Điểm danh 10 cây phong thủy lọc không khí hiệu quá nhất

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Không chỉ mang giá trị về phong thủy, nhiều cây phong thủy lọc không khí có tác động rất tốt đối với sức khỏe.

Ngày nay, mục đích trồng cây phong thủy khá đa dạng. Không chỉ chú trọng vào giá trị thẩm mỹ hay giá trị phong thủy. Dựa vào đặc tính của từng loại mà cây phong thủy còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Nếu như các loại cây như: phát tài, phát lộc, kim ngân, kim tiền,... được xem là cây phong thủy giúp gia chủ thu hút tài lộc. Hay cây xương rồng, cây cau, cây tre, cây đào, cây lưỡi hổ,... là cây phong thủy xua đuổi tà ma. Thì cây phong thủy lọc không khí tốt không thể bỏ sót danh sách sau đây:

Cây dây nhện

Được đánh giá rất cao về khả năng lọc khí, cây dây nhện có thể hấp thụ nhanh các chất độc từ không khí như Carbon monoxide, Formaldehyde, xăng và Styrene.

Theo nghiên cứu, chỉ cần một chậu cây dây nhện nhỏ là đủ để làm sạch không khí trong không gian 200m2. Vì vậy, đây có thể xem là cây phong thủy đẹp mang giá trị cao về sức khỏe cho chủ nhân.

Cây phong thủy lọc khí - 1

Cây lưỡi hổ

Vào ban đêm, cây lưỡi hổ có khả năng chuyển đổi khí CO2 thành oxy rất hiệu quả. Vì vậy, loài cây này rất được chuộng khi đặt trong phòng ngủ, giúp ngủ sâu và ngon hơn.

Đối với không gian lớn như phòng khách, nên trồng 6 - 8 cây lưỡi hổ để phát huy tốt nhất hiệu quả lọc khí.

Cây phong thủy lọc khí - 2

Cây trầu bà đế vương

Được đánh giá rất cao về khả năng lọc khí, cây trầu bà đế vương có thể lọc hiệu quả formaldehyde và các hóa chất độc hại khác từ không khí.

Cây dễ sinh trường trong môi trường ánh sáng yếu nên thích hợp với trồng trong nhà. Chỉ cần tưới 1 tuần/lần và 1 - 2 tuần cho cây phơi nắng 1 lần.

Cây phong thủy lọc khí - 3

Cây nha đam (lô hội)

Nổi bật với khả năng hấp thụ tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm, trồng cây nha đam làm phong thủy trong nhà rất được chuộng, đặc biệt khi đặt trong phòng ngủ hoặc phòng làm việc thiếu sáng.

Bên cạnh đó, cây nha đam còn có công dụng làm mát, làm thuốc chữa bệnh. Khi trồng nha đam, nên chú ý vào những đốm nâu trên thân cây để biết được mức độ ô nhiễm trong gia đình đang ở cấp độ nào và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Cây phong thủy lọc khí - 4

Cây vạn thanh niên

Cây vạn thanh niên có khả năng thanh lọc benzen và formaldehyde hiệu quả. Là cây rất dễ trồng, có thể sinh trưởng tốt trong môi trường ít ánh sáng nên thường được chọn làm cây cảnh trong nhà hoặc nơi làm việc.

Cây phong thủy lọc khí - 5

Cây huyết dụ (cây phất dụ mảnh)

Cây huyết dụ có khả năng lọc các loại khí xylene, trichloroethylene, formaldehyde vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu, và chống thấm. Những căn nhà mới xây, thường sẽ trồng cây huyết dụ ở các phòng để lọc không khí.

Loài cây này dễ trồng, chỉ cần tưới nước và tắm nắng 1 lần/tuần là có thể phát triển tốt.

Cây phong thủy lọc khí - 6

Cây ngũ gia bì

Ngoài ý nghĩa mang lại sự may mắn và bình an cho gia chủ. Cây ngũ gia bì còn có tác dụng chữa bệnh, giúp an thần, ngủ ngon. Trồng cây này trong nhà, các phòng thiết sáng có thể đuổi muỗi và thanh lọc không khí rất tốt.

Cây phong thủy lọc khí - 7

Cây thường xuân

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cây thường xuân có thể xem là bộ máy lọc không khí cực kỳ hiệu quả. Trong vòng 6 giờ, cây sẽ loại bỏ tới 58% phân tử nấm mốc và 60% các chất độc trong không khí.

Loài cây này rất dễ trồng, phát triển nhanh và khá đẹp, nên nhiều gia đình thường dùng làm cây phong thủy phòng khách hoặc cây phong thủy phòng ngủ để làm sạch và làm mát không gian.

Cây phong thủy lọc khí - 8

Cây tuyết tùng

Tên gọi khác của loại cây này là cây bách Nhật Bản. Được trồng như một loại bonsai trong nhiều gia đình tại Việt Nam. Cây tuyết tùng có khả năng giúp không khí trong nhà tươi mát, cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn.

Nếu sử dụng trong phòng ngủ hoặc cây phong thủy để bàn làm việc, cây còn giúp giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Cây phong thủy lọc khí - 9

Khi lựa chọn cây phong thủy lọc không khí nên cân nhắc dựa vào vị trí đặt để. Nếu để trong phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách hay phòng làm việc đều sẽ có một vài loại được đánh giá tốt hơn. Ngoài ra, nên cân đối kích thước, số lượng cây so với không gian và lưu ý cách chăm sóc, không để cây bị héo, chết dẫn đến phản tác dụng và không tốt cho vận khí.

>>>> Xem thêm: