Cúng tạ đất gồm những gì? Hướng dẫn chi tiết

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Cúng tạ đất gồm những gì? Cần chuẩn bị vật lễ và bài khấn, nghi thức thực hiện ra sao?

Đối với người Việt, cúng tạ đất là một nghi thức quan trọng mỗi khi làm việc có liên quan đến đất đai, như xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… Cúng tạ đất thể hiện sự tôn kính đối với Thổ Công, hay còn gọi là Thổ thần hay Thổ Địa - người cai quản một vùng đất nào đó.

Ý nghĩa cúng tạ đất trong tín ngưỡng người Việt

Theo quan niệm của ông bà ta từ xa xưa, mỗi mảnh đất nơi chúng ta sinh sống, làm ăn đều có một vị thần đứng ra trông coi, cai quản, giữ cho đất được yên. Khi làm bất cứ việc gì liên quan đến đất đai cũng phải có lễ để xin phép, báo cáo với vị thần đó, mong cho mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi. Hoặc, nhiều gia đình, vào những ngày như mùng 1, ngày rằm, giỗ chạp, lễ, Tết, cũng thường làm lễ khấn Thổ Công.

Cúng tạ đất là nghi thức, cách thức thể hiện sự thành kính, lòng tin của gia chủ đối với Thổ Công. Đây không hẳn là nghi thức bắt buộc nên với những gia đình bận rộn, có thể kết hợp với các lễ khác như lễ cúng ông Công ông Táo, lễ hóa vàng sau Tết, rằm tháng Giêng...

Ý nghĩa cúng tạ đất

Cúng tạ đất diễn ra vào thời gian nào?

Tùy theo mục đích của từng gia đình mà lễ tạ đất có thể thực hiện vào những thời điểm khác nhau.

Lễ cúng tạ đất dịp đầu năm và cuối năm thường là để báo cáo với Thổ Công những việc đã làm được trong năm cũ, cầu mong sự phù hộ để sang năm mới được bình an, nhiều sức khỏe, làm ăn thuận lợi, nhiều thành công, cuộc sống ấm no, thịnh vượng.

Ở đa số các vùng trên cả nước hiện nay, lễ cúng tạ đất đầu năm sẽ diễn ra vào ngày làm lễ hóa vàng hoặc rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu). Riêng một số tỉnh như Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi.... nghi lễ cúng đất đầu năm thường sẽ được tiến hành vào tháng 2 âm lịch.

Lễ cúng tạ đất khi có hoạt động liên quan đến đất đai được thực hiện vào thời điểm đó, trước khi bắt đầu khởi công, tác động đến đất để xin phép, cầu cho mọi việc thuận buồm xuôi gió.

Cách bài trí và nghi thức

Trong các gia đình, thổ công là vị thần quan trọng nhất. Vì vậy, khi sắp xếp bát hương (theo hướng đứng ở ngoài nhìn vào): bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về.

Nếu làm lễ thì gia chủ có thể làm ngay tại bàn thờ Phật nhà mình. Trước là cúng dường trên mười phương chư Phật, chư Bồ tát, Thánh Hiền; sau là cúng dường cho hết thảy chư vị chư thiên, chư thần, Thổ Thần, Thổ địa, Long Thần ở đây, mong sự hộ trì của các vị.

Một điều quan trọng trong nghi thức này là phát nguyện sám hối, tụng kinh, bố thí, phóng sinh để hồi hướng phước báu cho gia chủ. Làm được điều này thì ý nghĩa của lễ tạ đất càng thêm phần trọn vẹn.

Về cách thức cúng, mỗi vùng miền lại có một cách làm khác nhau, ví dụ những người Hoa Kiều và một số người miền Nam thường ăn trước một miếng trước bàn thờ Thổ Công khi cúng Thổ Công. Tập tục này xuất phát từ sự tích kể rằng, Thổ Công vốn bị đầu độc chết nên thì phải khi người khác ăn một miếng, ông mới dám ăn.

Cúng tạ đất gồm những gì?

Việc sắm lễ tạ đất rất quan trọng. Một mâm lễ càng đầy đủ, trọn vẹn, càng thể hiện được sự tôn kính và tấm lòng thành. Bên cạnh chuẩn bị 03 bát hương với cách bố trí nêu trên, gia chủ nên sắm sửa những lễ sau:

  • Hương thơm.
  • Hoa tươi: 10 bông hoa hồng đỏ, chia làm 2 lọ, đặt 2 bên bàn thờ.
  • 3 lá trầu và 3 quả cau cành dài, đẹp.
  • 2 đĩa trái cây đặt ở 2 bên bàn thờ.
  • 2 đĩa xôi trắng to đặt ở 2 bên bàn thờ.
  • Gà luộc để nguyên con rồi bày lên đĩa to (loại gà trống thiến hoặc gà giò) hoặc có thể thay bằng chân giò lợn (chân trước) luộc chín.
  • 0,5 lít rượu trắng và 3 cái chén nhỏ đựng rượu.
  • 10 lon bia và 6 lon nước ngọt bày ở 2 bên bàn thờ.
  • 1 bao thuốc lá và 1 gói chè.
  • Một vài loại bánh kẹo được đặt trong đĩa to.
  • Lễ tạ đất cuối năm cần chuẩn bị những gì?

Về phần mã, cần có:

  • 6 con ngựa, trong đó: 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại nhỏ), kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng. 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.
  • 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng).
  • 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền (dâng gia tiên).

Vật lễ cúng tạ đất

Khi đã sắm sửa đủ vật lễ, bày biện cẩn thận lên bàn thờ, nếu không có đèn thờ thì sử dụng thêm đôi nến thắp hương trong quá trình làm lễ, sau đó, gia chủ tiến hành nghi thức tạ đất bằng việc đọc văn khấn.

Bài văn khấn tạ đất chuẩn nhất

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy:

Quan đương xứ Thổ Địa chính thần.

Thổ Địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.

Hôm nay là ngày... tháng... năm..., nhằm tiết...

Chúng con là:...

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.

Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ Địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ Địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.

m dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.

Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.

Cẩn cáo!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Cúng tạ đất cuối năm bằng Kinh Địa Tạng

Bên cạnh cách cúng tạ đất ở trên, các gia chủ có thể cúng tạ đất bằng Kinh Địa Tạng. Cách cúng này phần lễ nghĩa không cần quá cầu kỳ. Sử dụng kinh Địa Tạng thì sẽ mời thêm chư Thiên cùng Long Thần, Hộ Pháp đến dự. Vì vậy, quan trọng nhất là giữ tâm thái trang nghiêm, thanh tịnh và thành kính nhất để nhận được sự phù trợ.

Về phần lễ vật, gia chủ chuẩn bị những thứ sau:

  • Hoa tươi, các món đồ chay, nhang đèn trên bàn thờ.
  • Bố trí lễ lên bàn thờ Phật hoặc bàn nhỏ đặt gần cửa đi, giữa nhà nhưng phải là nơi sạch sẽ, tôn nghiêm.
  • Mặc quần áo chỉnh tề, vệ sinh sạch sẽ trước khi thực hiện nghi thức.
  • Chuẩn bị sẵn bài kinh Địa Tạng

Cách thức thực hiện nghi lễ

Thắp hương, sau đó đọc nghi thức và kinh Địa Tạng (gia chủ nên ngồi bán già hoặc xếp bằng đọc vì kinh khá dài, thực hiện khoảng tầm 3 tiếng đồng hồ).

  • Đọc Kinh Địa Tạng: vì khá dài nên gia chủ có thể chia ra 3 lúc, đọc xong hết Quyển thượng thì đọc tiếp Quyển Trung rồi sau đó Quyển Hạ, mỗi lần nghỉ khoảng 5 - 10 phút.
  • Lưu ý, đọc ra tiếng, không quá to không quá nhỏ, vừa phải.
  • Sau khi cúng, các bản kinh đã sử dụng nên bọc lại gọn gàng, để ở nơi trang trọng, sạch sẽ, không vứt bừa bãi.

Cúng tạ đất bằng kinh Địa Tạng tuy sẽ tốn nhiều thời gian so với cách thông thường nhưng mang lại ích lợi rất lớn cho gia chủ, kêu gọi được sự hỗ trợ của thần Thổ Địa cũng như các vị thần bảo hộ giúp cho nơi bạn sống được bình an, may mắn, trấn áp các vong linh xấu, các ác thần và oan gia trái chủ. Đặc biệt, cách cúng này sử dụng lễ vật là đồ chay, hạn chế sát sinh, phù hợp với triết lý nhà Phật.

Cúng tạ đất bằng Kinh Địa Tạng

Cúng tạ đất gồm những gì và cách thực hiện ra sao đã được giải đáp trong bài viết. Tùy vào mục đích, quan điểm mà gia chủ có thể chọn cách thức phù hợp. Tuy nhiên, dù là hình thức nào thì cúng tạ đất cũng là nghi thức có ý nghĩa quan trọng, thể hiện được sự tôn kính của con người với những vị thần linh luôn bao bọc, che chở cho mình.

Xem thêm: