Cây phong thủy vạn lộc: đặc điểm, ý nghĩa & cách chăm sóc

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Cây phong thủy vạn lộc hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta, nhất là với những ai quan tâm đến cây cảnh. Loài cây này mang đến nhiều giá trị về thẩm mỹ và ý nghĩa tích cực trong phong thủy.

Cây phong thủy kim tiền, cây trúc bách hợp phong thủy, cây phong thủy vạn niên thanh,... là những cái tên khá phổ biến trong nhóm cây cảnh phong thủy được ưa thích hiện nay. Nhắc đến cây, cây phong thủy vạn lộc cũng là gợi ý không thể bỏ qua. Chúng được xếp vào nhóm cây phong thủy trồng trong nhà và đồng thời cũng là cây phong thủy giúp gia chủ hút tài lộc.

Cùng tìm hiểu xem những đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc loài cây này theo đúng kỹ thuật.

Đặc điểm chung của cây phong thủy vạn lộc

Cây phong thủy vạn lộc, hay còn được biết và gọi với tên khác là cây thiên phú. Tên khoa học của loài cây này là Aglaonema rotundum pink, thuộc họ Ráy - họ thực vật một lá mầm. Cây có xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia, được nhân giống và trồng tại nhiều quốc gia châu Á.

Đặc điểm cây vạn lộc

Điểm nổi bật của cây phong thủy vạn lộc là sự nhỏ gọn, xinh xắn của ngoại hình, vì vậy chúng rất được ưa chuộng để chọn làm cảnh. Cây phong thủy vạn lộc thường được trồng trong chậu sứ hoặc trồng thủy sinh trong chậu thủy tinh, có thể để bàn, trang trí phòng khách hay nơi làm việc.

Ngoài ra, loài cây này cũng làm tốt nhiệm vụ của một cây xanh phong thủy, hấp thụ các chất độc và lọc khói bụi, CO2 có trong không khí, giúp môi trường sống trong lành, an toàn hơn.

Cây phong thủy vạn lộc có độc không?

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được bằng chứng cụ thể nào để chứng minh về việc cây vạn lộc có độc hay không. Tuy nhiên vì là cây thuộc họ Ráy nên có khả năng sẽ gây ngứa khi tiếp xúc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, nên đặt cây ở những vị trí xa tầm với của trẻ nhỏ. Ngoài ra, vạn lộc cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc nếu chẳng may ăn phải. Trong trường hợp dính nhựa cây, có thể rửa bằng nước muối ấm để hạn chế tác hại.

Ý nghĩa của cây phong thủy vạn lộc

Không chỉ xuất phát từ tên gọi mà ngay cả hình dáng, màu sắc của loài cây này cũng mang đến nhiều tầng ý nghĩa về mặt phong thủy khác nhau.

Xét về tên gọi, vạn lộc trong tiếng Hán có “vạn” đại diện cho số lượng rất lớn, từ “lộc” ý chỉ phúc lộc, tiền tài và sự may mắn bất ngờ trong cuộc sống. Tên gọi vạn lộc hàm ý cho sự dồi dào, thịnh vượng và hanh thông. Đặc biệt, những dịp cây phong thủy vạn lộc ra hoa lại càng mang ý nghĩa tốt đẹp hơn, báo hiệu những điều may mắn sắp đến với gia đình.

Cây vạn lộc cũng có khả năng thanh lọc không khí giống cây lưỡi hổ, nhờ đó tạo không gian sạch và thoáng đãng nên được cho là có khả năng trừ tà, ngăn chặn những nguồn năng lượng tiêu cực.
Xét về màu sắc, cây vạn lộc có màu đỏ - màu của sự may mắn và những điềm tốt lành. Đặt cây vạn lộc đỏ ở phòng khách giúp gia chủ thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống, hạn chế vận xui trong kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng có vạn lộc xanh, kết hợp giữa 2 màu xanh trắng làm chủ đạo, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh nhã, xua đuổi những điều không tốt, tái tạo nguồn năng lượng tích cực.

Ý nghĩa phong thủy cây vạn lộc

Cây phong thủy vạn lộc hợp với tuổi nào? Mệnh gì?

Cây phong thủy vạn lộc với màu sắc xen lẫn giữa đỏ hồng, được xếp vào nhóm cây cảnh thuộc hành Hỏa. Vì vậy, người có tuổi thuộc vào mệnh Hỏa hoặc Thổ đều sẽ phù hợp với loài cây này.

Cách trồng và chăm sóc cây phong thủy vạn lộc

Cách trồng cây phong thủy vạn lộc trên đất

  • Lựa chọn loại đất giàu dinh dưỡng và tơi xốp, đảm bảo thoáng khí để trồng cây. Có thể trộn than bùn, mùn, trấu, cát và đất theo tỉ lệ bằng nhau để có hỗn hợp đất tốt nhất cho sự phát triển của cây.
  • Không nên lựa chậu quá nhỏ, sẽ khiến rễ cây bị hạn chế cho quá trình sinh trưởng lâu dài. Nên chọn những chậu có độ cao ít nhất gấp đôi chiều dài của rễ cây và độ rộng bằng tán cây.

Cách trồng cây vạn lộc theo phương pháp thủy sinh

  • Rửa sạch số đất bám quanh rễ sau khi lấy cây ra khỏi đất; thực hiện nhẹ nhàng tránh gây tổn thương cho rễ.
  • Rửa sạch phần thân và lá cây, cắt tỉa các phần cành lá bị hỏng, héo.
  • Để cây ráo nước trước khi cho vào chậu thủy tinh. Có thể trang trí thêm bằng sỏi trắng cho đẹp mắt.

Chăm sóc cây vạn lộc đúng cách

Kỹ thuật chăm sóc cây phong thủy vạn lộc

  • Ánh sáng: là loài cây ưa mát nên cây vạn lộc hạn chế đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, dễ làm héo cây và chết. Những vị trí gần cửa sổ, giếng trời, có ánh sáng nhưng không quá mạnh là điều kiện để cây quang hợp tốt nhất.
  • Trường hợp trồng cây vạn lộc thủy sinh, nên thay nước định kỳ mỗi tuần một lần, nhất là khi nước bị chuyển màu. Với cây trồng trên đất thì quan trọng nhất là độ tơi xốp và thoát nước của đất.
  • Trừ sâu, bệnh: Cây vạn lộc là loài thân thảo nên dễ nhiễm những bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra như thối lá, phấn trắng hoặc sâu hại. Nên thường xuyên bắt sâu, loại bỏ cành lá bị bệnh trước khi chúng lây lan.

Cây phong thủy vạn lộc là loài cây vừa có tính thẩm mỹ vừa giàu ý nghĩa về phong thủy, hỗ trợ rất nhiều cho gia chủ trên phương diện sức khỏe và tài lộc.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: