Cây roi phong thủy: bí quyết cho quả ngọt, hương thơm
Cây roi phong thủy vốn là loại cây ăn trái rất được ưa thích, trồng phổ biến ở cả 3 miền. Ngoài việc cho trái ngọt, làm cảnh, cây roi cũng mang những ý nghĩa đặc biệt riêng.
Ngoài cây hoa giấy phong thủy, cây chay phong thủy, cây đào tiên phong thủy,... thì cây roi phong thủy cũng là một trong số các loại cây phong thủy có kích thước lớn, thích hợp để trồng ở khu vực sân vườn. Nếu đang muốn tìm cây phong thủy đẹp đồng thời có nhiều công dụng đối với đời sống hàng ngày thì cây roi là lựa chọn phù hợp.
Đặc điểm của cây roi phong thủy
Cây roi hay còn gọi là cây mận (ở một số tỉnh miền Trung và khu vực phía Nam), hoặc Lý, Bồ Đào, Gioi, Điều đỏ,... Chúng thuộc họ Sim - Myrtaceae, có tên khoa học là Syzygium jambos (L.) Alston (Eugenia Jumbos L.).
Cây có nguồn gốc từ phân vùng Ấn Độ - Malaysia, cho tới Indonesia. Ngày nay, cây roi được trồng phổ biến ở nhiều nước xứ nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây thường mọc những nơi ẩm, ven suối, trải đều khắp các tỉnh, như: Hà Tây, Nam Hà, Hà Bắc, Ninh Bình, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, … cho đến các tỉnh phía Nam.
Đặc tính sinh thái của cây roi
- Cây roi là cây thường xanh nhiệt đới, có thể cao lên đến 12m.
- Lá cây rộng 5 - 10cm, dài 10 - 25cm; hình ngọn giáo, hơi thon hẹp ở gốc, dài và mảnh dần về phía đầu. Lá khá cứng, có điểm tuyến trong suốt.
- Hoa có màu trắng, đường kính 2.5cm, nhiều nhị và có 4 cánh.
- Quả roi có hình chuông, vỏ đỏ ruột xanh, mọng, vị ngọt mát, có quả dài 4 - 6m, khi chín chuyển sang màu đỏ đậm, thậm chí là màu tía.
Thành phần hóa học của cây roi
- Trong 100g quả roi có chứa:
- Nước 84,80g, protein 0,5-0,8g, chất béo 0,2-0,3g, carbohydrat 9,7-14,2g, xơ 1-2g, tro 0,3-0,4g, caroten 123-235IU, vitamin B complex 0,55-1,04mg và vitamin C 3-37mg.
- Nạc quả chứa hàm lượng pectin cao và các acid amin tự do.
- Tinh dầu chiết xuất từ lá chứa 27% dl a-pinen và 24% l-limonen, 2 monoterpen có vòng.
- Các bộ phận khác của cây, như hạt, lá, thân, rễ và vỏ đều có độc, bởi có chứa alcaloid jambosin và acid hydrocyanic.
- Lá và vỏ còn chứa tanin, một oleorsin và một lượng nhỏ alcaloid.
Công dụng của cây roi phong thủy
Không chỉ là cây ăn trái phục vụ cho gia đình, cây roi còn mang đến các giá trị về kinh tế và có ý nghĩa đối với y học, dùng để chữa một số bệnh thường gặp.
Lợi ích kinh tế
- Cây cho doanh thu cao, từ 300 - 350 triệu/ha, có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày để tăng hiệu quả kinh tế.
- Trồng và phát triển cây roi giúp tạo cơ hội việc làm bởi nhu cầu thu hoạch, chế biến, tiêu thụ loại quả này hiện nay rất lớn.
- Là giống cây ăn quả có tiềm năng lớn trong thị trường nội địa và xuất khẩu.
Công dụng đối với y học
- Trong quả roi có chứa vitamin A và C, đều là những chất có khả năng chống oxi hóa mạnh mẽ, chế ngự các gốc tự do gây tổn hại các tế bào. Các tài liệu y học cổ truyền và khoa học hiện đại đều đã khẳng định khả năng phòng chống ung thư của loại trái cây này.
- Hương vị thanh mát của quả roi giúp giải nhiệt mùa hè và cũng rất có lợi cho phụ nữ mang thai, họ có thể sử dụng quả roi làm nước ép uống hàng ngày.
- Hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ dồi dào, quả roi ngăn chặn sự gia tăng mức cholesterol trong cơ thể; giảm bớt nguy cơ xảy ra những căn bệnh liên quan đến tim mạch như bệnh động mạch vành, chứng xơ vữa động mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
- Quả roi có năng lượng thấp, hàm lượng nước cao nên có công dụng giảm cân rất tốt. Kết hợp với chất xơ có trong thành phần quả, hỗ trợ quá trình đào thải các chất béo và lượng đường dư ra khỏi cơ thể.
- Vỏ rễ cây roi có tác dụng lương huyết, tiêu thũng, sát trùng, thu liễm.
- Chất chiết xuất từ lá cây có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh; đặc biệt là các loại liên cầu khuẩn, với vi khuẩn bạch hầu và vi khuẩn phế cầu; có thể chống lại vi khuẩn sinh mủ và gây bệnh đường hô hấp.
Ý nghĩa cây roi phong thủy
Cây roi phong thủy là biểu tượng của tuổi thọ dồi dào và vận may về tài lộc. Đặc biệt, khi hoa roi nở rộ thể hiện sức sống mãnh liệt, tươi trẻ. Màu roi đỏ nổi bật giữa nền lá xanh, mọc thành chùm, thể hiện cuộc sống sung túc, thịnh vượng, tràn đầy năng lượng.
Cách chăm sóc cây roi phong thủy
Vì là loại cây ưa ẩm nên nhu cầu nước của cây roi cũng khá cao. Người trồng nên thường xuyên cấp nước để đảm bảo cây sinh trưởng khỏe mạnh. Ở thời điểm mới trồng, lúc ra hoa và chuẩn bị tạo quả là lúc cây cần nước nhất. Thiếu nước dễ dẫn đến năng suất kém, trái nhỏ và chát.
Tùy thuộc vào chất lượng đất, người trồng có kế hoạch bón phân định kỳ cho cây. Thông thường, nên chọn phân chuồng hoai mục hoặc phân NPK theo liều lượng hướng dẫn. Một năm đầu khi trồng bón 3 lần, các lần cách nhau 3 tháng. Các năm sau tùy theo sức phát triển của cây để điều chỉnh lượng phân bón.
Đặc biệt, cây roi là loài rất dễ bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại, nhất là vào mùa mưa, như: sâu rầy, sâu đục thân và quả; gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng của cây và thường lây lan rất nhanh. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là thường xuyên làm sạch cỏ dại, vui xới đất quanh gốc, phun thuốc trừ sâu khi cây có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Cây roi phong thủy vốn khá quen thuộc nên ít ai để ý đến những công dụng, giá trị của chúng. Sở hữu một cây roi phong thủy trong khuôn viên sân vườn vừa giúp tạo bóng mát, cho trái, vừa có thể thu hút nguồn năng lượng tích cực.
Nguồn: Trần Anh Group
Xem thêm: