Cây phong thủy phú quý: top lựa chọn thu hút tài lộc

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Nhắc đến những loài cây mang đến may mắn về tài lộc cho gia chủ, chắc chắn không thể bỏ qua cây phong thủy phú quý.

Tương tự như nhiều loại cây cảnh phong thủy khác, cây phong thủy phú quý cùng với cây phong thủy kim tiền, cây phong thủy lưỡi hổ, cây vạn tuế phong thủy,... là những cái tên được kỳ vọng mang tới sự thay đổi tích cực cho nguồn năng lượng không gian sống.

Cây phú quý

Tuy nhiên, với người đam mê trồng cây phong thủy, bất kỳ cây phong thủy đẹp nào, ngoài yếu tố thẩm mỹ, cũng cần được tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc để đảm bảo duy trì giá trị của cây tốt nhất.

Đặc điểm của cây phong thủy phú quý

Phú quý có tên khoa học là Aglaonema hybrid, được lai tạo ở ở Indonesia vào năm 1982. Ban đầu, cây vốn có màu xanh nhưng được lai giống để có màu đỏ hồng như hiện nay. Cây phú quý và cau phú quý, cây trúc phú quý thủy sinh là 03 loại khác nhau nhưng khá nhiều người nhầm lẫn do tên gọi. Chúng cũng rất hay bị nhầm lẫn với cây phong thủy vạn lộc bởi hình dáng bên ngoài.

  • Cây phú quý là loài thân thảo, cao từ 30 - 70cm, dạng rễ chùm. Cây có tốc độ phân nhánh khá nhanh.
    Lá cây mỏng, phiến lá lớn, bề mặt nhẵn, có các đường viền đỏ hồng trên nền xanh đậm.
  • Theo các chuyên gia, phú quý là loài cây không hề có độc, nên có thể an tâm trồng trong nhà.

Cây trúc phú quý thủy sinh: thân cây có nhiều đốt, màu xanh đậm hoặc vàng nhạt, có lá mọc thành từng chiếc đơn lẻ, dài 10 – 15cm, hình giáo mác, nhọn dần về phía đuôi lá. Còn được gọi với các tên khác như: trúc phất dụ, trúc vạn niên, trúc tiêu, trúc hạnh vân,…

Cây cau phú quý: dạng thân bụi và có thân cây con mọc lên từ phía gốc, có bẹ bao bọc thân.Phiến lá xẻ lông chim màu xanh đậm, mọc thanh mảnh

Về đặc tính sinh trưởng:

  • Cây phú quý là loài không quá thích hợp với ánh sáng mặt trời lớn, vì vậy chúng là loại cây phong thủy trồng trong nhà sẽ rất hoàn hảo.
  • Cây phú quý cũng có môi trường sống rất đa dạng, có thể trồng vào chậu đất hoặc trồng theo phương pháp thủy sinh.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cây phú quý nhưng phần lớn không có tên gọi riêng mà được phân biệt dựa trên màu sắc và hình dạng của lá. Phổ biến nhất là phú quý có lá màu đỏ và màu xanh, đặc điểm của chúng cũng khá tương đồng với nhau.

Tác dụng lớn nhất của cây phú quý phong thủy chính là làm tốt nhiệm vụ của cây xanh, giữ cho bầu không khí trong lành, thoáng đãng, tươi mát và sạch sẽ hơn. Người sở hữu hoặc làm việc trong không gian có cây phú quý sẽ cảm thấy thoải mái về tinh thần, giảm tình trạng căng thẳng, đau đầu,...

Ý nghĩa của cây phong thủy phú quý

Chỉ cần nghe qua tên cũng đủ để biết ý nghĩa mà loài cây này mang lại là gì. Cả hai từ phú và quý đều mang những ý nghĩa tốt đẹp, hướng đến sự thịnh vượng, giàu sang, sung túc, quý phái. Vì vậy, cây phong thủy phú quý chính là biểu tượng của tài lộc, tiền tài và sự sang trọng.

Màu đỏ của cây cũng là màu sắc của sự may mắn, hòa quyện cùng màu xanh tạo nên sự trang nhã, tinh tế, thu hút lòng hoan hỉ và vận khí cho đường tài lộc, công danh,... Đặc biệt, khi cây phú quý nở hoa cũng chính là thời điểm làm ăn cực kỳ vượng phát.

Về màu sắc, cây phú quý rất thích hợp với những người mệnh hỏa, chúng giúp người mệnh này gặp nhiều may mắn và thành công trong công việc cũng như đời sống, kiềm hãm bớt sự bốc đồng, nóng nảy trong tính cách. Tuy nhiên, người mệnh Hỏa sẽ không hợp với cây phú quý trồng dạng thủy sinh. Ngoài ra, người mệnh Thổ cũng khá hợp với cây này trên đường tài lộc.

Trong 12 con giáp thì cây phú quý hợp nhất với tuổi Dậu bởi màu sắc của cây gợi liên tưởng đến con gà trống. Người tuổi Dậu cũng sẽ thu hút không ít năng lượng tích cực nếu trồng cây phú quý.

Cây phú quý trồng thủy sinh

Cách trồng cây phong thủy phú quý

Cách trồng cây phú quý thủy sinh

  • Sau khi tách bụi và cây ra rễ, nhổ cây lên, rửa sạch đất, loại bỏ rễ hư thối rồi cho vào chậu nước để trồng theo kiểu thủy sinh.
  • Nước để trồng cây Phú quý nên có độ pH từ 6.0 – 6.8, hòa thêm dung dịch dinh dưỡng để đảm bảo môi trường cho cây phát triển tốt, mỗi 2 tuần nên thay nước và vệ sinh chậu một lần.

Cách trồng cây phú quý trong chậu

  • Lựa chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt.
  • Đào một lỗ vừa để đặt cây con vào và lấp kín đất. Nếu trồng cây trong chậu, nên đục lỗ ở giữa đáy chậu nhằm đảm bảo khả năng thoát nước.
  • Tưới nước định kỳ cho cây bằng phương pháp phun sương.
  • Nếu đặt cây trong nhà thì nên thỉnh thoảng tắm nắng cho cây vào buổi sáng từ 1 đến 2 tiếng. Tránh mang cây ra ánh nắng gay gắt vì sẽ gây nguy cơ cháy lá.
  • Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển tốt là từ 18 đến 30 độ C.

Cây phong thủy phú quý là loại cây an toàn, dễ trồng, dễ chăm sóc, kích thước nhỏ gọn, rất thích hợp để trồng làm cảnh trong nhà, bàn làm việc hoặc văn phòng. Một chút thay đổi nhỏ không gian cũng đủ để giúp bạn cảm thấy thoải mái và thu hút vận may hơn.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: