Cây phong thủy trong nhà & lưu ý để tránh vận xui

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Cây phong thủy trong nhà mang lại tính thẩm mỹ cho không gian, làm nhiệm vụ trang trí và thu hút năng lượng tích cực. Tuy nhiên việc lựa chọn, bài trí chúng đều phải dựa trên những nguyên tắc vô cùng quan trọng.

Lựa chọn cây cảnh phong thủy để hóa giải nguồn năng lượng xấu, thu hút may mắn, cải thiện tinh thần, sức khỏe đang trở thành sự quan tâm của nhiều người. Nhiều cây xanh phong thủy với vẻ ngoài nhỏ nhắn, xinh xắn còn là món quà tặng thú vị và ý nghĩa. Lối sống xanh, xu hướng hòa quyện cùng thiên nhiên đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong tư duy cho cư dân hiện đại.

Không chỉ xuất hiện dưới dạng những chậu cây cảnh lớn, được uốn tạo hình tỉ mỉ như trước đây, giới “chơi” cây cảnh, cụ thể là cây phong thủy còn ưa thích một sự lựa chọn khác là những loại cây có kích thước vừa phải và sống được ở môi trường mát mẻ, quy trình chăm sóc không quá cầu kỳ. Điều này đánh dấu sự lên ngôi của cây phong thủy trong nhà.

Cây phong thủy trong nhà mang tới sự thay đổi đáng kể cho không gian sống, bất kể là được đặt ở vị trí và mang chức năng, ý nghĩa nào. Nếu muốn chọn được cây phong thủy đẹp hoặc trồng cây phong thủy để trong nhà đảm bảo được cùng lúc yếu tố thẩm mỹ và tính an toàn, đừng bỏ lỡ bài viết này.

Ý nghĩa cây phong thủy trong nhà

Cũng tương tự như các loại cây cảnh phong thủy khác, cây phong thủy đặt trong nhà mang ý nghĩa mang lại bầu không khí trong lành, mát mẻ, hấp thụ khí độc, tạo ra nguồn năng lượng sống tươi mới, tích cực cho mọi người.

Ngoài ra, cây phong thủy trồng trong nhà vốn đa dạng về lựa chọn nên mỗi cây sẽ mang một ý nghĩa riêng về phong thủy như: may mắn cho công danh, sự nghiệp, may mắn về tài lộc, trừ tà mà, đem lại sự bình yên, tĩnh lặng, cây phong thủy giúp gia chủ hút tài lộc,... Tùy vào sở thích, tuổi - mệnh của chủ nhân để lựa chọn cây phong thủy phù hợp, phát huy tối ưu ý nghĩa tích cực của chúng.

Cây phong thủy trồng trong nhà

Những nguyên tắc “sống còn” khi trồng cây phong thủy trong nhà

Ngoài là một loại cây xanh với các chức năng như thông thường, yếu tố phong thủy bắt buộc gia chủ phải xem xét, cân nhắc việc lựa chọn loại cây, bố trí cách sắp xếp để đạt được mục đích là cải thiện trường năng lượng cho không gian. Nếu trồng sai, chỉ một chi tiết nhỏ thôi cũng có thể mang vận xui vào nhà, thậm chí là gây nguy hiểm cho những người sinh sống trong đó.

Điều nên làm với cây xanh phong thủy trong nhà

Đối với cây phong thủy trong nhà, nên đặt ở cửa sổ nằm hướng Đông. Đây là hướng đón nắng tốt nhất, hỗ trợ quá trình sinh trưởng của cây. Ngoài ra, hướng Đông cũng là nơi mang đến nguồn năng lượng phong thủy cực kỳ tốt.

  • Nên chọn những cây có dáng tròn xinh, đầy đặn và viên mãn, có màu sắc tươi tắn, đậm nét, chúng sẽ mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho người sở hữu.
  • Phân loại cây theo đặc điểm sinh trưởng: Ngoài ra, cũng nên lưu ý, các loại cây có tính dương cần ánh sáng nếu trồng ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, chúng sẽ phát triển yếu ớt, khó ra hoa kết trái và dễ chết. Trong khi đó, loại cây có tính âm hơn như hoa hồng, cúc, thược dược, đỗ quyên… có thể đặt ở trong nhà hay nơi bóng râm.
  • Cân đối số lượng cây trồng ở các khu vực trong nhà: mục đích chính của trồng cây phong thủy trong nhà là giúp cân bằng, giữ hòa khí cho gia đình; ngôi nhà có cây xanh sẽ cân bằng âm dương ngũ hành, mang lại vận khí tốt cho không gian. Tránh trồng quá nhiều các loại cây phong thủy trong nhà. Mặc dù có nhiều lợi ích là thế nhưng vẫn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Khi đêm xuống, cây trồng thải ra khí cacbonic không tốt cho hệ hô hấp. Vì vậy, chỉ nên trồng cây phong thủy với số lượng vừa đủ để trang trí và tăng sự thị vượng. Còn lại, nên bố trí ở khu vực sân vườn nếu thực sự yêu thích.
  • Khi bạn trồng cây ở các khu vực như trước hiên nhà, sân vườn thì tránh số lượng đơn lẻ 1 cây. Tốt nhất là nên trồng theo cặp, hoặc trồng số lẻ nhưng phải lớn hơn 1. như trồng 3, 5, 7 cây. Các số lẻ (trừ số 1) mang ý nghĩa phong thủy tốt; số chẵn thì luôn là đại diện của sự hài hòa, cân đối.
  • Nên học tập kỹ thuật chăm sóc cây đối với cây phong thủy hoặc bất kỳ loại cây cảnh nào nói chung, trước khi có ý định mang về nhà và sử dụng sự sinh trưởng của chúng nhằm thu hút năng lượng tốt. Với cây phong thủy trồng trong nhà, nếu không nắm rõ đặc tính và kỹ thuật dễ dẫn đến việc chúng bị thiếu nước, thiếu sáng hoặc ngập úng. Ở những vị trí bàn làm việc, gần giường ngủ,... lại càng tối kị.
  • Vị trí tốt nhất để đặt các chậu cây phong thủy trong nhà nên là các góc phòng khách, góc cuối hành lang, góc phòng ăn, … Cách bố trí này giúp hạn chế sự vướng víu trong quá trình di chuyển, sinh hoạt và tạo ra sự cân bằng cho tổng thể.

Điều không nên làm khi đặt cây phong thủy trong nhà

Theo phong thủy, trước cửa nhà không nên đặt những loại cây có tán lá quá rậm rạp, vừa khiến che khuất tầm nhìn, vừa có cảm giác tối tăm, ngột ngạt, ngăn chặn sự lưu thông không khí và năng lượng. Nếu vẫn muốn đặt những chậu cây tán lớn thì phải thường xuyên tỉa cành, dọn dẹp lá để giữ sự thoáng đãng cho không gian.

Những loại cây có tán dài nhọn, nhìn có vẻ thanh mảnh, gọn gàng nhưng không phải tất cả đều mang ý nghĩa tích cực. Vì vậy, cần tránh chọn chúng, tìm hiểu thật kỹ ý nghĩa, giá trị phong thủy trước khi lựa chọn. Những cây có tính âm như cây họ cát đằng, cây họ quyết không phù hợp để trồng trong nhà; chúng dễ khiến ngôi nhà bạn mang đầy âm khí, không mang lại lợi ích gì.

Các lưu khác đối với cây phong thủy ở trong nhà

Chọn loại cây phù hợp cho ngôi nhà

Nhìn chung, sự xuất hiện của cây xanh, bất kể là có hay không có giá trị về phong thủy thì vẫn luôn tạo ra môi trường sống trong lành, mát mẻ hơn cho gia đình. Khi không gian sống có sự gắn kết chặt chẽ với thiên nhiên, con người ta sẽ thêm phần yêu đời, tinh thần phấn chấn, tràn ngập sự tích cực. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi gia chủ lựa chọn đúng loại cây phù hợp, đảm bảo giá trị thẩm mỹ lẫn yếu tố phong thủy. Gia chủ phải dựa trên điều kiện, nhu cầu thực tế để lựa chọn.

Lấy ví dụ như các căn nhà phố 2 tầng đẹp hiện đại, nhà ống nhỏ hẹp, không gian sinh hoạt bị hạn chế thì diện tích để thiết kế những khu vườn rộng rãi là điều không thể. Vì vậy, phương án tốt nhất vẫn là những loại cây nhỏ, ít tốn công chăm sóc và dễ dàng thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường trong nhà. Thường các gia chủ sẽ lựa chọn những loại cây phong thủy như thiết mộc lan, lô hội (nha đam), ngũ gia bì…

Loại bỏ những cây chết

So với các loại cây trồng ngoài trời thì cây cảnh phong thủy trong nhà có sức ảnh hưởng về thẩm mỹ khá lớn, dễ nhận thấy hơn. Vì vậy, chúng sẽ cần sự chăm chút kỹ lưỡng. Gia chủ phải thường xuyên kiểm tra, nếu cây bị héo hay kém phát triển, phải ngay lập tức tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. Trước hết là xem xét môi trường xung quanh, nếu cần thiết thì thay đổi giống, loại cây.

Không đặt những chậu cây phong thủy trong nhà, trước nhà quá lớn

Ở những vị trí như trước/sau cửa ra vào, trung tâm nhà, nhất định không thể đặt những chậu cây lớn vì sẽ ngăn trở ánh sáng mặt trời, khiến không gian bị thiếu sáng và luân chuyển không khí bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, không ít thiết kế trồng trực tiếp cây xuống nền nhà thay vì trồng trong chậu, về lâu dài, các loại cây to sẽ có rễ ăn sâu, lan rộng làm hỏng nền nhà, di chuyển dễ bị va vấp và rụng lá. Ngay cả những cây to trồng trước sân cũng không tránh khỏi điều này. Dù hợp mệnh, tuổi với gia chủ là yếu tố quan trọng nhưng sự tương thích với diện tích, không gian cũng quan trọng không kém.

Top cây phong thủy trong nhà được ưa thích

Số lượng các lựa chọn đối với cây phong thủy trong nhà hiện nay rất lớn, đủ các kích thước, kiểu dáng và ý nghĩa. Bên cạnh một số loại khá phổ biến, được ưa thích rộng rãi trong bài viết về cây xanh phong thủy, như: lưỡi hổ, kim tiền, lan ý, kim ngân, thiết mộc lan,... còn có rất nhiều cái tên khác thích hợp để đặt ở không gian trong nhà, phòng hoặc bàn làm việc.

Cây tiên nhân cầu

Trong phong thủy, tiên nhân cầu là loại cây được xếp vào top đầu những loại thực vật cát tường, có tác dụng hóa sát thị hung, mang tới sự dồi dào và cảm xúc mãnh liệt. Màu xanh của cây đại diện cho sự an toàn, khả năng hấp thụ CO2, nhả ra khí O2 rất tốt cho sức khỏe.

Cây tiên nhân cầu

Tiên nhân cầu thuộc họ xương rồng, có thân hình tròn và nhiều gai; nếu bày ở văn phòng sẽ mang lại tác dụng phòng ngừa tiểu nhân thị phi, chống đỡ những điều xui xẻo, rủi ro trong công việc. Đặc biệt, khi đặt ở bàn làm việc có máy tính, máy in hoặc các máy móc, thiết bị điện tử khác sẽ giúp ngăn ngừa bức xạ, bảo vệ mắt, tinh thần thư giãn hơn; đặc biệt, đối với phụ nữ đang mang thai.

Với nhà cao tầng, tiên nhân cầu để ở ban công giúp trang trí cho không gian, đồng thời làm sạch không khí, ngăn ngừa các nguồn năng lượng xấu. Nếu là một khu vườn nhỏ trong nhà, đan xen chậu tiên nhân cầu sẽ giúp gia tăng sinh khí, thúc đẩy tài lộc nhờ tác dụng chiêu tài và khai tài cực kỳ tốt.

Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ, cây tiên nhân cầu nếu đặt ở phòng ngủ sẽ không phù hợp, dễ đem tới thị phi, bất lợi, tranh cãi cho gia chủ. Điều này được lý giải bởi thân cây có nhiều gai nhọn, ít nhiều không có được sự dung hòa ở những không gian dùng cho việc nghỉ ngơi.

Cây vạn niên thanh

Có thể nhắc đến tên, nhiều người cảm thấy có chút xa lạ nhưng thực tế, đây lại là loại cây phong thủy trong nhà được ứng dụng phổ biến hiện nay bởi đặc thù làm đẹp không gian, thanh lọc không khí và tượng trưng cho “đại cát đại lợi”. Dựa vào đặc tính sinh trưởng của cây có thể thấy, vạn niên thanh là loại thực vật thuộc tính âm, hợp phong thủy và nên được đặt ở vị trí có âm thủy, tốt nhất là đặt cố định không di chuyển quá nhiều.

Cây vạn niên thanh

Điểm đặc biệt của vạn niên thanh là không thể sống ở nơi có quá nhiều ánh sáng mặt trời - gia chủ cần lưu ý đến điều này để chọn vị trí phù hợp cho cây sinh trưởng. Không chỉ có phòng khách, vạn niên thanh cũng rất thích hợp để đặt ở phòng ngủ, có tác dụng cải thiện tình cảm vợ chồng; với người tuổi dần và mão lại càng tương hợp.

Vì là thực vật thuộc ngũ hành Thủy nên người mệnh Thủy nếu trang trí vạn niên thanh trong nhà sẽ có được vận khí rất tốt, mọi việc hanh thông, cầu được ước thấy. Tuy nhiên, vì vậy nên người mệnh Hỏa, mệnh Thổ phải cân nhắc trước khi bài trí loại cây này.

Cây Trúc phú quý

Trúc phú quý là một trong số các loại cây phong thủy để trong nhà được ưa chuộng và đánh giá cao về mặt ý nghĩa. Cách gọi tên của loại cây này gợi liên tưởng đến một câu nói của người xưa ““hoa nở phú quý, trúc báo bình an”. Vì thế, khi trồng loại cây này, gia chủ muốn gửi gắm lời nguyện cầu bình an, chúc phúc.

Cây Trúc phú quý

Trúc phú quý cũng là loại cây dễ trồng, dễ sống, đặt ở vị trí văn xương thì lợi cho công danh, sự nghiệp, việc học tập. Nếu đặt ở vị trí sao cửu tử sẽ rất tốt cho nhân duyên, gia đình hòa hợp, hạnh phúc. Nếu đặt ở bàn làm việc, trúc phú quý làm nhiệm vụ khai vận. Còn khi đặt trong bếp, trên tủ lạnh, nhà vệ sinh,... thì lại có khả năng tiêu trừ sát khí.

Trong trường hợp bàn làm việc, giường ngủ phạm phải thế xà ngang áp đỉnh thì một cây trúc phú quý đặt dưới sàn nhà có thể hóa giải. Khi đặt trên cửa chính sẽ kêu gọi nguồn năng lượng tốt một cách nhanh chóng; đặt ở cầu thang giúp năng lượng lưu chuyển dễ dàng.

Trúc phú quý thu hút tài khí, có lợi cho tài lộc và hỗ trợ tăng cường sự nghiệp, thu hút quý nhân, cực kỳ có lợi cho đường thăng quan tiến chức.

Cần lưu ý, trồng trúc trong đất tuyệt đối không trồng thủy sinh và chăm sóc sao cho cây luôn xanh tốt không bị héo úa thì mới có thể phát huy hết tác dụng phong thủy.

Cây Hạnh phúc

Chỉ thông qua tên gọi cũng đủ thấy sự bình an, nhẹ nhàng, thư thái mà loài cây này mang lại. Hạnh phúc là loại cây rất thích hợp để bài trí ở nơi làm việc, những nơi cần sự yên tĩnh như phòng đọc sách, phòng nghiên cứu, phòng học. Loại cây này đem lại tác dụng an thần tĩnh khí, giúp không gian trở nên trong lành và hỗ trợ công việc suôn sẻ hơn.

Cây hạnh phúc

Nếu đặt cây hạnh phúc ở vị trí phong sương vị, cây sẽ thu hút đáng kể năng lượng vào nhà, nạp khí đồng thời lưu chuyển khí. Nếu nhà có ban công và từ hướng ban công có hình sát như nhà cao tầng, ống khói nhà máy, góc nhà kiến trúc sắc nhọn thì đặt một chậu cây hạnh phúc có thể hóa giải các luồng sát khí này. Để hiệu quả hơn, gia chủ có thể thỉnh kỳ lân, sư tử đồng để trấn trạch và tăng cường hóa sát.

Cây Thạch lựu

Dưới góc nhìn về phong thủy, cây thạch lựu đại diện cho sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống, phúc lộc đầy nhà. Vì vậy, ngoài đặt ở sân vườn, thạch lựu cũng rất thích hợp để đặt ở phòng khách hoặc ban công.

Cây thạch lựu

Thạch lưu có hoa mang sắc thái tươi đẹp, trái lựu tròn, đều, đầy đặn nhiều hạt tượng trưng cho no đủ, đều là những ngụ ý rất tốt. Lựu chín cũng rơi vào trúng mùa trung thu, không khí gia đình càng thêm sum vầy, vui vẻ. Cây thạch lựu rất có lợi cho những gia đình nào có phụ nữ đang mang thai hoặc mong cầu con cháu.

Cây Ngọc ngân

Cây ngọc ngân

Ngọc ngân còn có tên gọi khác là Valentine, chính là loài cây tượng trưng, đại diện cho tình yêu. Với ý nghĩa này, ngọc ngân chắc chắn sẽ là món quà tuyệt vời mà các cặp đôi dành tặng cho nhau. Riêng nếu đặt tại phòng làm việc, phòng khách thì ngọc ngân lại mang ý nghĩa là cây thu hút may mắn và bổng lộc cho gia chủ.

Cây Thanh lan

cây thanh lan

Mặc dù không phát triển tốt như Thiết mộc lan nhưng Thanh lan dưới góc nhìn phong thủy, vẫn là loại cây phong thủy trong nhà được nhiều gia chủ lựa chọn, trang trí cho phòng khách. Nếu các căn phòng bài trí có nhiều ánh sáng và cửa kính hoặc sử dụng điều hòa thường xuyên thì thanh lan tăng cường khả năng làm ẩm, làm mát không khí.

Cây Tài lộc

Cây Tài lộc

Giới văn phòng có lẽ là nhóm khách hàng cực kỳ ưa chuộng loại cây này, nhắc đến tên thôi cũng có thể nhận ra giá trị mà nó mang lại. May mắn và tài lộc chính là điều mà loại cây này thu hút đến cho gia chủ, giúp người sở hữu luôn có tinh thần thoải mái, sáng suốt nhất để đưa ra quyết định chính xác. Hình dáng, kích thước nhỏ xinh, cây tài lộc thích hợp để đặt ở bàn, trang trí những góc nhỏ hoặc làm quà tặng vào các dịp như lễ tết, tân gia, khai trương,...

Trong phong thủy, cây Tài Lộc được người xưa quan niệm rằng sẽ mang lại sự sung túc, sự tinh thông… cho người sở hữu, vif vậy khuyến khích đặt ở bàn.

Cây Phất dụ

Cây phất dụ (hay còn được gọi là tre may mắn, tre phong thủy, cây phát tài) - là một trong những cây phong thủy phổ biến nhất dành cho nhà ở hoặc văn phòng. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều kiểu, loại cây phất dụ khác nhau ở khắp các cửa hàng hoa, cây cảnh.

Cây Phất dụ

Ở Việt Nam, Phất dụ có hơn 20 loài cùng họ, hầu hết đều mang lại may mắn, chiêu dụ tài lộc như đúng tên gọi của chúng. Một số loài tiêu biểu như:

  • Phất dụ xanh: biểu tượng của may mắn;
  • Phất dụ thơm: là cây thiết mộc lan, thơm về đêm;
  • Phất dụ rồng: còn gọi là huyết rồng, có thể dùng làm thuốc chữa bệnh;
  • Phất dụ lá hẹp: còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh;
  • Phất dụ trúc: xua đi vận đen, hay còn gọi là trúc thiết Quan âm…

Việc trồng cây phất dụ trong nhà còn tồn tại khá nhiều tranh cãi, nhiều quan điểm cho rằng lá cây này không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu cho thấy, nếu chỉ dùng một chậu cây nhỏ thì sẽ không ảnh hưởng gì, vẫn có thể tạo ra nguồn năng lượng tích cực. Gia chủ nên trồng hoặc đặt chậu cây phất dụ ở phía Đông Nam, phía Đông ngôi nhà - những khu vực đại diện cho Mộc, có nguồn ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng của cây.

Cây Ngọc bích

Cây Ngọc bích

Ngọc Bích có màu sắc khá nổi bật, long lanh nên mang đến cho không gian sự sinh động, tươi mới. Ngọc bích trong phong thủy đại diện cho tiền tài, may mắn và phúc lộc. Cây Ngọc bích còn được gọi với những cái tên khác, là cây phỉ thúy, cây tình bạn, cây may mắn. Lá cây hình tròn đồng xu, nhỏ xinh tượng trưng cho tiền bạc, màu lá càng xanh mướt như ngọc càng thể hiện sự ấm no, giàu sang.

Màu sắc của cây rất hợp với người mệnh Mộc và nên đặt ở hướng Đông Nam để phát huy tối đa ý nghĩa phong thủy.

Cây phát lộc hoa – cây dứa cảnh

Cây phát lộc hoa – cây dứa cảnh

Dứa cảnh là loại cây phong thủy khá mới trong thời gian gần đây nhưng cũng đã sớm được lòng khá nhiều người. Không chỉ có màu sắc đẹp, Phát lộc hoa (Dứa cảnh) còn giúp không gian tươi mới, thu hút những điều may mắn đến với gia chủ.

Cây Dây nhện

Loài cây có cái tên đặc biệt này còn có tên gọi khác là cây Lan Chi hoặc Lục thảo trổ, Cỏ mệnh môn, Luyến khách…; tên tiếng Anh là Spider Plant.

Cây dây nhện

Dây Nhện là thực vật thân thảo, toàn bộ phần thân bị bao phủ bởi nhiều lớp lá chồng lên nhau. Mặc dù thân ngắn nhưng lá cây lại khá dài, nhọn và tỏa ra xung quanh. Lá cây có viền màu trắng, màu hơi nhạt nhưng cánh lá cứng dù nhìn có vẻ mỏng manh.

Ưu điểm của cây Dây Nhện là có khả năng hấp thụ CO2 và các khí độc vào ban đêm mà không cần ánh sáng nên đây chính là lựa chọn hoàn hảo cho phòng ngủ. Theo thống kê, một cây Dây Nhện, trong vòng 24 giờ đồng hồ có thể làm sạch đến 85% lượng chất Formaldehyde trong phòng ngủ.

Cây Hương đào

Đào kim nhưỡng, cây sim là những tên gọi khác của cây Hương Đào. Loại cây này có tên khoa học là Myrtus communis, thuộc họ đào kim nương, sim; có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Vốn dĩ chúng được trồng để lấy dầu và chỉ mới là giống cây cảnh nổi lên ở nước ta vài năm gần đây.

Cây hương đào

Lá và hoa hương đào tiết ra chất có khả năng kháng khuẩn cao, tiêu diệt nhanh các vi khuẩn tồn tại trong không khí, mang lại sự trong lành. Vì vậy, đây là lựa chọn cây phong thủy thu hút nguồn năng lượng tích cực, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người ốm, bệnh tật, người già. Trong suy nghĩ của một số người, chúng cũng là loại cây mang ý nghĩa thiêng liêng. Hương đào cũng là biểu tượng cho hòa bình, sự vui vẻ, bình yên, tĩnh lặng.

Vì cây có khả năng diệt nấm mốc và hút ẩm trong nhà tốt nên dù đặt trong phòng ngủ cũng không cần quá lo lắng về sức khỏe.

Cây Nguyệt quế

Tên khoa học của Nguyệt quế là Laurus nobilis L., thuộc họ Long não (Lauraceae), nguồn gốc xuất phát từ Đông Âu, vùng Địa Trung Hải. Cây Nguyệt quế được trồng nhiều ở miền Nam nước ta và cũng là loại cây xanh phong thủy trong nhà được ưa chuộng.

Cây Nguyệt quế

Cây nguyệt quế luôn được nhắc đến như một loài cây mang ý nghĩa tượng trưng cho sự chiến thắng và vinh quang. Vòng hoa nguyệt quế luôn là biểu tượng xuất hiện trong các cuộc thi lớn và dành cho người thắng cuộc. Ngoài ra, cây còn mang lại sự may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp, khía cạnh tài lộc cho gia chủ.

Xét về ý nghĩa tâm linh, Nguyệt quế còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những xui xẻo trong cuộc sống. Hương thêm dễ chịu từ loài cây này giúp tinh thần thoải mái, phấn chấn và luôn tươi mới, duy trì được sự tỉnh táo.

Cây phong thủy trong nhà là lựa chọn phổ biến nhưng có những nguyên tắc riêng không hẳn ai cũng biết. Hiểu rõ chúng về cách lựa chọn, chăm sóc, ý nghĩa giúp gia chủ “tân trang” không gian sống của mình theo hướng tích cực, hiệu quả hơn.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: