Cây mù u trong phong thủy & ý nghĩa ít ai ngờ đến

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Tên gọi mù u mang đến cảm giác về sự xấu xí, tối tăm. Chúng không phải là loài thực vật lạ lẫm với nhiều người nhưng ít ai ngờ rằng cây mù u trong phong thủy lại ẩn chứa nhiều hàm ý tinh tế.

Cây mù u thường được biết đến là loài trồng lấy gỗ, ép dầu và một số công dụng khác đối với đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, đây cũng là một trong các loại cây phong thủy, phần lớn biểu tượng đến từ hình ảnh những bông hoa của cây và dáng cây. Chúng có vẻ thích hợp cho các khuôn viên rộng hơn là cây phong thủy đặt trong nhà như cây phong thủy vạn lộc, cây phong thủy lưỡi hổ, cây phong thủy đại phú gia,...

Nếu gia chủ quan tâm đến các loại cây phong thủy đẹp, có kích thước và hình dáng lớn, bên cạnh hoa giấy phong thủy, cây chay phong thủy, cây ngâu phong thủy thì có thể cân nhắc cây mù u.

Bài viết này sẽ mang đến cái nhìn tổng quan nhất về cây mù u trong phong thủy cũng như các đặc điểm, công dụng khác mà chúng mang lại cho con người.

Đặc điểm hình thái, sinh trưởng của cây mù u

Mù u thuộc họ Cồng, có nguồn gốc từ Đông Phi, bờ biển Nam Ấn Độ đến Malesia và Úc. Ngày nay, cây được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới, nhiều nhất trên đảo Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, cây mù u mọc hoang ở khắp nơi và được người dân ở Quảng Ninh, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Quảng Bình, Bình Thuận, Bà Rịa,... trồng khá phổ biến.

Đặc điểm cây mù u

Đặc điểm hình thái

  • Mùa u là loài cây to, chiều cao khoảng từ 20 - 25m, cành thấp và tán rộng. Cành non màu lục, tròn, nhẵn, khi về già cành càng chuyển sang màu nâu.
  • Lá mọc đối, phiến lá dày và tương đối cứng, dài khoảng 10–17cm, rộng 5–8cm, đầu tù, mép nguyên, cuống lá dày và dẹt. Hai mặt lá đều nhẵn, mặt trên màu lục bóng, gân phụ rất nhiều và song song.
  • Hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, màu trắng, kích thước khá to, rộng chừng 25mm. Hoa có 4 cánh, có mùi thơm.
  • Quả hạch, hình cầu, vỏ ngoài mỏng, vỏ trong dày, nhân cứng màu xanh, khá tròn, đường kính từ 2 - 3cm. Quả mù u khi chín sẽ chuyển sang màu vàng hoặc đỏ nâu. Hạt thường chứa dầu, màu vàng lục.

Đặc điểm sinh trưởng

  • Cây ra hoa nhiều mỗi năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.
  • Cây mù u có khả năng sống được trên khá nhiều loại đất khác nhau
  • Cây có thể mọc dọc theo các bờ kênh, rạch cao

Công dụng của cây mù u

Xét về công dụng của cây mù u, có thể nhắc đến 3 ưu điểm lớn, gồm: lấy gỗ, tạo cảnh quan và làm dược liệu chữa bệnh.

Gỗ mù u

Trong bảng phân loại, gỗ mù u được xếp vào nhóm VI - Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt tấn công, cong vênh, thường dễ chế biến; được xếp cùng các loại gỗ như: Bứa lá thuôn, Bạch đàn liễu, Bạch đàn trắng, Chẹo tía, Chiêu liêu, Bạch đàn chanh, Cáng lò, Bạch đàn đỏ,...

Đặc điểm của gỗ mù u là mịn, thẳng, tương đối chắc, hương gỗ thơm, tạo cảm giác dễ chịu.

Nhờ đó, gỗ mù u được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất, rất thích hợp để đóng giường, bàn, tủ,... Loại gỗ này rất bền, ít bị mối mọt, đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài.

Ngoài ra, mù u còn được dùng làm thớt, chày giã gạo, hay làm khuôn ép bún hoặc dùng trong xây dựng và làm thuyền. Người dân tại các đảo Thái Bình Dương dùng gỗ từ cây mù u để đóng tiền.

Giá của gỗ mù u trên thị trường thường khoảng 1.800.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn và tầm 2.000.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m. Với gốc mù u 60 năm tuổi sẽ có trị giá 1,2 tỷ đồng,...

Mù u giúp cải thiện cảnh quan

Mù u rất thích hợp để trồng ở những nơi có khuôn viên lớn như công viên, đường phố,... Hàng mù u rợp bóng mát là chỗ dừng chân, hoa và lá đẹp tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan.

Hoa của cây mù u

Chữa bệnh bằng cây mù u

Dầu mù u thô, rất sánh, và màu xanh lục sẫm, vị đắng; được dùng để trị ghẻ lở, vết bỏng, hay các bệnh ngoài da. Dầu ép từ hạt cũng được sử dụng trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da và tóc.

Ngoài ra, trong mù u còn chứa các thành phần hóa học:

  • Nhân hạt chứa 50,2-73% dầu; vỏ hạt chứa (-+) leucocyanidin,
  • Vỏ cây chứa 11,9% tanin, acid hữu cơ, saponin triterpen, phytosterol, tinh dầu, coumarin.
  • Mủ của quả có một phần không tan trong cồn gồm các glycerid, và phần tan trong cồn chứa tinh dầu, nhựa và các lacton phức hợp (dẫn xuất coumarin): calophyllolid, mophyllolid, acid calophyllic.

Một số bài thuốc từ cây mù u

  • Đau dạ dày: 20g bột vỏ mù u, 14g bột cam thảo, 1g bột quế, tá dược vừa đủ. Các vị thuốc trên đem làm thành 100 viên. Mỗi lần uống 4 viên với tần suất 2 lần/ngày.
  • Viêm răng thối loét: Nhựa mù u cùng với bột hoàng đơn đem trộn đều rồi bôi liên tục vào chân răng để ức chế tình trạng viêm.
  • Đau xương khớp do phong thấp, chấn thương, thận hư: 40g rễ mù u cho vào ấm sắc chung với 1 thăng nước. Đun trên lửa nhỏ trong 30 phút, 3 lần uống trong ngày, dùng với liều 1 thang/ngày.
  • Chảy máu răng, tụt lợi: rễ mù u cùng với rễ câu kỷ với lượng bằng nhau, sắc lấy nước. Dùng nước ngậm nhiều lần trong ngày.
  • Mụn nhọt, ghẻ lở: hạt mù u giã nhỏ và 1 ít vôi, cho thêm ít nước đun sôi để nguội làm thuốc bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương.

Cây mù u trong phong thủy

Ý nghĩa của cây mù u trong phong thủy thường dựa trên thế cây. Hình dáng kiên cố, vững chãi của loài cây này tượng trưng cho sự che chở, bao bọc. Ngoài ra, hoa mù u cũng là loài hoa mang nhiều ý nghĩa, không kém gì hoa hồng, hoa hướng dương, hoa baby,...

  • Biểu tượng cho mối tình thời trẻ tươi đẹp, bày tỏ tình cảm thầm thương trộm nhớ với người nhận.
  • Gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ tuy ngây dại, khốn khó nhưng hạnh phúc êm đềm.
  • Ý nghĩa vẹn tròn lứa đôi. Hoa mù ù được kết thành đôi bông tai trắng muốt ngày cưới và người mẹ sẽ trao cho con gái, hy vọng con có hạnh phúc tròn đầy.

Có lẽ sẽ hiếm người biết được ý nghĩa cây mù u trong phong thủy cũng như những ứng dụng thiết thực trong đời sống. Loài cây này dễ trồng, dễ sống, mang lại giá trị kinh tế cũng như các giá trị tinh thần khác.

Nguồn: Trần Anh Group

Xem thêm: