Phong thủy cây trầu ông và kỹ thuật trồng mới nhất

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Phong thủy cây trầu ông cũng được xem là nhóm các loại cây mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, với cây phong thủy nói chung, ngoài hiểu được ý nghĩa, cần có kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cây để duy trì nguồn năng lượng tích cực mà chúng mang lại.

Cây trầu thuộc nhóm cây xanh phong thủy, cây phong thủy đặt trong nhà được nhiều người ưa thích bởi sự đơn giản, nhẹ nhàng và ứng dụng linh hoạt. Nếu đã quá quen với các lựa chọn như cây phong thủy kim tiền, cây phong thủy vạn lộc, cây lưỡi hổ phong thủy, cây phong thủy vạn niên thanh,... thì trầu ông cũng là gợi ý không tồi cho không gian sống.

Đặc điểm của cây trầu ông phong thủy

Cây trầu ông cùng họ với cây trầu bà, thuộc họ Ráy, có tên khoa học là Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy. Cây trầu ông là cây thường xanh, thích hợp để trồng làm cây nội thất, cây để bàn…để trang trí phòng, hành lang… nhờ khả năng thanh lọc không khí rất tốt.

Đặc điểm cây trầu ông

  • Là cây thân thảo, thuộc dạng thân leo nên trầu ông có vẻ ngoài uyển chuyển, mềm mại, tự nhiên và duyên dáng hơn so với các loại cây cảnh thông thường.
  • Lá cây hình bầu dục hoặc hình tim, có đường gân dọc theo lá; kích thước nhỏ hoặc lớn tùy theo số tuổi của cây, màu xanh non hoặc đôi khi có đốm vàng.
  • Cây trầu ông có hoa, chúng mọc nhiều trên một cành tạo thành chuỗi màu trắng rất đẹp mắt., có hoa, hoa vươn lên cao, có nhiều hoa trên một cành, màu trắng rất đẹp.
  • Cây có bộ rễ khí sinh, rất dễ chăm sóc, ít tốn công bảo dưỡng.

Rất hiếm khi bị sâu bệnh hại hoặc nấm ký sinh. Nhưng cây phát triển rất nhanh có thể bám lên tường rào hoặc tường nhà bạn làm hư hại lớp sơn. Cây có tán lá um tùm và lớn nhất trong họ trầu bà. Khả năng quang hợp tốt, tán lá giúp lọc khí độc và cản trở bụi, đảm bảo không khí trong vườn bạn luôn duy trì độ ẩm lý tưởng.

Đặc điểm sinh trưởng

  • Cây trầu ông thích hợp để trồng trong các loại đất xốp, giàu dinh dưỡng, thoáng khí, giữ ẩm tốt.
  • Cây trầu ông thường chịu bóng tốt, ưa ẩm ướt, có thể thích hợp trồng trong đất hoặc theo phương pháp thủy sinh.
  • Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể bám vào hàng rào hoặc tường nên nếu số lượng mọc dày đặc có thể làm hỏng lớp sơn.
  • Khả năng quang hợp tốt, tán lá giúp lọc khí độc và cản trở bụi, đảm bảo không khí duy trì độ ẩm lý tưởng.

Ý nghĩa phong thủy cây trầu ông

Ngoài việc làm sạch không khí, ngăn chặn các tác nhân gây hại từ môi trường, giảm nguy cơ bị ung thư thì trầu ông cũng là loài cây mang ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy. Loài cây này tượng trưng cho những điều may mắn, thu hút sự tốt lành đến cho gia chủ. Người sở hữu cây trầu ông sẽ gặt hái được nhiều thành công trong công việc, cuộc sống, vạn sự đều thuận buồm xuôi gió.

Ý nghĩa và kỹ thuật trồng trầu ông

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trầu ông

Nhân giống cây trầu ông

  • Cắt một đoạn cành có nhánh, có mầm, rồi mang trồng vào chậu ẩm như cát thô, đất sạch hoặc đá trân châu…
  • Đảm bảo luôn đủ độ ẩm và sạch nấm mốc vi khuẩn gây hại thì nhánh trầu ông sẽ mau chóng phát triển thành cây mới khỏe mạnh.

Cây trầu ông có thể trồng trong đất hoặc bằng phương pháp thủy sinh

Trồng cây trầu ông trong đất:

  • Chuẩn bị loại đất trồng tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng. Có thể dùng hỗn hợp đất trồng, phân chuồng hoai mục, thêm than củi để lâu ngày.
  • Làm giàn leo, hoặc cắm cọc để cây trầu ông có giá thể leo hoặc cũng có thể cho chúng mọc bám vào thân cây khác.

Trồng cây trầu ông theo phương pháp thủy sinh:

  • Rửa sạch rễ cây, sau đó đặt vào trong chậu hoặc bình chứa dung dịch trồng cây.
  • Quá trình rửa rễ cây cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương phần rễ. Nếu cần có thể sử dụng thêm các vật liệu khác để cố định thân cây.

Sâu bệnh thường gặp ở cây trầu ông

Cây trầu ông hiếm khi nhiễm bệnh nhờ sức sống mãnh liệt, tuy nhiên, đặc điểm môi trường sống ẩm, râm hoặc nhiệt độ thấp dễ khiến cây bị thối lá, thối thân, lá mọc thưa và màu sắc nhợt nhạt. Trong phòng lạnh, cây thường bị rệp sáp trắng, quăn đầu lá. Cách xử lý tốt nhất là lau sạch rệp sáp trên lá, thân, dùng thuốc có gốc cồn để tiêu diệt mầm bệnh.

Cách chăm sóc cây trầu ông

  • Đặt cây trầu ông ở những nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng râm mát, có cường độ ánh sáng trung bình, không trồng cây ở nơi có ánh sáng quá gắt sẽ khiến cây bị vàng, cháy lá hoặc chết.
  • Nhiệt độ tốt nhất là 15-30 độ C, cây phát triển tốt trong phòng máy lạnh với ánh sáng đèn, không chịu được lạnh nên phải đảm bảo nhiệt độ trên 8 độ C.
  • Đối với cây trồng thủy canh thì nên thay nước 2 - 3 lần một tuần, không đặt ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào.
  • Mỗi tuần mang cây ra phơi nắng 1 lần khoảng 15-30 phút vào sáng sớm, trong trường hợp trồng cây ở vị trí râm mát.
  • Tưới nước 1 lần/ ngày nhưng tránh tưới quá nhiều nước gây hiện tượng úng ngập, cây sẽ bị vàng lá và thối rễ.
  • Thỉnh thoảng có thể hòa tan một số loại phân bón lá để tưới cho cây.

Phong thủy cây trầu ông khá giống với một số loại cây phong thủy đẹp, trồng trong nhà khác. Tuy nhiên, xét về tính thẩm mỹ, chúng vẫn có những đặc trưng và điểm cuốn hút riêng.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: