Phong thủy cây ngọc bút: ý nghĩa & cách trồng
Ngọc bút là loài cây cảnh được biết đến với hương thơm, dáng đẹp. Bên cạnh giá trị về thẩm mỹ, phong thủy cây ngọc bút còn có những ý nghĩa gì khác?
Là loại cây cảnh phong thủy “đa năng”, thích hợp để trồng ở sân vườn, trang trí tiểu cảnh ngoài trời lẫn cây phong thủy trồng trong nhà, ngọc bút xuất hiện khá nhiều tại các công trình kiến trúc ở Việt Nam. Cùng với cây phong thủy kim tiền, cây phong thủy vạn lộc, cây vạn tuế phong thủy, cây trúc quan âm phong thủy,... chúng trở thành những lựa chọn cây phong thủy đẹp nổi bật hiện nay.
Tuy nhiên, nhắc đến tên ngọc bút có lẽ nhiều người vẫn cảm thấy khá lạ lẫm. Loài cây này trong đời sống còn được biết với nhiều tên gọi, công dụng, ý nghĩa năng lượng mà không hẳn ai cũng thực sự hiểu rõ.
Tổng quan về cây ngọc bút phong thủy
Cây ngọc bút hay còn gọi là ngọc anh, lài trâu, nhài tây,.. có nguồn gốc từ Ấn Độ, thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae). Tên gọi ngọc bút có lẽ cũng một phần xuất phát từ hình dáng bên ngoài của cây. Nụ hoa màu trắng và giống với chiếc bút lông mực tàu ngày xưa.
Đặc điểm hình thái, sinh trưởng của cây Ngọc Bút
- Cây ngọc bút thuộc loại cây bụi, dạng thân gỗ thấp, phân cành và nhánh nhiều. Cây có chiều cao từ 1.5 - 1.8m, thích hợp trồng làm tiểu cảnh, hàng rào, đường viền cảnh quan.
- Lá cây ngọc bút có dạng bầu dục, đầu nhọn, dài khoảng 15cm và rộng 5cm; màu xanh đậm, sáng bóng ở mặt trên, mặt dưới sần sùi và màu nhạt hơn.
- Hoa của cây ngọc bút thường mọc tập trung ở đầu cành, màu trắng, có 2 loại là hoa đơn và hoa kép. Hoa ngọc bút đơn có 5 cánh hoa nhưng lại không có mùi thơm. Hoa kép gồm nhiều cánh xếp thành và có mùi hương khá dễ chịu.
Đặc điểm sinh trưởng cây ngọc bút
- Cây ngọc bút có tốc độ sinh trưởng phát triển trung bình; thích hợp trồng nơi đất nhiều dinh dưỡng và có khả năng chịu nước, chịu hạn tốt; ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Nếu ở môi trường nhiều nắng thì các bộ phận của cây sẽ nhỏ hơn so với khi sống ở trong bóng râm.
- Vào những thời điểm thời tiết khô hạn, cây có nhu cầu về nước rất cao tuy nhiên đất trồng cũng phải đảm bảo thoát nước tốt để tránh cây bị úng.
- Đất trồng phù hợp nhất đối với cây là loại đất giàu mùn, tơi xốp và thoát nước tốt.
- Nếu trồng cây ở những nơi có khuôn viên rộng rãi thì không cần bón nhiều phân cho cây.
- Cây ngọc bút thường được nhân giống bằng cách phương pháp trồng bằng hạt, chiết hoặc giâm cành. Nếu áp dụng phương pháp giâm cành, cây sẽ phát triển nhanh hơn, mọc rễ nhanh hơn so với trồng bằng hạt.
- Để cây có dáng đẹp, tính thẩm mỹ cao, cần thường xuyên cắt tỉa cành là tạo khung để uốn thế cây.
Công dụng của cây ngọc bút
Trước hết, cây ngọc bút được đánh giá cao dưới góc độ thẩm mỹ, cải thiện cảnh quan. Chúng được ưa chuộng và trồng nhiều để làm tiểu cảnh, cây xanh công trình, làm hàng rào ven các công viên, đường phố, trường học, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự, nút giao thông,...
Dù được trồng ở đâu thì ngọc bút với hình dáng và màu hoa cũng mang nét đẹp tinh khôi, nhẹ nhàng, giúp cảnh quan thêm phần thoáng đãng, tươi mới, hỗ trợ tốt cho cảm xúc, tâm trạng người nhìn.
Ngoài ra, cây ngọc bút còn được trồng để lấy hoa làm một trong các hương vị của trà. Khi uống trà có thành phần hoa ngọc bút, hương vị sẽ rất thơm ngon. Bên cạnh đó, một số bộ phận khác của cây cũng có công dụng rất lớn trong việc trị bệnh. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này còn có một số điều cần bàn luận bởi ngọc bút là loài có độc tính.
Độc tính của cây ngọc bút
Theo nghiên cứu, các bộ phận của cây ngọc bút đều có độc:
- Cao chiết khô từ rễ, hạt và vỏ cây lài trâu đều gây ức chế hoạt động của tủy xương và làm giảm bạch cầu (trên cơ thể động vật thí nghiệm).
- Hoa, lá, rễ và thân cây ngọc bút chiết xuất cao ethanol, có thể gây ức chế hô hấp, có tác dụng an thần nhưng nếu dùng quá liều thì có thể gây ảo giác.
- Chiết xuất từ cây ngọc bút khi dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch thì thấy có tác dụng làm chậm nhịp tim (ở chuột lang).
- Dịch chiết của cây khi dùng quá liều có thể gây liệt hô hấp và gây chết ở động vật thí nghiệm (chất độc ở rễ và thân mạnh hơn rất nhiều lần chất độc ở lá và hoa)
Dược tính của cây ngọc bút
Trong Đông y, cây ngọc bút là một trong những cây có vị thuốc được sử dụng từ lâu. Các bộ phận dùng có độc tính nhưng cũng chứa các dược tính rất hiệu quả trong việc chữa nhiều bệnh.
- Phần nhựa cây có thể làm giảm sưng tấy (vì có độc nên người xưa cũng dùng nhựa cây để tẩm tên độc).
- Cây có nhiều nhựa và phần nhựa này có tác dụng làm giảm sưng tấy (và vì có độc nên cũng được dùng để tẩm tên độc).
- Lá cây có tác dụng làm mát, điều trị bệnh ngoài da (ghẻ lở, nhọt) và là thuốc giải độc khi bị chó dại cắn.
- Rễ, lá và gỗ cây ngọc bút có tính mát, có thể làm tan uất kết, hạ huyết áp, giúp giảm đau và tiêu thũng.
- Vỏ, rễ và nhựa của cây có tác dụng điều trị đau răng, đau mắt, tẩy giun hoặc bó gãy xương (rễ cây)Rễ cây còn được dùng để bó gãy xương.
- Cao ethanol từ vỏ rễ và vỏ thân là độc tính nhưng một số trường hợp lại có tác dụng kháng khuẩn, diệt côn trùng.
Phong thủy cây ngọc bút
Thông thường, cây ngọc bút đa phần được trồng làm cảnh là chủ yếu, ít ai để ý chúng dưới góc độ ý nghĩa về phong thủy. Cây ngọc bút vốn là hình ảnh biểu tượng cho tình yêu, cái đẹp, sự duyên dáng và niềm vui trong cuộc sống. Màu trắng của hoa còn tượng trưng cho thuần khiết, trong sáng của người phụ nữ. Một số quốc gia trên thế giới cho rằng ngọc bút thể hiện cho hy vọng, thổ lộ tình cảm nên thường được dùng trang trí cho lễ cưới.
Vì vậy, phong thủy cây ngọc bút có thể đem lại nguồn năng lượng tích cực cho người trồng, về sức khỏe, may mắn và sự hạnh phúc.
Với những ai quan tâm và chưa thực sự hiểu hết về phong thủy cây ngọc bút thông qua bài viết này có thể sẽ muốn sở hữu một vài cây trong khuôn viên sống của mình. Vẻ đẹp và công dụng của loài cây chắc chắn sẽ không làm gia chủ thất vọng.
Nguồn: Trần Anh Group
Xem thêm: