Cây phong thủy vạn niên thanh: tất tần tật thông tin
Cây phong thủy vạn niên thanh được nhiều người lựa chọn để trang trí và khuôn viên sống, làm việc với mong muốn mang lại sự may mắn và nguồn năng lượng tích cực.
Phần đa các loại cây phong thủy ngày nay đều rất “đa năng”, vừa là vật trang trí, cải thiện môi trường sống, vừa là công cụ chiêu dụ may mắn, tài lộc và trong nhiều trường hợp, còn là món quà mang ý nghĩa thiết thực.
Thuộc nhóm cây xanh phong thủy và phù hợp để chọn làm cây phong thủy đặt trong nhà, vạn niên thanh có mức độ phổ biến không thua kém gì cây phong thủy kim tiền, cây trúc bách hợp phong thủy, cây lưỡi hổ,... Đây cũng là loại cây có thể dùng để trang trí bàn làm việc hoặc các góc nhà, góc sân vườn, dựa theo kích thước thực tế.
Tuy nhiên, có thể được trồng phổ biến là vậy nhưng cũng không quá đông người nắm rõ hết những đặc tính, tầng ý nghĩa và cách thức trồng, chăm sóc đối với loại cây này. Tất cả sẽ được gói gọn trong bài viết này.
Đặc tính cây phong thủy vạn niên thanh
Vạn niên thanh có tên tiếng Anh là Dieffenbachia Amoena, thuộc họ Ráy (Araceae). Đây là một loại cây dạng thân thảo, có rễ chùm mập, ngắn; lá cây xanh với màu trắng đặc trưng ở giữa phiến lá, lan dần theo chiều gân lá. Vạn niên thanh là cây sống khá lâu năm, cũng không quá khó trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với nhiều cảnh quan, ứng dụng phổ biến nhất là trong trang trí nhà cửa.
Cây vạn niên thanh sống lâu có năm thân khá cứng và xuất hiện nhiều vòng. Cây trồng văn phòng thường có chiều cao từ 40-100 cm, còn cây để bàn có chiều cao khoảng 15-35 cm.
Nhiều người rất thường hay nhầm lẫn cây vạn niên thanh và cây trầu bà, thậm chí cứ ngỡ chúng là cùng 1 loại nhưng khác về cách gọi. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ hơn, thì cây trầu bà được gọi với tên khác là vạn niên thanh leo; ở dạng thân leo, mềm, không cứng cáp như vạn niên thanh dạng thân đứng.
Cần lưu ý rằng, vạn niên thanh không phải là vạn thiên thanh. Hai loại cây này có tên gọi rất dễ gây nhầm lẫn nhưng thực chất có đặc tính vô cùng khác nhau. Vạn thiên thanh là loài cây không nên trồng trong nhà còn vạn niên thanh thì ngược lại, có thể trồng linh hoạt nhiều vị trí. Nếu như vạn thiên thanh với những tán lá to có thể làm suy yếu năng lượng dương thì vạn niên thạnh lại được cho là tốt với gia chủ.
Cây vạn niên thanh có hoa không? Câu trả lời là có nhưng sẽ xuất hiện vào lúc thời tiết mát mẻ. Hoa vạn niên thành có màu trắng hoặc trắng xanh, mọc đơn lẻ. Trong khi đó, quả của vạn niên thanh lại ít người biết đến, dạng mọng nước và trông khá giống với quả quất.
Cây vạn niên thanh có độc không?
Đây có lẽ là sự băn khoăn của nhiều người bởi vạn niên thanh được đặt ở trong nhà khá phổ biến. Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất, đặc biệt nhà có trẻ em hoặc nuôi thú cưng, chính là cây vạn niên thanh có độc không, có gây chết người hay không?
Tương tự như cây phát tài, vạn niên thanh có chứa một số độc tố gây hại với con người nếu lỡ ăn hoặc nuốt phải. Nếu chẳng may nuốt phải sẽ xuất hiện một số triệu chứng như tê môi, nóng rát họng, tiêu chảy, buồn nôn,... Nhựa cây vạn niên thanh dính vào da cũng gây ngứa, nặng hơn là đau rát. Trường hợp này có thể xử lý bằng cách rửa nước ấm, nước muối loãng hoặc dùng máy sấy hơ trên vùng da bị dính phải.
Có nhiều tin đồn cho rằng, vạn niên thanh gây chết người nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự thật không phải như vậy. Ông Nguyễn Nguyên Cương – Giám đốc Trung tâm Giáo dục & Truyền thông Môi trường trong một bài phỏng vấn đã xác nhận rằng, calcium oxalate là chất chính trong cây gây ra kích ứng, phân bố trong các bộ phận của cây và chủ yếu trên lá. Tuy nhiên, mức độ của chất này chỉ ở mức vừa phải, nếu chẳng may tiếp xúc phải thì chỉ có triệu chứng nhẹ kể trên, không thể gây ảnh hưởng tới tính mạng. Nhưng những gia đình có trẻ nhỏ phải thật lưu ý, đôi khi không phát hiện kịp thời có thể khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn.
Tác dụng của cây vạn niên thanh
Tác dụng rõ nét nhất phải nhắc đến chính là khả năng thay đổi không gian sống, đó cũng chính là lý do vì sao chúng xuất hiện ở rất nhiều gia đình. Chỉ một chậu vạn niên thanh cũng đủ để khiến căn phòng trở nên bừng sáng và tươi mát hơn.
Bên cạnh đó, dưới góc nhìn về mặt khoa học, vạn niên thanh được xem như những “máy lọc không khí mini” giúp cho không gian xung quanh trong lành, tốt cho sức khỏe hơn. Vạn niên thanh còn hấp thụ bức xạ không tốt từ máy tính, lò vi sóng, wifi,… rất phù hợp với những gia đình, không gian sử dụng nhiều thiết bị điện tử. Đặc biệt, theo nhiều bài báo khoa học thì vạn niên thanh còn có khả năng kiểm soát sự lây lan của tế bào ung thư. Vạn niên thanh là loài cây rất có ích đối với sức khỏe con người.
Chưa bàn đến những ý nghĩa về phong thủy, cây vạn niên thanh để bàn, phòng ngủ hay phòng khách cũng đủ để giúp chủ nhân nâng cao khả năng tập trung, giảm căng thẳng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vạn niên thanh còn có tác dụng trong y học, xuất hiện ở nhiều bài thuốc thanh nhiệt, bạch cầu, lợi tiểu hay cầm máu.
Ý nghĩa phong thủy của cây vạn niên thanh
Vạn niên thanh ngoài việc trang trí, làm đẹp cho không gian còn là món quà tặng ý nghĩa trong các dịp quan trọng như khánh thành, tân gia, khai trương, sinh nhật, năm mới,... Bởi lẽ, loài cây này mang hình ảnh của những điều tốt đẹp nhất. Vạn niên thanh là cây phong thủy giúp gia chủ thu hút tài tộc, chiêu dụ vận may, mang đến niềm tin về sự thịnh vượng, sung túc. Ngoài ra, chúng cũng là biểu tượng cho một gia đình hạnh phúc, êm ấm.
Vạn niên thanh nếu đặt trong phòng làm việc có thể vừa lọc không khí, lại hóa giải các luồng sát khí, đặc biệt là kích hoạt, thúc đẩy sao Tứ lục (sao chủ về thi cử), sẽ mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng và cát tường trên con đường học vấn, công danh.
Nếu đặt cây vạn niên thanh ở phòng khách, nó sẽ là cây cảnh phong thủy giúp hút tài vận; mang lại sự bền vững, chắc chắn trong sự nghiệp của gia chủ. Đây là lựa chọn lý tưởng với những ai khởi nghiệp, hoặc mong muốn sự nghiệp vững chắc.
Đặc biệt, trong phong thủy, khi cây vạn niên thanh ra hoa, người ta tin rằng đây chính là điềm báo của sự tốt lành và may mắn, tiền tài sẽ gõ cửa nhà vào tương lai không xa.
Cây vạn niên thanh hợp với tuổi, mệnh nào?
Việc xem xét dựa trên tuổi và mệnh là một trong những nguyên tắc cực kỳ quan trọng khi chọn hoặc trồng cây phong thủy. Vậy cây vạn niên thanh phù hợp với những người có tuổi hay mệnh như thế nào?
Thứ nhất, nếu xét về tuổi thì trong 12 con giáp, người tuổi Thìn hợp nhất với cây vạn niên thành. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho ý chí, nỗ lực không ngừng vươn lên của người tuổi Thìn. Bố trí một cây vạn niên thanh trong nhà sẽ giúp người tuổi này thêm vững tâm lý, nhiều điều thuận lợi, hanh thông, sung túc và thịnh vượng trên nhiều khía cạnh.
Thứ hai, nếu xét về mệnh, vạn niên thanh có thể hợp với tất cả các mệnh nhưng hợp nhất là người mệnh Thổ. Vạn niên thanh giúp cho các mệnh có được sức khỏe dồi dào, tài lộc và nhanh chóng thu hút sự may mắn. Trong khi đó, người mệnh Thổ vốn bản tính ôn hòa, hiền lành, trầm tính, nhưng lại thiếu đi sự quyết đoán. Cây vạn niên thanh giúp cho những người mệnh Thổ hạn chế khuyết điểm này, giúp họ tăng sự tập trung, quyết đoán, mạnh mẽ và độc lập hơn trong các quyết định. Nhờ đó, cuộc sống của họ cũng trở nên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phong thủy vạn niên thanh
Cách trồng cây phong thủy vạn niên thanh
- Trộn đất, chuẩn bị đất trồng: trộn đất với trấu, xơ dừa, hay mùn cưa để tăng độ tơi xốp theo tỉ lệ: đất gấp 2 lần trấu, xơ dừa và phân ủ sẵn.
- Tiếp tục cho vạn niên thanh đã ra rễ vào chậu cây sao cho thấp hơn miệng chậu khoảng từ 3 - 5cm. Tưới nước và chờ cây phát triển.
Phương pháp trồng vạn niên thanh thủy sinh:
- Đổ nước vào khoảng 2/3 bình, thêm vài giọt thủy sinh dinh dưỡng để bổ sung chất cho môi trường phát triển của cây.
- Cho nhánh vạn niên thanh đã ra rễ vào bình nước rồi đặt nơi thoáng mát.
Nhân giống vạn niên thanh bằng phương pháp giâm cành:
- Cắt một khúc cây vạn niên thanh khoảng 12-15cm, cắm trong cát ẩm; sau 4 tuần sẽ thấy từ phần khúc cây đã mọc rễ khoảng chừng 2-3cm.
- Cho đất vào chậu cây sao cho cao hơn chiều cao của bầu cây từ 7-10cm. Sau đó, tưới nước và chờ cây phát triển.
Cách chăm sóc cây vạn niên thanh
Tưới nước cho cây đúng cách
Vì vạn niên thanh là loài không cần quá nhiều nước, do đó, mỗi tuần chỉ nên tưới cây từ 1 - 2 lần. Nếu tưới quá thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng cây bị úng rễ. Ngoài ra, cần sử dụng chậu có khả năng thoát nước tốt. Lúc tưới cũng để ý tưới cả phần lá cây để làm sạch bụi, giúp cây hấp thụ tốt, tránh bị vàng lá.
Đất trồng vạn niên thanh
Loại đất phù hợp nhất cho sự phát triển của cây là đất mùn tơi xốp, có nhiều dưỡng chất song không quá bí bách cho rễ cây. Sau khi trộn đất ở thời điểm trồng hoặc thay chậu, định kỳ nên thay đất khoảng 2 năm 1 lần hoặc phụ thuộc vào tình trạng cây trồng.
Ánh sáng và môi trường cho vạn niên thanh
Vạn niên thanh thuộc nhóm những loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng, có thể sống tốt trong không gian phòng mát mẻ. Tuy nhiên, lưu ý là vẫn cần đặt cây ở nơi thoáng đãng, có ánh sáng vừa phải (hạn chế ánh sáng trực tiếp) để đảm bảo quá trình trao đổi chất của cây. Nên lau lá cây bằng khăn mềm, sạch thường xuyên để cây quang hợp tốt.
Cây phong thủy vạn niên thanh đem đến những tác dụng khoa học và ý nghĩa trong việc cải thiện nguồn năng lượng, tinh thần cho con người. Nếu đang tìm kiếm một loại cây phong thủy vừa có thể trang trí, vừa hút tài lộc và có lợi cho sức khỏe thì vạn niên thanh là gợi ý hàng đầu.
Nguồn: Trần Anh Group
Xem thêm: