Toàn tập những điều cần biết về cây ngâu phong thủy

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Cây ngâu phong thủy là loại cây gì? Ý nghĩa ra sao? Kỹ thuật trồng và chăm sóc loài cây này có khó hay không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Cây ngâu phong thủy, cây phong thủy kim tiền, cây phong thủy vạn lộc, cây phong thủy lưỡi hổ,... là những cái tên được nhắc đến khi đề cập về vấn đề các loại cây cảnh phong thủy. Thực tế, trồng cây phong thủy vốn còn đa dạng hơn rất nhiều với hàng chục gợi ý cây phong thủy đẹp khác nhau. Mỗi loài cây, sự xuất hiện của chúng đều đi cùng với những ý nghĩa và giá trị riêng biệt. Càng tìm hiểu, càng nghiên cứu, con người càng bất ngờ về chúng. Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà không gian sống, làm việc sẽ ngày một thú vị hơn.

cây ngâu phong thủy

Quay trở lại với cây ngâu phong thủy, có lẽ nhiều người đã nghe đến tên nhưng việc trồng và ứng dụng chúng vào đời sống thì chưa hẳn đã là số đông. Xét về phương diện phong thủy, để trồng hoặc bài trí, gia chủ thường phải tìm hiểu rất kỹ trước khi quyết định. Cây ngâu cũng không ngoại lệ, chúng cũng có những đặc trưng và lưu ý riêng cần cân nhắc.

Tìm hiểu tổng quan về đặc điểm cây ngâu phong thủy

Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Cây có tên khoa học là Aglaia duperreana, là cây bụi nhỏ thuộc chi Gội, họ Xoan. Loài cây này theo các nghiên cứu, có nguồn gốc từ những khu rừng thưa hoặc cây bụi ở vùng núi của Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam,...

Hiện nay, tại Việt Nam, cây ngâu không chỉ trồng với mục đích làm cảnh như trang trí sân vườn, đường phố, công viên, vỉa hè,... mà còn có thể trồng ở trong nhà để không gian thêm phần sinh động, tăng cường sắc xanh, cải thiện nguồn năng lượng.

Đặc điểm hình thái của cây ngâu phong thủy:

  • Cây ngâu thuộc loại thân gỗ, mọc thành bụi có chiều cao từ 1 – 3m, các tán lá tròn.
  • Lá ngâu có dạng kép hình lông chim dài 5 – 12.5 cm, đầu lá tròn với các lá chét mọc xen kẽ nhau, thông thường có 3, 5 hoặc 7 lá chét có hình trứng cho đến hình elip dài 7.5 – 10cm, thường mọc sum suê ở trên ngọn.
  • Rễ cây là loại rễ cọc khỏe, ăn sâu vào đất.
  • Hoa cây ngâu có màu vàng, kích thước nhỏ chỉ khoảng 2mm, mỗi chùm gồm nhiều bông hoa kết thành dài từ 5 – 10cm. Hoa ngâu thường mọc ẩn dưới các tán lá của cây và đặc biệt có mùi hương thơm nồng nàn lan tỏa; nở vào khoảng tháng 4 – tháng 9 và sau những cơn mưa rào là thời điểm hoa nở rộ nhất. Đặc biệt, hoa ngâu chỉ cho mùi thơm vào ban ngày, về đêm gần như là không có mùi.
  • Ưu điểm lớn là cây ngâu có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chúng là loại cây ưa ánh sáng và ưa đất ẩm.
  • Trái ngâu có hình trứng, khi chín chuyển sang màu cam. Cây rất hiếm khi đậu quả.

Đặc điểm, công dụng của cây ngâu

Công dụng, giá trị của cây ngâu

Cây ngâu xét về tính ứng dụng mang đến rất nhiều giá trị thiết thực cho đời sống hàng ngày.

Là loại cây mang lại giá trị kinh tế và thẩm mỹ

Nhờ vào hình dáng trang trọng, mùi thơm thanh thoát, cây ngâu là loài cây gắn bó khá sâu sắc với đời sống của người Việt, chúng trồng nhiều ở sân vườn, các công trình văn hóa tín ngưỡng. Bên cạnh đó, hoa ngâu cùng với các loài như hoa mộc, hoa sói là một trong ba loài hoa gắn liền với nghệ thuật thưởng trà, ngoài ra còn được lựa chọn làm hoa cúng, hoặc ướp vào quần áo tạo hương thơm.

Trong kiến trúc hiện đại, cây ngâu chiếm ưu thế trong số những lựa chọn cho việc kiến tạo cảnh quan, trang trí khuôn viên sống. Ngoài ra, hoa ngâu vào thời điểm chín còn được phơi sấy để dành dùng ướp trà, không kém cạnh hoa nhài, hoa sen.

Chính vì những điều này là cây ngâu được rất nhiều người lựa chọn, tìm mua với số lượng không hề ít. Chỉ một loài cây nhưng có giá trị thay đổi không gian sống đáng kể, cả người kinh doanh lẫn người trồng đều có lợi.

Công dụng chữa bệnh dưới góc nhìn y học

Theo Y học cổ truyền, hoa ngâu có vị cay ngọt, hiệu quả trong việc giải rượu, giải uất kết, làm sạch phổi, giúp đầu óc thư giãn, tỉnh táo, sáng mắt, ngưng phiền khát, điều trị ho hen và váng đầu, chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, nhọt độc, vàng da, hen suyễn, bế kinh, cao huyết áp, bị thương tích do vấp ngã…

Người dân Trung Quốc sử dụng hoa, lá và rễ cây ngâu như một loài thuốc bổ. Cành và lá chủ về trị nhiễm trùng, sưng độc, thấp khớp. Riêng lá còn dùng nấu để trị bệnh ghẻ,... Còn ở Philippine, người dân dùng nước sắc từ rễ và lá ngâu để làm thuốc bổ, nước sắc từ hoa là một thức uống giải nhiệt , rất tốt cho người đang bị sốt.

Một số bài thuốc từ cây ngâu

  • Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Sử dụng khoảng 10g hoa ngâu, 30g hoa cúc và cho vào hãm cùng với nước sôi khoảng 10p. Người bệnh uống trong ngày, ngày uống 3 lần vào sáng – trưa – tối. Uống liên tục trong khoảng 15 ngày đến khi bệnh giảm.
  • Chữa chứng bế kinh: Sử dụng 10g hoa ngâu và 5g rượu. Cho các nguyên liệu vào bình rượu và cho vào nồi nấu cách thủy cho đến khi hoa chín nhừ thì đổ ra cốc. Uống vào lúc trước khi đi ngủ, sử dụng trong khoảng 5 ngày để thấy công dụng.
  • Chữa đau nhức xương khớp: Sử dụng 20g lá ngâu, 10g cốt toái cổ, 20g dây đau xương, 10g ké đầu ngựa. Cho tất cả nguyên liệu vào nước ấm để đun, cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 200ml. Uống 3 lần/ngày.
  • Hỗ trợ giảm căng thẳng: sử dụng hoa cây ngâu tròn để làm trà uống hằng ngày đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bởi hương thơm dịu nhẹ, thanh thoát.
  • Chữa sưng đau, bầm tím do ngã: Hoa ngâu, lá ngâu mỗi thứ 50g. Gộp chung cả hai thứ, cho 700ml nước, đun nhỏ lửa cô thành cao. Mỗi lần dùng, bôi một ít cao này lên vải mỏng đắp vào chỗ vết thương sưng đau, 2 giờ thay băng một lần, ngày 2 lần. Đắp đến khi vết thương giảm sưng đau. Hoặc cành lá ngâu, lá xuyên tâm liên, lá dâm bụt mỗi thứ 1 nắm nhỏ, giã nát đắp vào vết thương, 2 giờ thay băng 1 lần, ngày đắp 2 lần.
  • Giải rượu: Sử dụng 10g hoa ngâu, 10g hoa sắn dây vào rồi rót nước sôi nóng già vào ngâm uống.

Ý nghĩa của cây ngâu phong thủy

Dưới góc nhìn về phong thủy, cây ngâu được xem như một chiếc bình phong chấn thủy của ngôi nhà. Trồng cây ngâu trong nhà mang lại sự cân bằng năng lượng cho các mệnh, xua đuổi tà ma và thu hút những điều may mắn đến với gia chủ.

Ngoài ra, hình ảnh cành lá xum xuê, sức sống dồi dào cũng là biểu tượng của tài lộc, sung túc, gắn bó và đoàn kết giữa các thành viên.

Ở góc nhìn khác, khi nhắc đến cây ngâu là gợi nhớ về câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ. Chính vì vậy mà loài cây này còn là tượng trưng của tình yêu, sự thủy chung và khát vọng tự do trong tình cảm đôi lứa.

Hoa ngâu có tính thẩm mỹ cao

Nên trồng cây ngâu ở đâu là hợp lý nhất?

Theo nhiều quan điểm thì cây ngâu trồng trước nhà được xem là hợp lý nhất vì những lý do như sau:

  • Làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, bắt gặp ngay cái nhìn đầu tiên.
  • Tạo nên môi trường xanh xung quanh khuôn viên sống và đem đến không khí trong lành, thoáng mát.
  • Thanh lọc không khí, xua đuổi côn trùng, giúp tâm hồn thư thái, thoải mái hơn. Cây hoa ngâu vốn có khả năng lọc không khí khá tốt, giảm lượng khí thải có hại trong môi trường.
  • Là điểm khởi nguồn cho mọi may mắn, hanh thông, tiếp nhận nguồn năng lượng tích cực, hạn chế những điều chẳng lành và ngăn chặn tà khí.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa ngâu

Nhân giống cây ngâu

Cây có thể được nhân giống bằng 3 cách chính: trồng bằng gieo hạt, giâm cành hoặc chiết cành. Tuy nhiên, vì thuộc loại đơn tính khác gốc nên cần phải thụ tinh mới có thể tạo quả khá mất thời gian nên phần lớn người ta thường dùng phương pháp nhân giống chiết cành.

Để nhân giống cây hoa ngâu bằng phương pháp chiết cành, nên thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: chọn cây mẹ trưởng thành, không bị sâu bệnh hại, dáng có tán lá đẹp. Cành giống cũng không nên chọn loại quá già hay quá non, chọn những cành khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh để đảm bảo yêu cầu.
  • Bước 2: Sau khi cắt cành chiết, tiến hành loại bỏ lớp vỏ phía ngoài khoảng 2 – 3cm (tùy vào độ to của cành chiết), sau đó cạo sạch rồi quấn bùn rơm và dùng giấy bóng bọc lại.
  • Bước 3: Tưới nước cho cây, sau khoảng 1 tháng là cây ra rễ thì có thể cắt cành giống rồi bỏ lớp ni lông bọc ngoài để trồng xuống đất cho cây phát triển thành cây giống thì có thể đem trồng trong chậu.

Cành chiết sau khi nhân giống xong thì nên đem ra luống để phát triển thành cây giống, sau đó có thể đem trồng trong chậu.

Đất trồng

Điều kiện để cây sinh trưởng tốt là chọn loại đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Đây chính là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất, tạo tiền đề phát triển lâu dài cho cây.

Tưới nước

Cây non khi mới trồng chỉ cần giữ đất ẩm với mục đích kích thích ra rễ. Sau từ 3 - 6 tháng, khi cây đã phát triển thì duy trì tưới từ 1 - 2 lần/tuần cho cây, tùy vào điều kiện thời tiết.

Ánh sáng

Là loài cây ưa sáng và có thể sống trong điều kiện nắng bán phần nên cây ngâu có thể trồng ở những nơi ít ánh sáng chiếu vào. Đa phần là cây có kích thước lớn nên được trồng ngoài trời. Riêng cây dạng bonsai hay ngâu tàu đặt ở trong nhà cần chú ý tới tỷ lệ chiếu sáng, thường xuyên cho cây ra ngoài tắm nắng vào buổi sáng để cây ra hoa và phát triển tốt.

Tỉa cành

Tỉa cành để giữ cho dáng cây ngâu bonsai được tròn đẹp đồng thời kích thích cành nhanh ra hơn.

Dinh dưỡng

Trước khi trồng thì bạn đã rải một lớp phân lót để kích thích cây sinh trưởng tốt hơn. Sau khoảng 3 – 6 tháng, có thể sử dụng phân NPK để bón cho cây. Tùy vào tình hình thực tế để điều chỉnh lượng phân bón cho cây phù hợp. Để cây ra nhiều hoa vào đúng dịp thì phải bón phân trước khoảng thời gian nở hoa từ 1– 2 tháng.

Phòng ngừa sâu bệnh

Cây ngâu vẫn có thể bị các loại sâu bệnh tấn công: rệp, bọ rầy, sâu đục thân,… dù thuộc nhóm khá dễ để chăm sóc. Vì vậy, quá trình chăm sóc cần chú ý để phun thuốc phòng ngừa. Tuy nhiên, khi cây ra hoa mà phát hiện sâu bệnh thì nên hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu bởi sẽ hưởng đến hoa và mùi hương của cây.

Cây ngâu phong thủy là một trong những lựa chọn cây xanh phong thủy rất đáng cân nhắc. Tính ứng dụng và ý nghĩa phong thủy của chúng thích hợp cho nhiều môi trường, điều kiện và không gian sống khác nhau.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: