ít ai quan tâm xem phong thủy cây xoài như thế nào, trồng chúng trong nhà ngoài những lợi ích trên còn có điều gì khác hay không. Bài viết này sẽ bật mí thêm kha khá thông tin thú vị về cây xoài dưới góc nhìn phong thủy.
Tổng quan về cây xoài: đặc điểm hình thái, sinh trưởng
Cây xoài có tên khoa học là Mangifera Indica L, thuộc họ Anacardiacae; có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới châu Á. Hiện nay, loại cây này đã được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia nhiệt đới. Tại Việt Nam, có khá nhiều vùng trồng xoài với nhiều giống, loại khác nhau.
Ngày nay, về giống xoài thì gồm có 2 giống cơ bản: một là xoài Ấn Độ - giống xoài có hạt đơn phôi, cho trái quanh năm; hai là nhóm cây xoài Đông Nam Á (hạt đa phôi). Ngoài ra, nếu để phân loại theo hình dáng, đặc trưng hoa - quả thì xoài còn có thể phân thành nhiều loại nhỏ hơn.
Các giống xoài hiện nay
Giống xoài Cát Chu
Giống xoài này được trồng tập trung ở một số địa phương thuộc Đồng Tháp, cây cho năng suất kinh tế cao, sản lượng lớn. Với những cây xoài giống Cát Chu có tuổi thọ khoảng từ 30 năm thì năng suất có thể đạt khoảng từ 800 đến 1.2 nghìn kg mỗi năm.
Quả xoài Cát Chu cũng có chất lượng rất tốt, mỗi quả nặng từ 0,25 đến 0,35kg. Giống xoài này sinh trưởng, phát triển tốt, được nhân giống bằng phương pháp ghép cành hoặc ghép mắt.
Giống xoài xiêm
Là giống xoài khá ít người biết đến nhưng chất lượng vẫn thuộc hàng top, quả ngon ngọt không thua kém gì xoài cát Hòa Lộc. Đặc biệt, xoài xiêm là giống xoài có sức sống mạnh mẽ, tốc độ sinh trưởng nhanh, tuổi thọ cao so với những giống còn lại.
Giống xoài cát Hòa Lộc
Có lẽ giống xoài này đã quá nổi tiếng, quen mặt với nhiều người. Xoài cát Hòa Lộc là giống xoài mang tính đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trồng nhiều nhất tại vùng Cái Bè – Tiền Giang.
Xoài cát Hòa Lộc mang giá trị thương phẩm cao; quả xoài có hình dáng thuôn dài, mùi thơm rất đặc trưng. Đặc biệt, ở bên trong, thịt quả dày, vàng ươm, mùi vị ngọt thanh; vỏ rất mỏng, hạt lại lép. Mỗi một trái xoài Cát Hòa lộc có trọng lượng khoảng từ 0.45kg - 0.5kg. Với những cây được chăm sóc cẩn thận, đảm bảo quá trình sinh trưởng ổn định thì tuổi thọ có thể lên đến 20 năm, rất có giá trị về kinh tế.
Giống xoài bưởi
Đây là giống xoài được nhân giống thông qua phương pháp gieo hạt và có giá thành khá rẻ. Thời gian trồng đến khi thu hoạch cũng khá nhanh bởi chỉ sau 3 năm, cây đã có thể ra hoa kết trái. Những cây xoài bưởi có tuổi thọ từ 7 - 8 năm thường cho năng suất trung bình khoảng từ 70kg - 80kg.
Điểm khác biệt cũng là đặc trưng của giống xoài này là phần vỏ dày, điều này rất có lợi cho quá trình vận chuyển, bảo quản xoài, tránh tác động từ bên ngoài làm hư hỏng phần thịt bên trong. Tuy nhiên, xoài bưởi lại ít được ưa chuộng bởi mùi của chúng không mấy dễ chịu.
Giống xoài tím
Đây là một giống xoài lai, có màu sắc, vẻ ngoài vô cùng bắt mắt. Chúng được lai từ một giống xoài là xoài vỏ hồng Hong Ju ở Đài Loan. Khi cây phát triển bình thường khỏe mạnh thì trọng lượng mỗi quả trung bình đạt từ 0,8kg đến 1,2 kg.
Quả xoài tím có hình dạng tựa như quả trứng, vỏ của trái xoài này căng và mịn. Khi còn xanh quả tương đối giống với quả xoài ta, tuy nhiên khi chín thì mang một màu tím đậm vô lạ mắt, thu hút ánh nhìn ngay lập tức. So với các giống xoài thông thường, đây là giống xoài có khả năng kháng được sâu bệnh tương đối tốt.
Xoài tím có độ cao trung bình khoảng từ 3m đến 4m, không quá cao nên phù hợp trồng tại các vườn cây nhỏ hoặc trồng trong sân làm cây cảnh. Xoài tím khi chín có phần thịt bên trong dày, màu vàng sậm, mang một mùi thơm dịu và có vị ngọt thanh. Tuy nhiên, khi xanh, vị chúng lại chua hơn so với bình thường nên chỉ dùng để chế biến món ăn cần đến vị chua tự nhiên như làm gỏi, làm nộm,...
Xoài tím cho quả chín từ tháng 8 đến tháng 9, chúng rất yêu thích ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Ngoài ra còn một số giống thông dụng khác:
- Xoài Tượng: vỏ quả xoài màu xanh nhạt, có thể ăn khi xoài vẫn còn xanh. Thịt xoài giòn, vị chua chua ngọt ngọt.
- Xoài Thái Lan: quả xoài tròn dài và hơi cong ở phía đuôi; có thể ăn lúc xanh hay lúc chín đều được vì rất ngon và ngọt, giòn. Giống xoài này đang dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
- Xoài Thanh Ca: cũng là một trong những giống xoài có thể ăn lúc còn xanh rất ngon. Quả dài hơi cong, trọng lượng khoảng 300gr; lá thon dài, đầu hơi nhọn.
- Xoài Bắc Úc: khi con có màu xanh và khi chín thì vỏ có màu đỏ hồng đẹp mắt. Giống xoài này có giá trị kinh tế rất cao, thường thu hoạch vào tháng 10 trong năm.
Đặc điểm hình thái của cây xoài
- Xoài thuộc giống cây thân gỗ, thường có phần thân cao lớn hoặc chắc chắn. Thường thì cây có chiều cao từ 15 - 20m, trừ một số giống lai hoặc các giống khác nhau sẽ khác nhau về độ to nhỏ
- Về cây được phân bố dưới lòng đất, cách mặt đất khoảng 0.5m. Những chiếc rễ thường đâm sâu, tập trung nơi cách gốc khoảng tầm 2m.
- Lá xoài có hình dạng thuôn dài, dạng lá đơn mảnh mai, có kích thước chiều dài từ khoảng 15 - 30cm, rộng từ 5 - 7cm. Mặt trên lá nhẵn bóng, xanh đậm; mặt dưới màu xanh nhạt và nhám hơn. Thông thường sau 35 ngày lá non sẽ chuyển sang màu xanh và mỗi lần ra lá cành xoài dài thêm khoảng 20-30cm.
- Hoa xoài là dạng hoa luôn luôn mọc thành chùm, tập trung tại các ngọn của cành. Mỗi chùm bao gồm rất nhiều hoa nhỏ và có màu vàng nhạt, dài khoảng tầm 0,3 và đặc biệt thường chứa cả hoa đực và hoa cái (gọi là hoa lưỡng tính).
- Xoài là loại cây thụ phấn chéo, thường nhờ côn trùng là chủ yếu.
- Quả xoài là loại quả một hạt dạng hạch dẹt, khá cứng, nở ra khi nảy mầm. Khi xanh có vị chua, khi chín vỏ chuyển sang vàng, vị ngọt thanh.
Đặc điểm sinh trưởng
- Hầu hết các giống xoài đều có thể chịu đựng được nhiệt độ 10 - 46 độ C nhưng thích hợp nhất để cây sinh trưởng tốt là ở nhiệt độ 24 - 27 độ C, nhiệt độ và độ ẩm không khí càng cao càng gây hại cho sự phát triển của cây.
- Xoài không kén đất trồng, có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhưng phải có tầng mặt sâu vì rễ xoài là loại rễ cọc. Cây phát triển tốt trên đất phù sa ven sông với độ pH thích hợp nhất là 5,5 – 7, ví dụ như ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Công dụng của cây xoài
Cây xoài là giống cây ăn trái có tán nên công dụng rõ nhất là thể che nắng, làm bóng mát, giảm bớt sự oi bức. Cây nhả khí oxy, hấp thụ CO2, giúp thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, mang lại không khí trong lành, cảnh quan tươi mát.
Xoài là loại trái cây rất được ưa chuộng trên thị trường, lượng tiêu thụ lớn, Vị xoài chua ngọt kích thích vị giác, thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Hàm lượng vitamin có trong xoài cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
- Xoài chín là loại quả có lợi cho não bộ, phù hợp với những người thường xuyên làm việc trí óc, căng thẳng, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh.
- Nâng cao sức đề kháng nhờ hàm lượng vitamin A và vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Các chất quercitrin, isoquercitrin, astragalin, fisetin, axit gallic cũng như methylgallat trong xoài có tác dụng chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các bệnh ung thư
- Xoài chín hỗ trợ nhuận trường, nhưng chỉ ăn lượng ít, vừa đủ. Nếu ăn nhiều có thể gây tiêu chảy, nóng trong người, nổi rôm sảy, mụn nhọt.
- Mỗi ngày không nên ăn quá 2 quả xoài, cũng không ăn khi đang đói hoặc ngay sau khi ăn no.
Phần thịt của quả xoài chín thái thành những lát mỏng hay giã nhuyễn rồi đắp lên vết bỏng sẽ giúp vết thương nhanh lành. - Vỏ quả xoài chín cũng có thể hỗ trợ chữa bệnh ho ra máu, và cầm máu nơi tử cung, chảy máu ở ruột,...
- Tốt cho mắt: vitamin A trong xoài rất cao, nên ăn xoài thường xuyên sẽ rất tốt cho thị lực, giúp mắt sáng, không bị khô mắt.
- Làm giảm cholesterol: với hàm lượng vitamin C, pectin và chất xơ, quả xoài có tác dụng làm giảm lượng cholesterol huyết thanh. N
- Quả xoài cũng chứa llượng kali rất nhiều giúp kiểm soát huyết áp và nhịp tim cho cơ thể rất tốt.
- Giảm cân: ăn xoài có cảm giác no lâu, hạn chế sự thèm ăn, chất xơ giúp đốt cháy calo,...
Lưu ý: những người đang bị sốt, có vết thương mưng mủ hay nội tạng lở loét, bị phong thấp hay dị ứng da mẩn ngứa hoặc dạ dày ít dịch vị, người bị đái tháo đường,... nên hạn chế ăn xoài.
Ý nghĩa phong thủy cây xoài
Hình dáng cây xoài trong phong thủy tượng trưng cho sự đủ đầy, sung túc. Nếu được trồng ở đúng vị trí, phong thủy cây xoài sẽ giúp luồng khí âm – dương được lưu thông tốt, thu hút may mắn và tài lộc cho gia chủ, nhờ đó gia đình luôn hưng thịnh, vượng khí.
Có nên trồng cây xoài trước nhà? Tùy theo giống, đặc điểm hình thái mà gia chủ lựa chọn điểm trồng cây thích hợp. Nếu trồng cây ở trước nhà phải đảm bảo cây không quá rậm rạp, quá cao làm mất tầm nhìn, chặn ánh sáng vào khuôn viên sống bên trong. Chỉ nên trồng cây lệch về một bên, không trồng quá gần cửa hay trước cửa, sẽ cản trở tài lộc.
Bên cạnh tính ứng dụng vào đời sống, phong thủy cây xoài cũng màng đến những giá trị bất ngờ cho gia chủ. Một loại cây đa năng như thế này rất đáng để đưa vào không gian sống.
Nguồn: Trần Anh Group
Xem thêm: