Bật mí thú vị về phong thủy cây cẩm thị

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Cẩm thị có lẽ là loại cây cảnh, cây phong thủy phổ biến chủ yếu ở phía Bắc. Mặc dù có tính thẩm mỹ, giá trị cao nhưng phong thủy cây cẩm thị vẫn là điều mới mẻ với nhiều người.

So với những loại cây cảnh trong nhà thông dụng khác, như: cây phong thủy kim tiền, cây phong thủy vạn niên thanh, cây phong thủy vạn lộc,... hoặc những loại có kích thước lớn, trồng ở sân vườn như cây cau cảnh phong thủy, cây chay phong thủy, cây ngâu phong thủy,... thì cẩm thị hiếm khi được nhắc tới. Loài cây này thường hay bị nhầm lẫn với cây thị, từ đó hình thành nhiều quan điểm chưa đúng về giá trị, công dụng và ý nghĩa phong thủy của chúng.

Cây cẩm thị

Bài viết này cung cấp một số thông tin khá thú vị về phong thủy cây cẩm thị, dành cho những ai đang quan tâm đến cây phong thủy đẹp hoặc trồng cây phong thủy.

Tổng quan đặc điểm cây cẩm thị

  • Tên khoa học: Diospyros chevalieri Lec.
    Họ: Thị - Ebenaceae
  • Cây mọc hoang tại các vùng đất khô cằn ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.
  • Cây dạng thân gỗ màu đen, bề ngoài xù xì, từ gốc phân cành lớn, cành non có lông mịn, vỏ nứt nhiều.
  • Lá nhỏ, có hình trái xoan ngược, rộng dần ở đỉnh và tù có mũi, màu xanh bóng đậm.
  • Cụm hoa đực dạng bông dài 2-3cm, hoa cái đơn độc. Quả tròn, cánh đài còn lại ở quả cong xuống.
  • Cây thường được trồng làm cảnh trong chậu cắt tỉa, uốn thế tạo dáng bonsai.
  • Cây ưa sáng, dễ trồng mọc khỏe, sinh trưởng chậm, nhân giống chủ yếu bằng gieo hạt.
  • Cây còn cho vỏ thân và quả làm thuốc, vỏ cây gây ngứa, quả để thuốc cá.

Cây cẩm thị khác với cây thị (thị núi), dù thuộc cùng 1 chi, có hình thái cơ bản giống nhau nhưng vẫn là 2 loài riêng biệt. Ngoài ra, cẩm thị còn phân thành cẩm thị lấy gỗ và cẩm thị phong thủy, kích thước nhỏ hơn, được trồng làm cảnh ở các khuôn viên nhà ở, công ty, xí nghiệp,...

Cây cẩm thị lấy gỗ

Trong số các loại cây trồng lấy gỗ thì cẩm thị được xếp vào dòng gỗ Cẩm cao cấp, hay còn được ví von là vua của dòng gỗ Cẩm, chúng là ưu tiên hàng đầu trong thiết kế, sản xuất đồ nội thất của người Việt.

Đặc điểm nhận biết cây Cẩm thị lấy gỗ:

  • Cây có chiều cao từ 12 - 18m, vỏ đen, thô ráp, thân cây gỗ cong và có rất nhiều cành mọc phân theo nhiều hướng khác nhau.
  • Cành phân chia thành nhiều nhánh, dài, mềm và thường rủ xuống. So với thân thì cành có màu nhạt hơn và bề mặt nhẵn.
  • Lá đơn màu xanh lục đậm, dài 5 – 25cm, rộng 4 – 9cm; lá dày, nhẵn; gốc lá tròn có hai tuyến ở mặt dưới.
  • Hoa của cây thuộc loại hoa đơn tính, mọc ở nách lá hoặc đầu cành; không có cuống, cụm hoa đực có 3-7 hoa, nhị đực khoảng 15-18 nhị. Trong khi đó, hoa cái có 1-2 chiếc, có 8 nhị đực lép.
  • Quả cẩm thị màu vàng, mọng, có lông tơ mềm, có từ 4 - 5 hạt, mỗi hạt dài 1 - 1,2cm, màu nâu bóng và dẹt.

Gỗ lấy từ cây cẩm thị có đường vân khá sắc nét và màu vân tương phản rất nổi bật. Đặc điểm chung của dòng gỗ này là cứng và chắc, ít khi bị nứt nẻ hay mối mọt.

Cẩm thị lấy gỗ thường xuất hiện nhiều ở Ấn Độ, Úc Châu, đảo Celebes, các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia,… Tại Việt Nam, thì tập trung chủ yếu ở Khánh Hòa, Phan Rang, Tây Nguyên… Riêng ở vùng Cam Ranh, loại gỗ này được đánh giá là cho chất lượng tốt nhất.

Hiện nay, cẩm thị được phân loại chủ yếu dựa vào màu sắc với 3 loại chính, gồm: cẩm thị xanh, cẩm thị tím, cẩm thị đen.

Chính vì những ưu điểm vượt trội về chất lượng nên gỗ cẩm thị đang bị khai thác ở mức đáng báo động, trở nên khan hiếm, kéo theo giá thành tăng đáng kể, trở thành loại gỗ sau khi chế tác có giá rất cao trên thị trường. Loại gỗ này luôn được coi là dòng gỗ cao cấp, phù hợp cho các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, điêu khắc, đồ gia dụng như lục bình, bài vị, tủ kệ giường… và được giới thượng lưu cực kỳ ưa chuộng. Sự xuất hiện của nội thất từ gỗ cẩm thị giúp không gian trở nên sang trọng, cao cấp và cổ điển hơn rất nhiều.

Xét về giá cả gỗ cẩm thị, con số có thể lên tới hàng chục triệu đồng/m3. Khi được chế tác thành phẩm; giá có thể lên đến hàng trăm triệu, tỷ đồng…Tuy nhiên, với dân “sành” đồ gỗ thì đây hoàn toàn là mức giá hợp lý so với chất lượng và giá trị thẩm mỹ mang lại.

Cây cẩm thị trồng làm cảnh

Khác với cẩm thị lấy gỗ, cẩm thị làm cảnh có kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều, thích hợp để trồng trong những chậu sứ để trang trí tiểu cảnh. Cẩm thị đưa vào chậu trồng rất đẹp nhưng lại có nhược điểm là kiến ưa đục gốc cây này, nếu không chăm sóc cẩn thận rất dễ khiến cây bị chết.

Cẩm thị tạo dáng phong thủy

Phong thủy cây cẩm thị

Cẩm thị làm cảnh đa phần đều được tạo dáng bonsai độc đáo, đẹp mắt, mang tới sự tinh tế cho không gian. Loài cây này tượng trưng cho sự thịnh vượng, thu hút tài lộc và những điều may mắn cho gia chủ. Bản chất chúng là loại cây quý, có giá trị nên khi đặt vào khuôn viên sống sẽ gia tăng đáng để nguồn năng lượng tích cực, giúp gia chủ trở nên phấn chấn, vui vẻ và lạc quan hơn.

Mặc dù còn khá ít tài liệu liên quan đến phong thủy cây cẩm thị nhưng đây vẫn là một trong những lựa chọn được đánh giá cao, nhất là các gia chủ có tài chính tốt. Nếu ưa thích loại cây cảnh cao cấp, độc đáo, thẩm mỹ thì đây là gợi ý không nên bỏ qua.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: